Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang - Đam Rông - Lâm Đồng

I / MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 -Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân

 - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, thảo luạn nhóm

3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật

II / TRỌNG TÂM: Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Gv làm thí nghiệm với nhiều loại hoa

 - Kính hiển vi, dao sắc, giấy thấm, nước

2/ Chuẩn bị của học sinh:

 - Hs làm thí nghiệm theo nhóm trên các loại hoa và trong 2 môi trường nước khác nhau: nước màu và nước không màu ghi lại kết quả

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương III: Thân - Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang - Đam Rông - Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09	 Ngày soạn: 23/10/2012
Tiết : 19	 Ngày dạy: 26/10/2012 
Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN 
I / MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
 -Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ. 
2. Kĩ năng 
 - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân
 - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, thảo luạn nhóm 
3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ thực vật 
II / TRỌNG TÂM: Nêu được chức năng mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ. 
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Gv làm thí nghiệm với nhiều loại hoa 
 - Kính hiển vi, dao sắc, giấy thấm, nước 
2/ Chuẩn bị của học sinh: 
 - Hs làm thí nghiệm theo nhóm trên các loại hoa và trong 2 môi trường nước khác nhau: nước màu và nước không màu ghi lại kết quả 
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ ổn định lớp: 6A16A26A3 
2 Kiểm tra bài cũ : - Thân to ra do đâu ? Vì sao 
3 Các hoạt động dạy và học : 
Bài mới: Chúng ta đã được tìm hiểu về các bộ phận của thân non, thân già, thân trưởng thành. Tuy nhiên nhừng bộ phận nào của thân tham gia vào vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ? Câu trả lời này sẽ được giải đáp trong bài hôm nay
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ VẬN CHUYỂN NƯỚC, MUỐI KHOÁNG TRONG THÂN 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Gv yêu cầu Hs báo cáo lại thì nghiệm của nhóm mình đã làm ở nhà 
- Gv kiểm tra lại báo cáo của các nhóm 
- Gv nhận xét và cho điểm các nhóm 
- Yêu cầu Hs quan sát các thí nghiệm của mình trên cành mang hoa và cành mang lá .
 - Gv hướng dãn Hs cắt lát mỏng qua cành của 2 loại hoa trên đưa lên kính hiển vi quan sát 
 + Quan sát em thấy có gì khác so với cành không ngâm trong nước màu ?
+ Lát cắt có màu đó là loại mạch nào ?
+ Vậy nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân ?
- Gv gọi đại diện trả lời và nhận xét 
-Hs trình bày thí nghiệm ở nhà của nhóm mình 
- Hs đặt thí nghiệm lên bàn cho GV kiểm tra 
- Hs quan sát lại các thi nghiệm do Gv yêu cầu 
-Hs làm thực hành theo sự hướng dẫn của Gv
-Hs bóc vỏ cành thí nghiệm ngâm trong nước có màu 
- Hs theo dõi Gv làm thí nghiệm cắt lát cắt ngang đưa lên kính hiển vi 
-Hs quan sát trên kính hiển vi nhận xét 
+ Ơ giữa có phần có màu còn cành ngâm trong nước thì không có màu 
+ Phần bắt màu đó là mạch gỗ 
+ Nước và MK vận chuyển qua mạch gỗ của cây 
- Đại diện các nhóm trả lời và nhận xét 
Tiểu kết: 
 - Nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ của cây 
 Hoạt động 2 : TÌM HIỂU SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT HỮU CƠ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV trình bày thí nghiệm làm ở nhà 
 - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
 + Vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt lại phình to ra ? 
+ Vì sao mép vỏ ở phía dưới lại không phình to ?
+ Vẫy mạch rây có chức năng gì ?
- Gv mở rộng : nhân dân ta thường cắt lớp vỏ ngoài cho chất hữu cơ đi xuống tích tụ lại và đắp đất váo để cho cành mọc rễ sau cắt ra đề nhân giống . vì chất hữu cơ do phần lá tạo ra đi nuôi phần thân và rễ 
- Hs lắng nghe
- Thảo luận nhóm trả lời cậu hõi 
+ Vì có chất hữu cõ lắng lại 
 + Còn ở phần trên không có chất hữu cơ tích tụ lại 
+ Có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ do phần lá đưa xuống 
- Hs nghe Gv giải thích hiện tương nhân giống của nhân dân ta bằng phương pháp chiết cành 
 Tiểu kết
 - Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây trong thân 
V/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
1.Củng Cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Hs trả lời các câu hỏi trong SGK
2.Dặn dò 
 - Về học bài và xem bài mới 
 - Chuẩn bị cho bài sau: củ khoai tây, củ su hào, củ gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm 
Tuần: 10	 Ngày soạn: 30/11/2012
Tiết: 20 	 Ngày dạy: 02/11/2012
ÔN TẬP 
I/MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: - Củng cố cho Hs kiến thức cơ bản về chương 1,2 ,3 
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng liên tưởng 
3. Thái độ: - Siêng năng, chăm chỉ 
II/ TRỌNG TM: Kiến thức chương 2,3
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: -Hệ thống câu hỏi chương 1.2.3
2/ Chuẩn bị của học sinh: -Hs ôn lại các kiến thức của các bài trước ở chương 1,2,3 
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ On định lớp: 6A16A26A3
2/ Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với bài mới 
3/ Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài : Chúng ta đã học xong: đại cương về giới thực vật, cấu tạo chức năng của rễ, thân. Hôm nay chúng ta ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. 
Hoạt động 1 : ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Thực vật có những đặc điểm chung gì ?
+ Nêu sự khác nhau giữa thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
+ Trình bày cấu tạo của tế bào thực vật ?
+ Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật ?
+Có mấy loại rễ? Nêu đặc điểm của các loại rễ đó ? Rễ gồm mấy miền ? Nêu chức năng của các miền của rễ ?
+ Trình bày cấu tạo miền hút cùa rễ ? Nêu chức năng của từng bộ phận đó ?
+ Chỉ trên tranh vẽ đường hấp thự nước và muối khoáng từ đất vào rễ ?
+ Kể tên các loại rễ biến dạng mà em biết ?
+ Trình bày cấu tạo ngoài và trong của thân?
+ Thân dài ra nhờ bộ phận nào ?Thân to ra nhờ bộ phận nào ?
+ So sánh sự khác nhau giữa thân non và miền hút của rễ ?
+ So sánh sự khác nhau giữa thân non với thân trưởng thành ?
 - Gv gọi hs trả lời từng câu hỏi. Gv cho hs làm thêm 1 số câu hỏi khác áp dụng thực tế.
 - Hs trả lời câu hỏi theo câu hỏi giáo viên đưa ra 
-Các hs khác nhận xét bỗ sung 
- Hs trả lời theo câu hỏi của Gv đưa ra 
V/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố – đánh giá: - YC cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức trọng tâm. HS trả lời CH ở ND bài tập
2/ Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị của HS
 -YC HS về nhà ôn tập lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị kiểm tra một tiết
Họ và tên :
Lớp : 6A.
KIỂM TRA 15 ’
Môn : Sinh học 6
Điểm
Lời phê của thầy cô
Trắc nghiệm khách quan (250/10 đ) : 
Em hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất trong các câu sau :
1 Những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống 
 a. Lớn lên, vận động, sinh sản, hô hấp c. Lớn lên, sinh sản, vận động, cảm ứng
 b. Cảm ứng, sinh sản, lớn lên, bài tiết d. Hô hấp, vận động, lớn lên, cảm ứng
2. Ba bộ phận chính của kính hiển vi 
a.	Giá đỡ, chân kính, thân kính c. Giá đỡ, bàn kính, chân kính
b.	Hệ thống ốc điều chỉnh, bàn kính, chân kính d Chân kính, thân kính, bàn kính
3 .Cây sinh trưởng và phát triển là nhờ tế bào 
a.	Phân chia và lớn lên c. Sinh sản không ngừng
b.	Sinh trưởng và phát triển d.	 Phân chia liên tục
4.Miền hút quan trọng nhất vì có chức năng :
a.	Dẫn truyền 	 c.	 Che chở cho đầu rễ
b.	Làm cho rễ dài ra	 d.	 Hấp thụ nước và muối khoáng
5. Miền chóp rễ có chức năng chính :	
a. Dẫn truyền 	 c. Che chở cho đầu rễ
b.	Làm cho rễ dài ra 	 d. Hấp thu nước và muối khoáng
6. Rễ có bốn miền theo thứ tự 
a.	Miền trưởng thành 	 c.	 Miền hút
b.	Miền sinh trưởng	 d.	 Miền chóp rễ
7. Phần quan trọng nhất trong các miền của rễ là 
a.	Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ
b.	Miền trưởng thành, miền sinh trưởng, miền hút, miến chóp rễ
c.	Miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành
d.	Miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành, miền chóp rễ
8. Để cung cấp đủ nước và muối khoáng cho cây, bộ rễ thường 
a	.	Ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều c. Ăn sâu, lan rộng, số lương rễ con ít
b. 	Ăn nông, lan rộng, số lượng rễ con nhiều d. Ăn nông, lan rộng, số lượng rễ con ít
9.Thân cây gồm 
a.	Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi hoa 	 c. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách
b.	Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi lá 	 d. Thân chính, cành, mô phân sinh, mầm lá
10. Thân cây dài ra là do sự phân chia tế bào ở 
a.	Mô phân sinh ngọn 	 c. Tầng sinh trụ
b.	Tầng sinh vỏ	 d. Tế bào thịt vỏ
 Hết 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Vận chuyển các chất trong thân - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang - Đam Rông - Lâm Đồng.doc