A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu cuả cơ thể sống
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thảo luận Vấn đáp tìm tòi C/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh sgk D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có phải tất cả thực vật, các cơ quan thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vậy không? 2. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 15 Phút 10 Phút Hoạt Động 1: GV: Treo tranh sgk Yêu cầu quan sát và phát hiện đơn vị cấu tạo nên rễ, thân, lá là gì? HS: trả lời GV: Nhận xét hình dạng của tế bào? HS: phát biểu GV: Yêu cầu hs quan sát bảng trang 21 Em có nhận xét gì về kích thước của các loại tế bào thực vật? HS: nhận xét GV: giới thiệu sự đa dạng của tế bào về hình dạng và kích thước Hoạt Động 2: GV: Treo tranh câm về cấu tạo tế bào thực vật. Yêu cầu hs quan sát kết hợp đọc nội dung mục 2 để lên gắn các thành phần của tế bào vào các số cho phù hợp HS: thực hiện nhận xét, bổ sung GV: Hoàn chỉnh bảng Tế bào gồm những thành phần nào? HS: trả lời GV: Mỗi thành phần có chức năng gì? HS: giải thích GV: kết luận Yêu cầu hs về nhà vẽ hình 7.4 vào vỡ, ghi rõ chú thích Hoạt Động 3: GV: Treo h7.5 Yêu cầu hs quan sát Em có nhận xét gì về cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng một loại mô? HS: trả lời GV: giải thích, nhấn mạnh các tế bào này có cùng chức năng Vậy, mô là gì? Kể tên một số loại mô thực vật? HS: phát biểu GV: kết luận I. Hình dạng, kích thước của tế bào: - Các cơ quan cuả cơ thể thực vật đều cấu tạo bằng tế bào - Các tế bào TV có hình dạng và kích thước khác nhau II. Cấu tạo tế bào: Tế bào thực vật gồm các thành phần sau: + Vách tế bào + Màng sinh chất + Chất tế bào + Nhân Ngoài ra còn một số thành phần khác: Không bào, lục lạp.. III. Mô: Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng Ví dụ: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô sinh lóng.. IV. Củng cố: (5 Phút) Đọc ghi nhớ TBTV gồm những thành phần chủ yếu nào? Giải trò chơi ô chữ sgk V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi Sgk. Đọc mục : Em có biết. Bài mới: tế bào lớn lên ntn? Nó phân chia qua các bước nào? Tuần 4 Tiết 7 Ngày soạn:13/9/2015 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Giải thích tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào? Hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức 3. Thái độ: Yêu thích môn học B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thảo luận Vấn đáp tìm tòi C/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh phóng to hình 8.1; 8.2 ở SGK HS: Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. II. Bài cũ: (5 Phút) 1. Tế bào thực vật gồm những thành phần nào? Chức năng của từng thành phần? 2. Mô là gì? kể tên một số mô thực vật.? III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được xây bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được. Cơ thể thực vật lớn lên do tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào. 2/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 20 Phút Hoạt Động 1: GV: Thực vật cấu tạo bởi tế bào, TV lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia. Treo tranh 8.1, yêu cầu hs quan sát + đọc nội dung chú thích và thảo luận nhóm trả lời lệnh sgk? HS: thảo luận Báo cáo + bổ sung GV: giải thích ý nghĩa của hiện tượng TĐC Kết luận Yêu cầu về nhà vẽ hình 8.1 vào vở Hoạt Động 2: GV: treo tranh 8.2 và giới thiệu: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì chúng sẽ phân chia. Quá trình phân chia diễn ra như thế nào? HS: lên chỉ vào hình trình bày hs khác nhận xét , bổ sung GV: kết luận Lưu ý trình tự các bước diễn ra của quá trình phân chia tế bào. Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ? HS: trả lời GV: nhấn mạnh mô phân sinh Các cơ quan của tế bào như: Rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào? HS: phát biểu GV: giải thích cơ chế: Tế bào mô phân sinh của rễ, thân, lá phân chia à tế bào non à tế bào non lớn lên à tế bào trưởng thành GV: Sự lớn lên của các cơ quan TV là do hai quá trình phân chia TB và sự lớn lên của TB. Sự lớn lên và phân chia có ý nghĩa gì đối với TV? HS: giải thích GV: kết luận Nhấn mạnh mối quan hệ: tế bào à cơ quan à cơ thể Yêu cầu về nhà vẽ hình 8.2 vào vở Sự lớn lên của tế bào: TB non có kích thước bé, nhờ quá trình trao đổi chất, TB lớn dần lên thành TB trưởng thành II. Sự phân chia tế bào: - Tế bào phân chia thành hai tế bào con theo trình tự sau: + Từ một nhân hình thành hai nhân + Chất tế bào phân chia + Hình thành vách tế bào ngăn đôi tế bào mẹ thành hai tế bào con. - Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia - Tế bào phân chia và lớn lên giúp TV sinh trưởng và phát triển. IV. Củng cố:(5 Phút) Đọc ghi nhớ Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân chia diễn ra như thế nào? V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi Sgk. Vẽ h8.1, 8.2 vào vở Chuẩn bị vật mẫu : rễ cây ngô; cây lúa, cây cam, cây ớt, ổi, hành, ... Lưu ý: rửa sạchtrước khi mang đến lớp Tiết 8 Ngày soạn:13/9/2015 Chương 2: RỄ CÁC LOẠI RỄ - CÁC MIỀN CỦA RỄ A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Nhận biết và phân biệt được hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm, Phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền của rễ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thảo luận Vấn đáp C. CHUẨN BỊ: GV: Tranh sgk HS : Một số rễ cây D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. II. Bài cũ: (5 Phút) 1. giải thích cơ chế phân chia của TB? 2. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng hoà tan. Không phải tất cả các loại cây đều có cùng một rễ. Vậy có các loại rễ nào? Cấu tạo ra sao? 2. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 20 Phút Hoạt Động 1: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs Nhận xét ý thức của lớp. GV: Treo tranh h9.1A . Yêu cầu hs thảo luận những cây mình mang theo có tên gì và phân chia chúng thành hai nhóm như h9.1A HS: thực hiện, HS khác trình bày, nhận xét, bổ sung GV: kết luận Hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các loại rễ cây vào 2 nhóm trên Rễ cọc có đặc điểm gì? HS: phát biểu Rễ chùm có đặc điểm gì? HS: trả lời GV: yêu cầu hs thảo luận từng đôi, làm bài tập trong sách giáo khoa tr.29 và tr.30? HS: thực hiện Báo cáo + bổ sung GV: kết luận. Yêu cầu học sinh kể tên những cây có rễ chùm và rễ cọc? HS: phát biểu GV: nhận xét Hoạt Động 2: GV: Treo tranh hình 9.3. Yêu cầu hs quan sát hình đối chiếu bảng bên đặc điểm các miền của rể và chức năng của các miền. Rễ có mấy miền? Đó là những miền nào? HS: trả lời + lên chỉ tranh GV: Chức năng của mỗi miền? HS: phát biểu GV: Giải thích miền nào quan trọng nhất? Vì sao? HS: trả lời GV: kết luận I. Các loại rễ: Cây có hai loại rễ chính: + Rễ cọc: gồm một rễ cái to, khỏe và các rễ con mọc xiên ra Ví dụ: + Rễ chùm: gồm nhiều rễ con bằng nhau mọc ra từ gốc thân Ví dụ: II. Các miền của rễ: Rễ có bốn miền: - Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền. - Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng. - Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra. - Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. IV. Củng cố: (5 Phút) Đọc ghi nhớ Giới thiệu “ em có biết” Rễ gồm mấy miền ? Chức năng của miền ? V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi Sgk. Làm bài tập 1 trang 31 Bài mới: Kẽ bảng trang 32 Miền hút gồm những bộ phận nào? Cấu tạo, chức năng ra sao? Tuần 5 Tiết 9 Ngày soạn:20/9/2015 CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ . Qua quan sát nhận thấy được đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng của chúng. