Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 12: Biến dạng của rễ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được:

- Nắm được các bộ phận ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Phân biệt được hai loại chồi chồi nách và chồi ngọn.

- Nhận biết và phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng quan sát tranh tìm tòi bộ phận.

3. Thái độ:

- Có thái độ học tập tích cực

- Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, tìm hiểu về thế giới thực vật.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1418Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương II: Rễ - Bài 12: Biến dạng của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ
Tuần 6: 26/09/2011 – 02/10/2011
Ngày dạy: .. Lớp: .
Tiết 
Mục tiêu:
Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được:
Nắm được các bộ phận ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. 
Phân biệt được hai loại chồi chồi nách và chồi ngọn.
Nhận biết và phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò
Kĩ năng:
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng quan sát tranh tìm tòi bộ phận.
Thái độ:
Có thái độ học tập tích cực
Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, tìm hiểu về thế giới thực vật.
Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV:
Phương pháp:
Vấn đáp – tìm tòi 
Hoạt động nhóm
Thuyết trình
Phương tiện:
SGK
Hình 13.1,2,3 SGK phóng to
Bảng phân loại thân cây.
Mẫu vật: cành hồng, cây mồng tơi, cây cải, cây cỏ mần trầu,.
Chuẩn bị của HS:
Đọc bài trước ở nhà
SGKKính lúp cầm tay
Mẫu vật: cành hồng, cây dâm bụt, mồng tơi, rau má,
Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Bài mới:
- Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loaij. Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay:
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
Hoạt động 1: 1. Cấu tạo ngoài của thân
Mục tiêu: 
Nắm được các bộ phận ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. 
Phân biệt được hai loại chồi chồi nách và chồi ngọn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu:
+ HS đặt mẫu lên bàn
+ Cá nhân quan sát mẫu từ trên xuống và trả lời câu hỏi SGK trang 43:
- Thân mang những bộ phận nào?
- Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
- Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành?
- Vị trí của chồi nách?
- Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
 GV cần gợi ý cho HS: Thân chính có hình trụ, trên thân có các thân phụ là cành. Đỉnh thân chính và cành có các chồi ngọn. Dọc thân và cành có lá, ở kẽ lá là chồi nách.
 Để trả lời câu hỏi: Những điểm giống nhau giữa thân và cành, GV cho HS quan sát 1 cây và 1 cành, hoặc quan sát cành trên cây để thấy rõ cành và thân đều gồm những bộ phận giống nhau nên cành còn được xem là thân phụ.
- GV gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và dùng tranh 13.1 hoặc mẫu vật nhắc lại các bộ phận của thân.
Quan sát cấu tạo của chồi hoa và lá:
- GV nhấn mạnh: chồi nách gồm 2 loại: chồi lá và chồi hoa nằm ở kẽ lá.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, quan sát chồi lá ( bí ngô), chồi hoa (hoa hồng) kết hợp với SGK để trả lời câu hỏi SGK trang 43:
- Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá?
- Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành các bộ phận nào của cây?
- GV có thể tách vảy nhỏ cho HS quan sát.
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bộ phận của thân
- GV cho HS ghi bài
- HS thực hiện:
+ HS đặt mẫu lên bàn
+ Quan sát mẫu kết hợp với nghiên cứu SGK và trả lời:
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Thân và cành đều có những bộ phận giống nhau: chồi, lá nên cành còn gọi là thân phụ. 
 Cành khác thân: cành do chồi nách phát triển thành, thân do chồi ngọn phát triển thành. Thân thường mọc đứng, cành thường mọc xiên.
- Đầu thân, đầu cành.
- Nách lá
- Phát triển thành thân
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi:
- Ở chồi lá và chồi hoa đều có mầm lá bao bọc, nhưng trong chồi lá là mô phân sinh sẽ phát triển thành cành mang lá, còn chồi hoa là mầm hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa. 
- HS nhắc lại kiến thức.
- HS ghi bài
1. Cấu tạo ngoài của thân:
 Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
 Đầu thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách.
Chồi nách có 2 loại: Chồi nách phát triển thành cành mang lá (chồi lá) hoặc cành mang hoa hoặc hoa (chồi hoa).
Hoạt động 2: 2. Các loại thân
Mục tiêu:
Nhận biết và phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, quan sát hình 13.3 SGK trang 44 , phân loại mẫu vật của nhóm và hoàn thành bảng học tập SGK trang 45
- GV gợi ý phân loại: 
+ Vị trí của thân trên mặt đất: nằm sát đất hay cao so với mặt đất?
+ Độ cứng mềm của thân?
+ Sự phân cành của thân: có cành hay không có cành?
+ Thân đứng độc lập hay phải bám, dựa vào vật khác để leo lên cao? Nếu leo thì leo bằng cách nào: bằng thân quấn hay tua quấn?
- GV gọi HS lên điền tiếp bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
- GV chữa bài
- GV hỏi: Có mấy loại thân chính? Cho ví dụ.
- GV cho HS ghi bài.
- HS hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu của GV -> hoàn thành bảng.
- HS lắng nghe
- Đại diện HS lên điền bảng
- HS tự sửa bài
- HS trả lời căn cứ vào SGK trang 44
- HS ghi bài.
2. Các loại thân:
Có 3 loại thân:
- Thân đứng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành
+ Thân cột: cứng, cao, không cành.
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn,
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất.
4. Củng cố: (4 phút)
 	- Thân gồm những bộ phận nào?
 	- Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
	5. Dặn dò: (5 phút)
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Làm bài tập SGK trang 845.
Soạn bài và làm thí nghiệm bài 14: Thân dài ra do đâu theo SGK và báo cáo kết quả thí nghiệm.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Cấu tạo ngoài của thân - Trần Thị Mỹ Giang.doc