Giáo án Sinh học 6 - Chương I: Các thí nghiệm của men đen

1. Kiến thức

- HS biết:

+ Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học

 + Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học

 + Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền học của MenĐen

 + Nêu được các thí nghiệm của MenĐen và rút ra nhận xét.

 + phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập

- HS hiểu:

+ Ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập

+ Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.

+ Ứng dụng của quy luật phân li trong đời sống và sản xuất.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương I: Các thí nghiệm của men đen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
MỤC TIÊU CHUNG
Kiến thức
 HS biết: 
+ Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học
 + Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học
	+ Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền học của MenĐen
	+ Nêu được các thí nghiệm của MenĐen và rút ra nhận xét.
	+ phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
HS hiểu:
+ Ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập
+ Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.
+ Ứng dụng của quy luật phân li trong đời sống và sản xuất.
Kĩ năng
HS thực hiện được: Vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả của Menđen
HS thực hiện thành thạo:
+ Viết sơ đồ lai
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
Thái độ
- Thói quen : Yêu thích khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học
- Tính cách : Tập trung trong học tập, yêu thích môn học.
Tuần 1 
Tiết :1 
Ngàydạy : 
CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
BÀI 1 : MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức 
- HĐ 2:
 + HS biết : Trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- HĐ 3:
 HS biết: + Giới thiệu Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học
	 + Nêu được phương pháp nghiên cưú di truyền của Men đen
	 + Nêu được các thí nghiệm của MenĐen và rút ra nhận xét.
 HS hiểu: + Hiểu và ghi nhớ 1 số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
	 + Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích thế hệ lai của MenĐen.
1.2. Kỹ năng
- HS thực hiện thành thạo: kĩ năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy, phân tích so sánh.
1.3. Thái độ
- Thói quen: Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học
- Tính cách: Tập trung trong học tập, yêu thích môn học.
 2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Di truyền học
- MenĐen – người đặt nền móng cho Di truyền học
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Tranh H1.2 các cặp tính trạng trong thí nghiệm của MenĐen
3.2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu SGK
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
9A3...............................................................
9A4...............................................................
4.2. Kiểm tra miệng
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 (1p): Vào bài: Tại sao con người sinh ra có 1 số đặc điểm giống bố mẹ và cũng có những đặc điểm khác với bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình. Để giải thích điều đó bài học hôm nay ta tìm hiểu 
Hoạt động 2 (10p): Di truyền học.
Mục tiêu: Hiểu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học.
- GV: Y/C học sinh tìm hiểu thông tin mục I và hoàn thiện bài tập lệnh SGK(T5):
? Liên hệ với bản thân mình có những đặc điểm giống và khác bố mẹ.
- HS: dựa vào thực tế trình bày bài tập, bổ sung
- GV giải thích và cho ví dụ minh họa: 
+ Đặc điểm giống bố mẹ: Hiện tượng di truyền
+ Đặc điểm khác bố mẹ: Hiện tượng biến dị.
Vd : 
? Thế nào là di truyền và biến dị.
- HS thảo luận nhóm 2 phút trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
GV : vậy di truên2 và biến dị có mối quan hệ gì với nhau
GV giải thích: Biến dị và di truyền có những biểu hiện mâu thuẩn nhau, nhưng là 2 hiện tượng song song của cùng một quá trình quá trình sinh sản.
- GV: di truyền học là gì ( mục đích của DTH)? ( DT học là một ngành sinh học nghiên cứu về tính biến dị và tính di truyền của sinh vật)
- HS đọc thông tin 8 dòng cuối của mục 1- SGK trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học
? DTH nghiến cứu những vấn đề gì về biến dị và di truyến ( nhiệm vụ ) ?
- HS trả lời : DTH nghiên cứu cơ ở vật chất, cơ chế và các quy luật của hiện tượng Dt và BD
?Trong thực tế DT hoc có ý nghĩa như thế nào ?
MR : trong chọn giống DTH giúp định hướng các phương pháp , trình tự và các nhân tố cần tác động để tạo giống mới , cải biến tính Dt của vật nuôi cây trồng
Trong y hoc giúp chuẩn đón , phòng ngừa một số tật, bệnh hiểm nghèo liên quan đến hiện tượng DT
- GV: Ai là người đặt nền móng cho di truyền học ?
Hoạt động 3 (15p): Menđen- Người đặc nền móng cho di truyền học.
Mục tiêu: Hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen- phương pháp phân tích các thế hệ lai.
GV giới thiệu tiểu sử của Menđen, tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của Menđen.
- GV: thời của Men đen có nhiều nhà khoa học nghiên cứu DT nhưng thất bại 
? Men đen thành công trong nghiên cứu DT nhờ phương pháp nghiên cứu độc đáo , sáng tạo nào?
- HS quan sát H1.2 và nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi :
? Đối tượng nào Men đen sử dụng để nghiên cứu di truyền học ? ( Đậu Hà Lan)
? Phương pháp phân tích giống lai của Men đen được tiến hành như thế nào ?
HS : đọc thông tin SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
MR : Tại sao Men đen tiến hành TN trên đậu Hà lan? Những định luật của men đen có thể tiến hành trên những sinh vật khác không ?
(Men đen tiến hành TN trên đậu hà lan vì khả năng thụ phấn nghiêm ngặc của nó , đặc điểm này của đậu hà lan tọa thuân lợi cho Men đen trong quá trình ng/c ca1 đặc điểm Dt của thế hệ con lai từ một cặp bố mẹ ban đầu; bên cạnh đó đậu hà lan dễ gieo trồng cũng tạo thuận lợi cho ng/ c
? Men đen làm thế nào để tạo ra các cây thuần chủng về cặp tính trạng đem lai ? 
( cho các cây có tính trạng đang nghiên cứu tự thụ phấn hoặc giao phấn qua nhiều thế hệ , nếu tính trạng này không phân tính ở đời con thì tính trạng này thuần chủng
Dùng phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần chủng)
- GV Y/C học sinh quan sát hình 1.2 cho biết:
? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.
( trơn- nhăn, vàng- xanh, xám trắng)
Hoạt động 4 (10p): Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.
- GV Y/C học sinh nghiên cứu thông tin " tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản của DT và nêu thí dụ minh họa 
 + Tính trạng.
 + Cặp tính trạng tương phản.
 + Nhân tố di truyền.
 + Giống thuần chủng
Hs đọc SGK, trả lời câu hỏi rút ra kết luận về các thuật ngữ
MR : Tại sao Men đen chọn cặp tính trạng tương phản để nghiên cứu ?
(để dễ theo dõi sự DT các tính trạng ở các thế hệ lai)
I. Di truyền học.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết (đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm đã có ở bố mẹ )
 BD và DT là hai hiện tượng song song, gắn liền với sinh sản
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học
II. Men đen người đặt nền móng cho di truyền học
* Phương pháp nghiên cứu của Men đen : PP phân tích các thế hệ lai
- Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu
- Tạo dòng thuần
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra được các qui luật di truyền
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
Thuật ngữ 
- Tính trạng: là những đặc điểm cụ thể về hình thái( hình dạng, màu sắc), cấu tạo, sinh lí của một cơ thể
- Cặp tính trạng tương phản ( đối lập ): là hai tính trạng khác nhau của cùng một l tính trạng biểu hiện trái ngược nhau.
- Gen: là nhân tố di truyền quy định một hoặc một số tính trạng của sinh vật
- Dòng (giống): thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước
2. Các kí hiệu
+ P là cặp bố mẹ xuất phát (thuần chủng)
+ G là giao tử :
+ F là thế hệ con
+ Phép lai :x
4.4. Tổng kết
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1: Trình bày đối tượng , nội dung và ý nghĩa của DTH ?
Câu 2:Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?.
Câu 3: Hãy lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm" căp tính trạng tương phản"?
Câu 4: Cho cà chua quả tròn tự thụ phấn với cà chua quả bầu dục thu được đời con toàn cà chua quả tròn . Cho các cây cà chua quả tròn thu được giao phấn với nhau thu được cả cà chua quả tròn và cà chua quả bầu dục. Chọn lấy các cây cà chau quả bầu dục rồi cho giao phấn với nhau, theo dõi liên tục một số đời, thấy chỉ xuất hiện cà chua quả bầu dục.
TN trên nghiên cứ sự DT của những tính trạng nào ?
Kể tên các tính trạng của các cây cà chua được mô tả trong bài . Yếu tố quyết định tính trạng đó gọi là gì ?
Chỉ ra cặp tính trạng tương phản trong phép lai trên?
Tập hợp các cây cà chua nào trong số các cây cà chua được mô tả trong TN trên được gọi là dòng thuần chủng ?
. Viết sơ đồ tóm tăt TN trên, trong đó có sử dụng các kí hiệu DTH thích hợp
TL : sơ đồ tóm tắt TN 
P: Cà chua quả tròn ( ) X cà chua quả bầu dục ( )
F1 : toàn là cà chua quả tròn
F1 x F1 : cà chua quả tròn X cà chua quả tròn
F2 : cà chua quả tròn và cà chua quả bầu dục
 * cà chua quả bầu dục X cà chua quả bầu dục
F : cà chua quả bầu dục 
-ĐT :nghiên cứu tính DT và BD tất cả các sinh vật, và cả con người ; 
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền có vai trò quan trọng trong y học, chọn giống đặc biệt là trong công nghệ sinh học
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc 1 số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự DT của từng cặp tính trạng đó ở con cháu.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra được các qui luật di truyền
VD: trơn- nhăn, xoăn- thẳng
Hình dạng quả
Quả bầu dục, quả tròn. Yếu tố quyết định tính trạng gọi là gen
Cho thụ phấn cây cà chua quả bầu dục - cây cà chua quả tròn
Tập hợp nhóm cây cà chua quả bầu dục
4.5. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này: + Nắm kiến thức : nội dung và ý nghĩa của DTH ; Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích ; các thuật ngữ, ki hiệu
 + Trả lời câu hỏi số 4 / SGk /7
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Đọc và nghiên cứ kĩ nội dung bài “ lai một cặp tính trạng” ở các nội dung ( tóm tắt và giải thích kết quả TN của Men đen, nội dung định luật phân li)
	 + Kẻ bảng 2 (T8) vào vở
PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Menden_va_Di_truyen_hoc.doc