Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây vận chuyển nhờ mạch rây

 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II. Phương tiện:

 -Giáo viên: Làm thí nghiệm trên hoa huệ.

Dụng cụ kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết dâm bụt

 - Học sinh: Làm thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả, quan sát chỗ thân cây bị dây thép bị buột

III. Phương pháp: Bàn tay nặn bột.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2084Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/14; Ngày dạy : 15/10/14 
Tiết 17 Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây vận chuyển nhờ mạch rây
 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II. Phương tiện:
 -Giáo viên: Làm thí nghiệm trên hoa huệ.
Dụng cụ kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết dâm bụt
 - Học sinh: Làm thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả, quan sát chỗ thân cây bị dây thép bị buột
III. Phương pháp: Bàn tay nặn bột.
IV. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	- Điểm danh học sinh
	- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ	
	2. Kiểm tra bài cũ : 5’
Thân cây to ra do đâu? Em hãy xác định vị trí các loại bó mạch rây và bó mạch gỗ trên cành cây. Bằng phương pháp bóc vỏ.
3. Giảng bài mới : 1 vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
VỞ THỰC HÀNH
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý
Bước 1: Tình huống xuất phát
Vì sao màu sắc của 2 bông hoa hồng trắng lại khác nhau?
- Hs tưởng tượng ra qt biến đổi màu săc của hoa 
 Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu
- Yêu cầu học sinh vẽ hình sơ lược giải thích hiện tượng
- Quan sát tìm các hình vẽ đúng và sai trong khi học sinh vẽ
- Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về lý do sự đổi màu của hoa
- HS nêu câu hỏi:
- cắm hoa vào nước màu khác hoa có chuyển màu không?
Tự giải thích.bằng hình vẽ.
- Ghi câu hỏi thắc mắc của cá nhân vào vở thực hành
Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
- Chọn và giới thiệu các hình vẽ của HS về biểu tượng ban đầu
- Gợi ý HS đề xuất giả thuyết trên cơ sở các nhóm biểu tượng
+ GT1.........
+ GT2.........................
- HS quan sát + so sánh sự giống nhau và khác nhau
- Đề xuất giả thuyết:
+ GT1: Hoa đổi màu do nước màu được dẫn lên cánh hoa
+ GT2: Hoa đổi màu do nước màu đã được mạch gỗ hút và dẫn lên cánh hoa.
- HS ghi các giả thuyết của cá nhân vào vở thực hành
- Thảo luận và đưa ra các giả thuyết chung của nhóm
- Có thể ghi lại các giả thuyết chung của nhóm
GV hướng dẫn HS - thảo luận giữa các nhóm. 
- Đặt câu hỏi nghi vấn để hướng HS tới việc đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết
- Thảo luận nhóm à đề xuất phương án làm kiểm chứng giả thuyết 
- kiểm tra xem mạch gỗ có bị nhuộm màu không? 
- Cách tìm mạch gôc để quan sát.
- Ghi phương án kiểm chứng của cá nhân và của nhóm
Lưu ý: bong bóng được sử dụng ở đây tương tự như một tế bào
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- GV hướng HS tới phương án kiểm chứng giả thuyết
- Tiến hành các phương án kiểm chứng: 
- cắt 1 lát cắt mỏng qua cành hoa, soi kính lúp và nhận biết mạch gỗ.
- bóc vỏ cây để quan sát mạch gỗ 
- Ghi chép quá trình và kết quả quan sát được 
- Vẽ lại
- Lưu ý HS các thao tác an toàn khi dùng kéo, 
Giáo viên đóng vai như "trọng tài" cho cuộc thảo luận
Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức
- Phát phiếu học tập
à Kết luận chung về chức năng của mạch gỗ
Có nên bón phân vơi nồng độ quá đậm đặc không? Vì sao?
- Quan sát + chỉnh sữa lỗi 
- Hòan thành phiếu học tập
à Kết luận chung về chức năng của mạch gỗ
Ghi lại KL: chức năng của mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân và lá
2. Vận chuyển chất hữu cơ. 
 Bước 1. Tình huống xuất phát
GV đưa ra tình huống: cành B trong h17.2. Vì sao mép vỏ phí trên lại phình to ra còn mép vỏ phía dưới k 
phình to?
HS tự đưa ra câu trả lời.
Ghi câu hỏi và câu trả lời.
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu
Em giải thích hiện tượng này ntn? 
HS giải thích theo quan niệm của mình.
Ghi câu trả lời.
Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
Nếu chỉ cắt đứt vỏ cây mà không phải boca đi 1 khoanh vỏ thì có hiện tượng gì? 
- GT 1: cắt đứt vỏ, k bóc 
- GT 2: Cắt một cành thì chỗ căt đó lâu ngày có gì thay đổi.?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Nd ta làm thế nào để nhân giống nhanh cây ăn quả? ( cam, chanh, bưởi) 
 Vì sao khi buộc dây phơi vài cây ta cần lót 1 lớp cao su?
 Em rút ra kết luận gì về vai trò của mạch rây? 
- mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống 
4. Củng cố: Em hãy nêu chức năng của các loại mạch?
Vì sao muốn cắm hoa tươi lâu ta phải thay nước thường xuyên nếu không nước đó sẽ bị nhớt, làm hoa héo? 
Vì sao người ta thường hơ cành hoa đào qua lửa rồi mới cắm cành đáo ngày tết?
5. Hướng dẫn về nhà. : (3’)
Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
Mỗi nhóm chuẩn bị các mẫu vật như hình 18.1 
Rút kinh nghiệm, bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Vận chuyển các chất trong thân.doc