Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 14: Thân dài ra do đâu

1.MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức:

 -HS biết được thân dài ra do phần ngọn.

 -HS hiểu v vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất

 1. 2.Kĩ năng:

– HS thực hiện được:

+ Kĩ năng tìm kiếm v xử lí thơng tin khi tìm hiểu về sự di ra của thn l do sự phn chia tế bo ở mơ phn sinh ngọn.

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề : giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số loài cây ?

+ Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

+Kĩ năng tự tin khi trình by trước tổ, nhóm, lớp.

– HS thực hiện thnh thạo:

 Kĩ năng quan sát, so sánh

 1.3.Thái độ:

 – Thĩi quen:Yu thích học bộ mơn.

 – Tính cch: Giáo dục lòng yêu thực vật, bảo vệ thực vật.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5471Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 14: Thân dài ra do đâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết : 14 
ND: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
1.MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: 
 -HS biết được thân dài ra do phần ngọn.
 -HS hiểu và vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất
 1. 2.Kĩ năng:
– HS thực hiện được:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự phân chia tế bào ở mơ phân sinh ngọn.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề : giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số lồi cây ?
+ Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhĩm.
+Kĩ năng tự tin khi trình bày trước tổ, nhĩm, lớp.
– HS thực hiện thành thạo:
 Kĩ năng quan sát, so sánh
 1.3.Thái độ:
 – Thĩi quen:Yêu thích học bộ mơn.
 – Tính cách: Giáo dục lòng yêu thực vật, bảo vệ thực vật.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP: Sự dài ra của thân.
3- CHUẨN BỊ : 
3.1.Giáo viên: 
 -Tranh vẽ hình 14.1
 -Kết quả thí nghiệm sự dài ra của thân.
 -Bảng phụ
 3.2.Học sinh: 
 -Đọc trước nội dung bài, làm thí nghiệm thân dài ra do phần ngọn như sgk/46
 -Xem lại bài “ Sự lớn lên và phân chia tế bào” giải thích vì sao thân dài ra được?
 -Tìm hiểu những loại cây mà khi trồng người ta thường ngắt ngọn, tỉa cành 
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 6A1.
 6A2
 6A3..
4.2. Kiểm tra miệng
 Câu 1:Thân gồm những bộ phận nào? Giữa chồi hoa, chồi ngọn có giống,ï khác nhau ? (8đ)
 ĐA: - Gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách
 - Giữa chồi hoa, chồi ngọn :
Giống nhau: đều có mầm lá bao bọc bên ngoài
Khác nhau: chồi hoa do mầm hoa phát triển thành cành mang hoa. Chồi lá là mô phân sinh phát triển thành cành mang lá
 Câu 2: Thân dài ra do đâu ? (2đ)
ĐA: 
 Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
 * Giới thiệu bài:Ta biết cây luôn luôn lớn lên, các bộ phận không ngừng phát triển, làm cho cây dài ra.Vậy nhờ đâu cây dài ra được?
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân ( 20’)
MT:Sự dài ra của thân
 GV: Yêu cầu HS báo cáo phần thực hiện thí nghiệm ởûû nhà
HS: Báo cáo phần thực hiện thí nghiệm ở nhà theo hướng dẫn của GV (tiết 13)
GV: Yêu cầu HS thảo luận (5p) trả lời các câu hỏi: 
 - So sánh chiều dài 2 nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn?
 -Từ thí nghiệm trên hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào?
HS: Thảo luận thống nhất , báo cáo kết quả:
 - Nhóm cây bị ngắt ngọn không cao thêm nữa, thấp hơn nhóm cây không ngắt ngọn
 - Thân dài ra do phần ngọn
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk/47, trả lời câu hỏi:
 - Đối với các loại cây khác nhau sự dài ra của thân như thế nào? Vd?
HS: Sự dài ra của thân không giống nhau.
 Vd: Cây thân cỏ(thân leo) thân dài ra rất nhanh 
 Cây thân gỗ lớn chậm hơn
GV: Cây trưởng thành ngừơi ta bấm ngọn tỉa cành có tác dụng gì?
HS: Giúp cây phát triển nhiều chồi, hoa, quả.
GV: Tỉa cành cho cây có tác dụng gì?
HS: Cần tỉa cành, nhằm loại bỏ các cành phụ giúp cho cây phát triển chiều cao 
GV: Những loại cây nào thừơng tỉa cành?
HS: Đối với cấy lấy gỗ
* GDMT:
Giáo dục học sinh bảo vệ cây được nguyên vẹn: 
không bẻ cây, đu trèo, làm gãy hoặc bóc vỏ cây
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng trong thực tế. ( 15’)
MT: Giải thích các hiện tượng trong thực tế .
GV: Sau khi thu hoạch quả một số cây như na, táo người ta thường chặt cành cây, điều đó có tác dụng gì?
HS: Giúp cây phát triển nhiều chồi, hoa, quả cho vụ sau.
GV: Giải thích tại sao khi ngắt ngọn, cây sẽ cho nhiều chồi, hoa, quả cho vụ sau? 
HS: Cây không phát triển về chiều cao, chất dinh dữơng tập trung cho chối lá và chồi hoa phát triển.
GV: Khi trồng cây thân gỗ có nên bấm ngọn không?
HS: Không bấm ngọn, chỉ nên tỉa cành xấu, bị sâu, tập trung dinh dưỡng cho thân chính
GV: Bấm ngọn tỉa cành có ý nghĩa gì? Những cây nào cần bấm ngọn, những cây nào cần tỉa cành?
HS: Bấm ngọn: Cây không phát triển về chiều cao, chất dinh dữơng tập trung cho chối lá và chồi hoa phát triển. 
(những loại cây cần lấy quả, hạt hay thân )
 Tỉa cành nhằm giúp cây dồn chất dinh dưỡng nuôi thân chính.( cây lấy gỗ, lấy sợi)
GV: Nhấn mạnh:
 -Bấm ngọn tỉa cành là phương pháp cổ truyền có tác dụng làm cho chất dinh dưỡng tập trung ở chồi lá chồi hoa phát triển thành nhiều cành, hoa, quả cho năng suất cao.
 -Ngày nay ứng dụng KHKT mới, nhập giống mới đã được tuyển chọn có số cành hợp lí hoa nhiều, năng suất cao.
 -Dùng thuốc kích thích tăng trưởng làm chồi lá chồi hoa phát triển. Vì vậy không cần bấm ngọn
GV: Giáo dục HS: Tuy nhiên đối với các loại thực phẩm sử dụng nhiều thuốc tăng trưởng không có lợi cho sức khỏe của con người.
1.Sự dài ra của thân
 Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
 Các loại cây khác nhau sự dài ra của thân khác nhau.
 Vd:
 Cây thân cỏ(thân leo) thân dài ra rất nhanh 
 Cây thân gỗ lớn chậm hơn
2. Giải thích hiện tượng trong thực tế
 -Bấm ngọn đối với những cây lấy quả, hạt, thân
 -Tỉa cành: cây lấy gỗ, sợi
 Để tăng năng suất cây trồng tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp
4.4. Tổng kết : 
 Câu 1: Thân dài ra do bộ phận nào? Mô tả lại thí nghiệm chứng minh cây dài ra do phần ngọn?
 ĐA: Cây dài ra do phần ngọn
 Gieo đậu vào khay đất ẩm: Chọn 6 cây cao bằng nhau :Ngắt ngọn 3 cây, 3 cây không
 Sau 3 ngày quan sát: Kết quả: cây ngắt ngọn không dài, cây không ngắt ngọn dài ra
 Câu 2: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi ích gì? Thường sử dụng đối với loại cây nào?
 ĐA:Bấm ngọn: Cây không phát triển về chiều cao, chất dinh dữơng tập trung cho chối lá và chồi hoa phát triển. (những loại cây cần lấy quả, hạt hay thân )
 Tỉa cành nhằm giúp cây dồn chất dinh dưỡng nuôi thân chính.( cây lấy gỗ, lấy sợi)
 4.5. Hướng dẫn học tập : 
- Đối với bài học ở tiết này.
 - Học thuộc nội dung bài.
 - Làm bài tập sgk và bài tập trong vở bài tập.
 - Đọc phần “Em có biết”
 - Đối với bài học ở tiết tiếp theo 
 “Cấu tạo trong của thân non”.
 - Ôn lại kiến thức cấu tạo trong của rễ vế cấu tạo và chức năng của các miền
 - Quan sát hình 15.1, lưu ý vị trí, chức năng mạch gỗ, mạch rây
5- PHỤ LỤC : ( Khơng cĩ)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Thân dài ra do đâu.doc