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây B/ PHƯƠNG PHÁP : Trực quan Thảo luận, vấn đáp tìm tòi C/ CHUẨN BỊ : GV : Tranh vẽ phóng to hình 10.1 , 10.2 Bảng phụ ( chưa điền thông tin) HS : Học bài , xem trước bài D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định : II. Bài cũ: (5 Phút) Nêu đặc điểm của từng loại rễ? Rễ gồm mấy miền ? Chức năng của mỗi miền? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ? Nó có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất như thế nào? 2. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 20 Phút Hoạt Động 1: GV: Yêu cầu hs nhắc lại các miền của rễ và chức năng của mỗi miền ? HS: nhắc lại GV: treo hình 10.1 + giới thiệu cho hs quan sát 2 tranh vẽ Yêu cầu hs đọc bảng ở SGK , so sánh với hình vẽ hiểu được cấu tạo và chức năng miền hút . HS: thực hiện Hoạt Động 2: GV: Yêu cầu hs thảo luận từng đôi: + Xác định 2 miền : vỏ và trụ giữa. + Vị trí, cấu tạo các bộ phận của vỏ, trụ giữa HS: Đại diện nhóm trình bày, 1-2 hs khác nhận xét, bổ sung. GV: kết luận và nêu câu hỏi Cấu tạo miền hút gồm mấy phần ? GV: Yêu cầu hs lên chỉ vào h10.1, nêu cấu tạo của miền hút? HS: lên bảng GV: hoàn thành bảng phụ phần cấu tạo GV: yêu cầu hs đọc cột chức năng Mỗi bộ phận thực hiện chức năng gì? HS: trả lời GV: hoàn chỉnh bảng phụ về chức năng So sánh sự khác nhau giữa tế bào lông hút và tế bào TV? HS: trả lời GV: Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào, nó có tồn tại mãi không? HS: giải thích GV lưu ý : Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của tế bào như : vách tế bào , chất tế bào , nhân. Tế bào lông hút chính là tế bào biểu bì kéo dài . Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi. GV: phân biệt 2 loại mạch? HS: phát biểu GV: nhấn mạnh chiều dẫn truyền I. Quan sát tranh: II. Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ: ( Bảng phụ ) IV. Củng cố: (5 Phút) Đọc ghi nhớ Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng ? Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? vì sao? V. Dặn dò : Trả lời câu hỏi Sgk. Làm BT trang 33 (hướng dẫn) Bài mới: tìm hiểu các thí nghiệm ở sgk? Tiết 10 Ngày soạn:20/9/2015 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (T1) A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết quan sát kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây trồng Biết cách thiết kế các thí nghiệm tương tự 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích thí nghiệm , rút ra kết luận B/ PHƯƠNG PHÁP: Thưch hành Quan sát, vấn đáp C/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh vẽ hình 11.1 Bảng 1 SGK 2 chậu cây đậu... HS: bảng báo cáo kết quả khối lượng các mẫu vật mà nhóm làm ở nhà D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Bài cũ: (5 Phút) Kiểm tra - Có đề kèm theo III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây. Vậy nhu cầu của cây đối với nước và muối khoáng là ntn? 2. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 20 Phút Hoạt Động 1: GV: Rễ cây bám chặt vào đất và hút nước, muối khoáng hoà tan từ đất. Muốn biết cây cần nước như thế nào ta hãy quan sát thí nghiệm ở sgk HS: đọc thí nghiệm 1 trong SGK GV: yêu cầu hs thảo luận câu hỏi Bạn Minh làm thí nghiệm với mục đích gì? Hãy dự đoán kết quả và giải thích? HS: thảo luận Các nhóm cử đại diện trả lời và bổ sung GV: nhận xét HS quan sát hai chậu cây đậu để chứng minh cây cần nước như thế nào HS: quan sát GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm về lượng nước có trong cây, quả, hạt, củ... HS: báo cáo GV: Qua thí nghiệm 1,2 em có nhận xét gì nhu cầu về nước đối với cây? HS: trả lời GV: Kể tên cây cần nhiều nước? Cây cần ít nước? HS: phát biểu GV: Vì sao cần phải cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ sinh trưởng tốt, năng suất cao? HS: giải thích Hoạt Động 2: GV: treo tranh 11.1, bảng số liệu SGK HS: đọc thí nghiệm 3. GV: Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì? HS: trả lời GV: Dựa vào thí nghiệm trên em hãy thiết kế thí nghiệm, để giải thích tác dụng muối lân, muối kali đối với cây? HS: phát biểu GV: giới thiệu nhu cầu muối khoáng ở các loại cây trồng khác nhau Yêu cầu thảo luận thực hiện lệnh sgk? HS: thảo luận Báo cáo + bổ sung GV: Kết luận, Liên hệ thực tế sản xuất I. Cây cần nước và các loại muối khoáng: 1. Nhu cầu nước của cây: - Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết. - Nước cần nhiều hay ít phụ thuộc vào loại cây, giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. II. Nhu cầu muối khoáng của cây: - Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan trong nước. - Muối khoáng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển - Cây cần nhiều loại muối khoáng trong đó chủ yếu là: Muối đạm, muối lân, muối Kali. IV. Củng cố: (5 Phút) Nêu vài trò của nước và muối khoáng đối với cây? V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sgk. Đọc mục " Em có biết Bài mới: xem lại các miền của rễ Các loại đất trong sản xuất Tuần 6 Tiết 11 Ngày soạn:28/9/2015 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (T2) A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Xác định và trình bày được con đường rễ cây hút nước, muối khoáng hoà tan. Giải thích vai trò của các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào chăm sóc cây trồng 3. Thái độ: Có ý thức tham gia chăm sóc cây trồng B/ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận Vấn đáp C/ CHUẨN BỊ: GV: tranh vẽ hình 11.2 Bảng phụ D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Bài cũ: (5 Phút) Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây? Cho ví dụ? III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Rễ cây có vai trò hút nước và muối khoáng. Vậy quá trình hút diễn ra ntn? Nó chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? 2. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 20 Phút 15 Phút Hoạt Động 1: GV: Rễ cây bám chặt vào đất và hút nước, muối khoáng hoà tan từ đất. Muốn biết cây cần nước như thế nào ta hãy quan sát thí nghiệm ở sgk HS: đọc thí nghiệm 1 trong SGK GV: yêu cầu hs thảo luận câu hỏi Bạn Minh làm thí nghiệm với mục đích gì? Hãy dự đoán kết quả và giải thích? HS: thảo luận Các nhóm cử đại diện trả lời và bổ sung GV: nhận xét HS quan sát hai chậu cây đậu để chứng minh cây cần nước như thế nào HS: quan sát GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm về lượng nước có trong cây, quả, hạt, củ... HS: báo cáo GV: Qua thí nghiệm 1,2 em có nhận xét gì nhu cầu về nước đối với cây? HS: trả lời GV: Kể tên cây cần nhiều nước? Cây cần ít nước? HS: phát biểu GV: Vì sao cần phải cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ sinh trưởng tốt, năng suất cao? HS: giải thích Hoạt Động 2: GV: treo tranh 11.1, bảng số liệu SGK HS: đọc thí nghiệm 3. GV: Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì? HS: trả lời GV: Dựa vào thí nghiệm trên em hãy thiết kế thí nghiệm, để giải thích tác dụng muối lân, muối kali đối với cây? HS: phát biểu GV: giới thiệu nhu cầu muối khoáng ở các loại cây trồng khác nhau Yêu cầu thảo luận thực hiện lệnh sgk? HS: thảo luận Báo cáo + bổ sung GV: kết luận Liên hệ thực tế sản xuất I. Cây cần nước và các loại muối khoáng: 1. Nhu cầu nước của cây: - Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết. - Nước cần nhiều hay ít phụ thuộc vào loại cây, giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. II. Nhu cầu muối khoáng của cây: - Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan trong nước. - Muối khoáng giúp cho cây sinh trưởng và phát triển - Cây cần nhiều loại muối khoáng trong đó chủ yếu là: Muối đạm, muối lân, muối Kali. IV. Củng cố: (5 Phút) Đọc ghi nhớ Chỉ vào tranh con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan.? Vì sao rễ cây ăn sâu lan rộng, số lượng rễ con nhiều? V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sgk. Bài mới: Kẽ bảng trang 40 vào vở Chuẩn bị vật mẫu: Dầy trầu, tầm gửi, củ sắn.. Tiết 12 Ngày