Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 21. Quang hợp

I. Mục tiêu :

1.Kiến thức : Vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng phân tích thí nghiệm biết được những chất lá cần sử dụng để tạo tinh bột .

- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp .

- Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp .

2. Kĩ năng : so sánh , phân tích .

3.Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thích môn học , bảo vệ thực vật .

II. Chuẩn bị: a/ GV : Kiến thức

 KT mở rộng : Từ tinh bột -> tạo ra chất hữu cơ khác .

 Bảng phụ : Sơ đồ quang hợp (dạng phần II)

 b./ HS : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới .

 Tập , SGK .

 Bảng nhóm .

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2370Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 6 - Chương IV: Lá - Bài 21. Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn : 	QUANG HỢP (t t)
Ngày dạy : 
Tiết 25 
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : Vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng phân tích thí nghiệm biết được những chất lá cần sử dụng để tạo tinh bột .
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp .
- Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp .
2. Kĩ năng : so sánh , phân tích .
3.Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thích môn học , bảo vệ thực vật .
II. Chuẩn bị: a/ GV : Kiến thức 
	KT mở rộng : Từ tinh bột -> tạo ra chất hữu cơ khác .
	Bảng phụ : Sơ đồ quang hợp (dạng phần II)
 b./ HS : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới .
	Tập , SGK .
	Bảng nhóm .
III. Phương pháp : Quang sát , phát vấn tìm tòi , hợp tác trong nhóm nhỏ . 
IV Tiến trình : 
1.Ổn định tổ chức: KTSSHS
2.KTBC : Câu hỏi a) Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng ? (6đ) 
b) Tại sao nuôi cá cảnh người ta thả thêm rong ? (4đ)
 Trả lời : a) Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong hai ngày . Sau đó dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt . Đem chậu cây để ra chỗ có nắng gắt hoặc dười ánh sáng của bóng điện 500W từ 4 – 6 giờ . Ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen , cho vào cồn 90o đun sối cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá rồi rửa sạch trong cốc nước ấm . Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng) 
Ta được kết quả sau : Phần lá bịt giấy đen là không có ánh sáng . Lá không bịt phần ánh sáng tạo tinh bột .
b) Rong khi quang hợp ngoài ánh sáng nhả khí oxi làm tăng lượng oxi trong bể cho cá hô hấp .
3.Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu lá cây cần những chất gì để tạo tinh bột .
 - Mục tiêu : Thông qua thí nghiệm biết lá cây có lục lạp , cần nước khí cacbonic , ánh sáng tạo tinh bột .
- Tiến hành : Thảo luận nhóm 5 /
- GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát.
- Yêu cầu HS nghiên cứu c SGK/70-71 và thực hiện phần lệnh SGK/71. Suy nghĩ và trả lời 3 câu hỏi phần lệnh SGK/72 ghi vào bảng nhóm.
+ Chuông A : Thiếu khí CO2 do nước vôi hấp thụ CO2 "lá không tạo tinh bột.
+ Chuông B : Có CO2 lá tạo tinh bột "kết luận.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm quang hợp.
 - Mục tiêu : Nắm được khái niệm quang hợp, viết sơ đồ quang hợp.
- Tiến hành : Hoạt động cá nhân.
- GV treo sơ đồ quang hợp.
- HS ghi nhớ lại lá cần những chất nào để tạo tinh bột, suy nghĩ phát triển khái niệm về quang hợp.
- Mỗi HS đọcc về sản phẩm tiếp theo của quang hợp ’ kết luận : + Quang hợp là gì ? 
 + Sản phẩm tiếp theo của quang hợp(chất hữu cơ khác)
- Cho HS đọc phần kết luận ở SGK.
I.Cần những chất gì để chế tạo tinh bột :
1. Thí nghiệm : SGK
2. Kết luận : Không có khí cacbonic lá không chế tạo được tinh bột.
II. Khái niệm về quang hợp :
 Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và thải khí O2.
4. Củng cố và luyện tập :
- Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để tạo tinh bột? Lấy những chất đó ở đâu ?
- Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp đượckhông ? Vì sao ? Cây không có lá, lá rụng sớm thì bộ phận nào của cây tham gia quang hợp ? Vì sao em biết ? ( Thân non quang hợp được vì tế bào có lục lạp, chứa diệp lục. Thân cành quang hợp, có màu xanh ( lục lạp )
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Học bài sơ đồ quang hợp, trả lời câu hỏi SGK/ 42, ở câu 2 phải viết được sơ đồ quang hợp.
- Đọc phần em có biết SGK/73.
- Xem trước bài“ Aûnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp“.
- Tìm hiểu xem cây nào sống ở nơi có ánh sáng, bóng râm, vì sao trồng cây dày thì thu hoạch không cao.
V. Rút kinh nghiệm : .
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Quang hợp (2).doc