A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
- HS nắm vững đặc điểm cấu tạo bên trong của thân non, so sánh cấu tạo trong của rễ với cấu tạo trong của thân non.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
- HS biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các hiện tượng trong thực tế.
B. Chuẩn bị:
-GV: + Tranh hình 10.1 và 15.1 SGK
+ Bảng phụ cấu tạo trong của thân non
- HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập
-Phương pháp:
Quan sát tìm tòi, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định: (1 phút)
II. Bài cũ: (5 phút)
? Thân dài ra do bộ phận nào? Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành cho cây.
III. Bài mới:
Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và cành, thân non thường có màu xanh lục. Để biết được cấu tạo và chức năng của thân non, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học này.
Tuần 8 Ngày soạn: 09/10/2008 Tiết 16: Dạy ngày : 10/10/2008 Bài 15: cấu tạo trong của thân non A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. - HS nắm vững đặc điểm cấu tạo bên trong của thân non, so sánh cấu tạo trong của rễ với cấu tạo trong của thân non. - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. - HS biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các hiện tượng trong thực tế. B. Chuẩn bị: -GV: + Tranh hình 10.1 và 15.1 SGK + Bảng phụ cấu tạo trong của thân non - HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập -Phương pháp: Quan sát tìm tòi, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định: (1 phút) II. Bài cũ: (5 phút) ? Thân dài ra do bộ phận nào? Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành cho cây. III. Bài mới: Thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn thân và cành, thân non thường có màu xanh lục. Để biết được cấu tạo và chức năng của thân non, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học này. Hoạt động thầy trò Nội dung Bổ Sung HĐ 1: Cấu tạo và chức năng của thân non (20 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình 15.1 và tìm hiểu nội dung thông tin SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. ? Thân non có cấu tạo như thế nào. ? Chức năng của từng bộ phận. Các nhóm hoàn thiện phiếu học tập đã chuẩn bị tiết trước. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời và lên bảng điền vào bảng phụ, bổ sung - GV nhận xét, kết luận bằng bảng kiến thức chuẩn. 1. Cấu tạo và chức năng của thân non. Các bộ phận của thân non Cấu tạo từng bộ phận C. năng từng bộ phận Biểu bì Vỏ Thịt vỏ Gồm 1 lớp TB trong suốt, xếp sát nhau Bảo vệ các bộ phận bên trong Gồm nhiều lớp TB lớn hơn Một số TB chứa chất diệp lục Vận chuyển, quang hợp Một vòng bó mạch Trụ giữa Ruột Mạch rây: Gồm những TB sống vách mỏng Vận chuyễn chất hữu cơ Mạch gỗ: Gồm những TB có vách hoá gỗ dày, k0 có chất TB Vận chuyễn nước và muối khoáng Gồm những TB có vách mỏng Chứa chất dự trữ HĐ 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ (13 phút) - GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và hình 15.1 SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh 2 SGK. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận 2. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ. * Giống: Đều cấu tạo bằng TB, có các bộ phận (vỏ, trụ giữa) * Khác: Rễ - Biểu bì có lông hút - Mạch gỗ và mạch rây nằm xen kẻ nhau Thân - Biểu bì không có lông hút - Mạch gỗ nằm trong, mạch rây nằm ngoài IV. Củng cố: (5 phút) Hãy tìm câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Vỏ của thân non gồm những bộ phận nào: a. Gồm thịt vỏ và mạch rây b. Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột c. Gồm biểu bì và thịt vỏ d. Gồm thịt vỏ và ruột 2. Trụ giữa của thân non gồm những bộ phận nào: a. Gồm thịt vỏ và mach rây b. Gồm thịt vỏ và ruột c. Gồm mạch rây, mạch gỗ và ruột. d. Gồm vỏ và mạch gỗ V. Dặn dò: (1 phút) Học bài, trả lời câu hỏi sau bài Đọc phần em có biết Xem trước bài mới. *Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: