I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
TUẦN 3 Tiết 6 Ngày soạn: 7/9/2015 Ngày dạy: 7/9 đến 13/9/2015 Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm quang hợp. - Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật. - Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp. - Liệt kê được các sắc tố quang hợp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ : - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hình 8.1, 8.2, SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: + Trình bày quá trình chuyển hóa nitơ trong đất. + Trình bày quá trình cố định nitơ phân tử. + Thế nào là bón phân hợp lí. 3. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung Gv: hình 8.1 Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm quang hợp đã học ở lớp 10. Gv: gọi học sinh lên bảng viết phương trình quang hợp tổng quát. Gv: dựa trên hiểu biết của em hãy nêu vai trò của quang hợp đối với sự sống trên tái đất. Gv: cây xanh có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất, con người cần có ý thức bảo vệ và phát triển rừng theo hướng hợp lí. Gv: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây xanh, tại sao? Gv: hình 8.2 Gv: hình thái của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp như thế nào? Gv: trong tế bào, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ? Gv: treo tranh cấu tạo lục lạp. Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo lục lạp. Gv: cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp như thế nào? Gv: dựa vào thông tin SGK, hãy nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp. Gv: vì sao lá có màu xanh? Hs: lá có màu xanh là do lá có nhiều diệp lục. Các tia sáng lục không được diệp lục của lá hấp thụ phản chiếu vào mắt ta và ta thấy lá có màu lục (xanh). I. Khái quát về quang hợp ở thực vật 1. Khái niệm - Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trowifddax được diệp lục hấp thujddeer tổng hợp cacbohiddrat và giải phóng oxi từ khí cacbônic và nước. - Phương trình tổng quát: 2. Vai trò của quang hợp - Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất. - Biến đổi và tích lũy năng lượng (năng lượng vật lí thành năng lượng hóa học. - Hấp thụ và thải điều hòa không khí. II. Lá là cơ quan quang hợp 1. Hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp + Phiến lá : Erộng: tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng. Emỏng: thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra dễ dàng. + trên lớp biểu bì dưới, mô xốp chứa nhiều khí khổng: giúp khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. + dưới lớp biểu bì trên , mô giậu chứa nhiều lục lạp: trực tiếp hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng. + Hệ gân lá: dẫn nước và muối khoáng đến các tế bào để thực hiện quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến nơi cần.... 2. Lục lạp là bào quan quang hợp - Màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp (nơi xảy ra các phản ứng của pha sáng). - Xoang tilacôit chứa là bể chứa H+ là nơi diễn ra phản ứng quang phân li nước, tổng hợp ATP. - Chất nền chứa các enzim tham gia các phản ứng tối... 3. Hệ sắc tố quang hợp - Thành phần của hệ sắc tố: bao gồm diệp lục, carôtenôit,... - Vai trò của hệ sắc tố: + Chất diệp lục : hấp thụ và chuyển hoá năng lượng quang năng thành hoá năng trong ATP và NADPH. + Carôtenôit (carôten và xantophin): hấp thụ và chuyển năng lượng quang năng cho diệp lục theo sơ đồ: carôtenôit ® diệp lục b ® diệp lục a ® diệp lục a trung tâm. * Lưu ý: chỉ diệp lục a (P680 và P700) ở trung tâm phảm ứng mới trực tiếp tham gia vào chuyển hoá năng lượng. 4. Củng cố: bài tập SGK.
Tài liệu đính kèm: