Giáo án Sinh học 6 - Chương 1: Tế bào thực vật - Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật - Tạ Yên Trang - Trường THCS Nguyễn Văn Linh

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

 - HS biết: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước khác nhau; Nêu được khái niệm mô. Kể tên các loại mô chính của thực vật

 - HS hiểu: Thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của các thành phần.

 1.2. Kỹ năng:

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về hình dạng kích thướt,cấu tạo của tế bào,các loại mô.

 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm

 - Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp

 1.3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

 - GDHN:Lĩnh vực sản xuất và ngành nghề liên quan:Thực vật học, công nghệ nuôi cấy mô-tế bào

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương 1: Tế bào thực vật - Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật - Tạ Yên Trang - Trường THCS Nguyễn Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
Bài 5-Tiết 6
Tuần dạy: 3	
Ngày dạy: 4.9.2014
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức: 
 - HS biết: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước khác nhau; Nêu được khái niệm mô. Kể tên các loại mô chính của thực vật
 - HS hiểu: Thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của các thành phần. 
 1.2. Kỹ năng:
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về hình dạng kích thướt,cấu tạo của tế bào,các loại mô.
 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
 - Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
 1.3. Thái độ:	
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
 - GDHN:Lĩnh vực sản xuất và ngành nghề liên quan:Thực vật học, công nghệ nuôi cấy mô-tế bào
2.TRỌNG TÂM: Cấu tạo tế bào
 Mô
3.CHUẨN BỊ:	
 3.1. Giáo viên:
	Tranh cấu tạo tế bào thực vật
 3.2. Học sinh:
 Quan sát trước hình dạng các loại tế bào thực vật (rễ, thân, lá).
	Tìm hiểu các thành phần chính của một tế bào.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	Kiểm diện học sinh.
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào cà chua với tế bào vảy hành ? (10đ)
	Giống: Là những cấu trúc rất nhỏ, xếp sát nhau .
	Khác: Tế bào vảy hành có nhiều cạnh (hình đa giác). Tế bào thịt quả cà chua có hình trứng .
 Câu 2. Trình bày các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào cà chua ? (8đ).
	Trải phẳng lớp tế bào biểu bì lên bản kính. Thực hiện đúng thao tác. Dùng giấy thấm hút nước, đặt lên kính quan sát.
 Câu 3: Các bộ phận của TV đều được cấu tao bằng gì? (2đ)
 Đều cĩ cấu tạo là tế bào
 4.3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV: Như ta đã biết tế bào vảy hành có nhiều cạnh, là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có phải tất cả thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vảy hành không ?
HS:Lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng và kích thước tế bào:
MT: Biết được tế bào thực vật có hình dạng và kích thước khác nhau.
KN: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về hình dạng kích thướt tế bào.
- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu mục 1/SGK để trả lời câu hỏi: Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá ?
HS: Quan sát hình 7.2 đến 7.3 lát cắt ngang của rễ, thân, lá trả lời câu hỏi.
HS: Cấu tạo bằng nhiều tế bào.
GV: Em có nhận xét gì về hình dạng của tế bào ?
HS: Có nhiều hình dạng (hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sợi).
GV: Qua hình 7.1 trong cùng cơ quan, tế bào có giống nhau không ?
HS: Có sự khác nhau.
GV: Thân cây gồm các loại tế bào biểu bì thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột.
GV: Dựa vào thông tin ở bảng SGK nhận xét về kích thước các loại tế bào thực vật ?
HS: Kích thước nhỏ như tế bào mô phân sinh, vẩy hành; tế bào khá lớn như tế bào tép bưởi, cà chua.
GV: Cho HS rút ra KL:Tế bào có cấu tạo như thế nào ?
HS: Rút ra KL về kích thướt hình dạng tế bào
Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo tế bào :
MT: Kể tên các thành phần chủ yếu của tế bào và nêu được chức năng của các thành phần. 
KN:Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu về cấu tạo của tế bào.
 -Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
GV: Treo tranh sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn (4p), xác định các bộ phận của tế bào và nêu chức năng của từng bộ phận.
HS: Qua thảo luận xác định được trên hình vẽ các thành phần của tế bào và nêu được chức năng của từng thành phần như SGK.
GV: Vì sao những tế bào thịt lá có màu xanh ?
HS: Có lục lạp chứa diệp lục.
GV: Nhờ có lục lạp chứa diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp mà thực vật có khả năng tổng hợp nên chất hữu cơ.
* Giáo dục : Không bẻ cành, hái lá, chặt phá thân cây, làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mô 
MT: Nêu được khái niệm mô, đặc điểm của các tế bào họp thành mô. Kể tên các loại mô chính của thực vật.
KN: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát tranh vẽ khi tìm hiểu các loại mô.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 7.5/SGK, thảo luận nhóm nhỏ”Khăn trải bàn” (3p) trả lời:
 Em có nhận xét gì về cấu tạo, hình dạng các tế bào trong cùng một loại mô, các loại mô khác nhau ?
HS: Các nhóm thảo luận và đại diện báo cáo: Các tế bào trong cùng một mô thì giống nhau, các mô khác nhau có các tế bào khác nhau.
GV: Qua đó, yêu cầu HS cho biết tiếp:
Các tế bào hợïp thành mô thì giống nhau về những đặc điểm gì ?
HS: Hình dạng, cấu tạo, nguồn gốc và chức năng.
GV: Vậy mô là gì ? cho VD ?
HS:Rút ra KL về mô.
* GDHN:Nghiên cứu về cấu tạo tế bào có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực sản xuất và ngành nghề liên quan:Thực vật học,công nghệ nuôi cấy mô-tế bào.
I. Hình dạng và kích thước tế bào
Cơ thể thực vật cấu tạo bằng tế bào. Tế bào có hình dạng, kích thước khác nhau. (hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sợi,...).
II. Cấu tạo tế bào:
Tế bào thực vật gồm các thành phần sau:
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: Bao bọc chất tế bào.
- Chất tế bào: Chứa các bào quan như: Lục lạp.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Không bào: Chứa dịch tế bào.
III. Mô:
 Mô là một nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng.
VD: Mô phân sinh, mô mềm, mô nâng đỡ....
4.4. Câu hỏi,bài tập củng cố :
 Câu 1. Hãy dùng các từ: Màng tế bào, chất tế bào, không bào, nhân, điền vào chỗ trống cho thích hợp:
........ .bao bọc ngoài chất tế bào.
..........là chất keo lỏng chứa các bào quan. Tại đây là nơi diễn ra hoạt động sống của tế bào.
..........cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
.............chứa dịch tế bào.
 Câu 2. Trò chơi giải ô chữ:
Thực vật.
Nhân tế bào.
Không bào.
Màng sinh chất.
Chất tế bào.
 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
 * Đối với bài học ở tiết học này:
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục em có biết ?
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:“Sự lớn lên và phân chia tế bào.”.
	- Quan sát hình 8.1 – 8.2, nhận xét sự thay đổi hình dạng tế bào khi lớn lên và phân chia.
	- Tìm hiểu trước câu hỏi thảo luận.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Cấu tạo tế bào thực vật - Tạ Yên Trang - Trường THCS Nguyễn Văn Linh.doc