Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 12: Biến dạng của rễ

I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:

1. Kiến thức.

- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng

- Nêu được: 4 loại rễ biến dạng

2. Kĩ năng

- Nhận dạng được một số rễ biến dạng thường gặp

- Vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng quan sát trên hình, hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên

 * Các kĩ năng sống:

- Kĩ năng hợp tác nhóm để sưu tấm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ)

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau

- Kĩ năng tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. GV : Bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng

 2. HS : Chuẩn bị : củ sắn, cà rốt, trầu không.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 8108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 12: Biến dạng của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 6	 Ngày soạn: 20.9.2012
 Tiết PPCT: 11 Ngày dạy: 26.9.2012
Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Chuẩn kiến thức – kĩ năng:
1. Kiến thức.
- Phân biệt được các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng
- Nêu được: 4 loại rễ biến dạng
2. Kĩ năng 
- Nhận dạng được một số rễ biến dạng thường gặp
- Vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng quan sát trên hình, hoạt động nhóm
3. Thái độ 
- Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên
 * Các kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác nhóm để sưu tấm mẫu vật và phân tích mẫu vật (các loại rễ)
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các loại rễ với nhau
- Kĩ năng tự tin và quản lí thời gian khi thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 1. GV : Bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng
 2. HS : Chuẩn bị : củ sắn, cà rốt, trầu không...
III. Phương pháp: quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
IV. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( )
* Câu hỏi : - Em hãy cho biết nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển như thế nào vào cây ?
 - Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ?
* Đáp án : - Từ lông hút vỏ mạch gỗ của rễ, thân, lá
 - Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây 
3. Dạy bài mới: ()
 - Có mấy loại rễ chính? Là những loại rễ nào?
 - Có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm
- Ở một số loại cây ngoài chức năng chính là hút nước và muối khoáng rễ còn có những chức năng khác nên hình dạng của rễ có nhiều thay đổi để thực hiện một chức năng riêng được gọi là rễ biến dạng ... 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Một số loại rễ biến dạng.
- GV: Kiểm tra mẫu vật chuẩn bị của học sinh
- HS. Đặt mẫu lên bàn, quan sát và xếp thành từng nhóm dựa vào đặc điểm hình thái, màu sắc, cách mọc của từng loại rễ
- GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu mấy loại rễ biến dạng thường gặp, đó là những loại rễ biến dạng nào ?
- HS: trả lời
- GV yêu cầu HS úp SGK
- GV cho HS quan sát tranh kết hợp với mẫu vật và yêu cầu HS xác định từng tên mẩu vật, đặc điểm và thuộc loại rễ biến dạng nào?
- Củ sắn, cà rốt ...ở dưới đất hay trên mặt đất? (Ở dưới đất).
- Cây trầu không rễ phụ mọc ở dưới mặt đất hay trên mặt đất, mọc ra từ phần nào của cây? (Rễ mọc trên mặt đất, trên thân)
- Quan sát H 12.1. Rễ cây bụt mọc có đặc điểm gì? (Rễ mọc ngược lên trên mặt đất)
G. Ngoài cây bụt mọc ra còn có cây bần, cây mắm thường sống nơi ngập mặn hay vùng đầm lầy. Những nơi này nước thiếu oxi nên rễ khó hô hấp nên có nhiều rễ mọc ngược lên trên mặt đất để hấp thụ oxi cung cấp cho các phần rễ ngập dưới đất lầy ...
- Quan sát dây tơ hồng, tầm gửi xem có rễ hay không? (có).
- Tại sao chúng vẫn bám vào cây khác sống được? (Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào cành hoặc thân cây chủ)
GV. Ngoài 4 loại rễ biến dạng trên trong thực tế còn có nhiều loại rễ biến dạng khác như rễ chống, rễ không khí
GV. Treo bảng phụ -> yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (5’), hoàn thành bảng cột chức năng đối với cây,
- HS: thảo luận nhóm hoàn thành bảng
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá thông báo đáp án đúng
* Một số loại rễ biến dạng.
TT
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
1
Rễ củ
Cải củ, cà rốt, sắn
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ cho cây ra hoa, tạo quả
2
Rễ móc
Cây trầu không, hồ tiêu
Rễ phụ mọc ra từ thân cành trên mặt đất, móc vào trụ bám
Giúp cây leo lên
3
Rễ thở
Bụt mọc, bần
Sống trong điều kiện thiếu không khí rễ mọc trên mặt đất
Lấy oxi cung cấp cho các phần dưới đất
4
Giác mút
Tơ hồng, tầm gửi
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy thức ăn từ cây chủ
- GV: có mấy loại rễ biến dạng qua bài này, chức năng của rễ biến dạng đối với cây ? 
- HS trả lời và ghi nội dung bài học.
- Cho HS quan sát H.12.1 Đọc những câu dưới đây, hãy điền tiếp:
- Cây sắn có rễ....(củ) - Cây trầu không có rễ..(móc)
- Cây bụt mọc có rễ..(thở) - Cây tầm gửi có rễ..(giác mút).
- Tại sao phải thu hoạch các loại cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
- Vì khi cây ra hoa, tạo quả chất dinh dưỡng trong củ giảm củ xốp, teo nhỏ, chất lượng, khối lượng đều bị giảm.
- Em có những biệt pháp nào giúp cây trầu không nhận được nhiều ánh sáng? (làm giàn, cậm trụ cho cây leo lên...)
- Cây bụt mọc sống nơi đầm lầy, ven sông, như vây cây có giúp giữ dất, chống xói mòn không? (có)
* Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK / 42
 - Có 4 loại rễ biến dạng
+ Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả
+ Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên.
+ Rễ thở lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất.
+ Rễ giác mút, lấy thức ăn từ cây chủ.
4. Củng cố ()
* Hãy đánh dấu X vào ô vuông đầu câu trả lời đúng.
A) Rễ cây trầu không, cây hồ tiêu, cây vạn niên thanh là rễ móc.
B) Rễ cây cải củ, củ su hào, củ của cây khoai tây là rễ củ.
C) Rễ cây mắm, cây bụt mọc, cây bần là rễ thở.
D) Dây tơ hồng, cây tầm gửi có rễ giác mút.
Đáp án: câu A, C, D.
5. Dặn dò: ( )
- Kẻ bảng SGK trang 45.
- Học bài, đọc trước bài: Cấu tạo ngoài của thân.
- Chuẩn bị một đoạn thân cây, quan sát đặc điểm ngoài của cột số loại cây thường gặp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Biến dạng của rễ.doc