Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá - Đào Trọng Điều - Trường THCS Võ Thị Sáu

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này phải:

 Về kiến thức:

- Nắm được những đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với những chức năng của phiến lá.

- Giải thích được đặc diểm màu sắc của hai mặt phiến lá.

 Về kĩ năng:

- Có kĩ năng quan quan sát, tổng hợp so sánh.

- Có kĩ năng thảo luận, phân tích vấn đề.

 Nội dung trọng tâm:

- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của phiến lá.

2. Phương tiện – thiết bị dạy học:

 Giáo viên:

- Mô hình cấu tạo trong của phiến lá.

- Bảng phụ.

 Học sinh:

- Xem trước bài mới.

3. Phương pháp và hình thức tổ chức:

- Phương pháp chủ yếu:

+ Quan sát

- Kết hợp với phương pháp:

+ Thảo luận nhóm

+ Vấn đáp

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1838Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá - Đào Trọng Điều - Trường THCS Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Thị Sáu Người soạn: Đào Trọng Điều
Lớp: Ngày soạn: / /
 Ngày dạy: / /
Tiết: 24 Bài 20: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này phải:
Về kiến thức:
Nắm được những đặc điểm cấu tạo bên trong phù hợp với những chức năng của phiến lá.
Giải thích được đặc diểm màu sắc của hai mặt phiến lá. 
Về kĩ năng:
Có kĩ năng quan quan sát, tổng hợp so sánh.
Có kĩ năng thảo luận, phân tích vấn đề.
Nội dung trọng tâm:
Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trong của phiến lá.
Phương tiện – thiết bị dạy học:
Giáo viên:
Mô hình cấu tạo trong của phiến lá.
Bảng phụ.
Học sinh:
Xem trước bài mới.
Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp chủ yếu:
+ Quan sát
Kết hợp với phương pháp: 
+ Thảo luận nhóm
+ Vấn đáp
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi:
Em hãy nêu các đặc điểm bên ngoài của phiến lá.
Trình bày các kiểu sắp xếp lá trên thân và cành?
Dạy bài mới:
ĐVĐ: Em nào hãy nhắc lại ở bài trước các em đã được tìm hiểu về vấn đề gì? (Đặc điểm bên ngoài của phiến lá). Phiến lá có chức năng gì? (tổng hợp chất hữu cơ). Vậy vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Để giải đáp được vấn đề này hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “ Cấu tạo trong của phiến lá” 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của biểu bì
PPDH: quan sát+vấn đáp+thảo luận nhóm
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H20.1 và cho biết:
+ Phiến lá được cấu tạo từ những thành phần nào?
- Yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin SGK và quan sát H20.2 và 20.3 trả lời câu hỏi:
+Lớp biểu bì của phiến lá được cấu tạo như thế nào? 
+ Trên biểu bì của phiến lá ta quan sát được gì?
+ Lỗ khí được thông với phần nào?
+ Lỗ khí có tác dụng gì?
- Cho HS tiến hành thảo luận câu hỏi SGK:
+ Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?
+ Hoạt động nào của lỗ khí giúp trao đổi khí và thoát hơi nước?
- Cho các nhóm tiến hành trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác tiến hành bổ sung, nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại vấn đề.
- Đọc thông tin SGK, quan sát H20.1 và trả lời câu hỏi:
+ Phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá và các gân lá.
- Đọc thông tin SGK, quan sát H20.2; H20.3 và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp rất sát nhau, có vách phía ngoài dày.
+ Trên biểu bì có những lỗ khí, thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá, mặt trên hầu như không có hoặc rất ít
+ Lỗ khí được thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá.
+ Lỗ khí giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
- Tiến hành thảo luận câu hỏi SGK:
+ Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo vệ: biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài dày, xếp sát nhau. Đặc điểm phù hợp với việc để ánh sáng chiếu qua: tế bào không màu trong suốt.
+ Hoạt động đóng, mở của lỗ khí giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước. 
- Các nhóm tiến hành trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ
Phiến lá gồm:
I. Biểu bì:
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá.
- Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của thịt lá
PPDH: Vấn đáp+thảo luận+quan sát
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và H20.4 trả lời các câu hỏi:
+ Thành phần cấu tạo của thịt lá?
+ Lục lạp có chức năng gì?
+ Lục lạp được tạo thành do yếu tố nào?
+ Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là gì?
- Cho HS tiến hành so sánh lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên và lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới, tiến hành thảo luận hãy trả lời các câu hỏi:
+ Chúng giống nhau ở đặc điểm nào? Đặc điểm này phù hợp với chức năng nào?
+ Hãy tìm những điểm khác nhau giữa chúng?
+ Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù hợp chức năng chính là chứa và trao đổi khí?
- Cho các nhóm tiến hành trình bày kết quả thảo luận.
- Cho nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại vấn đề. 
- Đọc thông tin SGK , quan sát H20.4 và trả lời câu hỏi:
+ Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp.
+ Lục lạp là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
+ Lục lạp chỉ được tạo thành nhờ có ánh sáng, do vậy nếu trồng cây ở chỗ thiếu ánh sáng, lá sẽ vàng dần, ít lâu sau cây có thể chết.
+ Thịt lá có chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Tế bào thịt lá ở cả 2 phía đều chứa nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
+ Khác nhau:
Tế bào thịt lá phía trên 
Tế bào thịt lá phía dưới
- Những tế bào dạng dài
- Tế bào xếp rất nhau
- Nhiều lục lạp hơn, xếp theo chiều thẳng đứng.
- Những tế bào dạng tròn
- Tế bào xếp không sát nhau
- Ít lục lạp hơn, xếp lộn xộn trong tế bào.
+ Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp chức năng chính là chứa và trao đổi khí.
- Trình bày kết quả thảo luận:
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe và ghi nhớ
II. Thịt lá:
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây 
Hoạt động 3 Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của gân lá
PPDH: vấn đáp+quan sát
- Đọc thông tin SGK và quan sát H20.4 và cho biết:
+ Vị trí của gân lá trên phiến lá?
+ Gân lá được cấu tạo từ những thành phần nào?
+ Các bó mạch của gân lá như thế nào?
+ Gân lá có chức năng gì?
- Đọc thông tin SGK, quan sát H20.4 và trả lời:
+ Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá
+ Gồm các bó mạch gỗ và mạch rây.
+ Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân.
+ Vận chuyển chất hữu cơ.
III. Gân lá:
Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
Cũng cố:
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
Dặn dò:
Xem trước bài mới.
Học bài cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Cấu tạo trong của phiến lá - Đào Trọng Điều - Trường THCS Võ Thị Sáu.doc