soạn:28/9/2015 THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC LOẠI RỄ, VÀ MIỀN LÔNG HÚT CỦA RỄ BIẾN DẠNG CỦA RỄ A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút. Giải thích vì sao phải thu hoạch củ trước khi hoa nở. Kỹ năng: Khả năng nhận dạng một số loại rễ biến dạng đơn giản 3. Thái độ: Có ý thức tham gia bảo vệ cây trồng B/ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận Vấn đáp tìm tòi C/ CHUẨN BỊ: GV: Tranh 12.1 SGK HS: củ sắn, củ cải, củ cà rốt, dây trầu, tiêu, tầm gửi, dây tơ hồng, cây khoai D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: II. Bài cũ: (5 Phút) Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng ntn? Điều kiện nào ảnh hưởng đến sự hút nướcvà muối khoáng? III. Bài mới : 1. Đặt vấn đề: Rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hoa tan mà ở một số cây rễ còn có những chức năng khác nữa nên hình dạng, cấu tạo của rễ thay đổi làm rễ biến dạng. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 20 Phút Hoạt Động 1: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị vật mẫu của các nhóm HS: Các nhóm đặt vật mẫu lên bàn. GV: Hãy phân chia chúng thành nhóm riêng dựa vào 3 đặc điểm sau: + Rễ dưới mặt đất, rễ trên mặt đất, rễ ở thân cây, trên cây chủ. + Hình dạng, màu sắc, cấu tạo + Chức năng từng loại rễ biến dạng. HS: thực hiện GV: theo dõi, hướng dẫn, bổ sung thắc mắc của hs HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: kết luận Hoạt Động 2: GV: Yêu cầu cá nhân hs điền nội dung bảng vào vở mà hs đã chuẩn bị trước theo các nội dung sau: Kể tên những cây rễ củ? Đặc điểm và chức năng? Kể tên những cây rễ móc? Đặc điểm và chức năng? Kể tên những cây rễ thở? Đặc điểm và chức năng ? Kể tên những cây rễ giác mút, đặc điểm, chức năng? HS: thực hiện Báo cáo + bổ sung GV: kết luận Treo tranh hình 12.1, yêu cầu hs thảo luận từng đôi thực hiện lệnh sgk? HS: thực hiện Đại diện nhóm trả lời + bổ sung. GV: kết luận Tại sao phải thu hoạch củ trước khi cây ra hoa? HS: trả lời GV: Vì sao trồng tiêu, trầu ta phải trồng nơi có trụ bám? HS: phát biểu GV: liên hệ thực tế Với cây rễ thở, bộ phận nào sẽ hút nước và muối khoáng? HS: giải thích GV: giới thiệu cây có rễ giác mút là những cây ký sinh váo cây chủ I. Một số loại rễ biến dạng: Rễ củ Rễ móc Rễ thở Rễ giác múc II. Cấu tạo và chức năng: - Rễ củ: phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. - Rễ móc: mọc từ thân cành trên mặt đất, bám vào trụ giúp cây leo lên. - Rễ thở: mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp - Rễ giác mút: đâm vào thân cành của cây khác để lấy thức ăn từ cây chủ IV. Củng cố: (5 Phút) Đọc ghi nhớ Kể tên các loại rễ biết dạng và chức năng của chúng? V. Dặn do: Trả lời câu hỏi sgk Vật mẫu: Cây bìm bìm, cây đậu (hà lan, xanh, đỏ), cây rau má, cây cỏ mần trầu Tuần 10 Tiết 19 Ngày soạn:26/10/2015 ÔN TẬP A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: Kiến thức: Nhằm giúp hs củng cố hệ thống kiến thức đã học về tế bào thực vật, rễ, thân. Biết được cấu tạo và chức năng của rễ, thân. Phân biệt được các loại rễ, thân biến dạng. 2. Kỹ năng: Vận dụng vào đời sống Rèn kỹ năng hệ thống kiến thức 3. Thái độ: Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây trồng. B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thảo luận Vấn đáp C/ CHUẨN BỊ: GV: Đặt câu hỏi ôn tập + đáp án, một số tranh ảnh . HS: Ôn lại chương rễ, thân . D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút) Kể tên một số loại thân biến dạng? chức năng? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Để làm tốt bài kiểm tra 1 tiết sắp tới, hôm nay chúng ta đi vào ôn tập nội dung kiến thức chương 1, 2, 3 2. Triển khai bài: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 20 Phút Hoạt Động 1: GV: treo tranh các miền của rễ RRễ gồm những miền nào? Chức năng của mỗi miền? HS: trả lời GV: nhận xét bổ sung . GV: Miền hút của rễ gồm những thành phần nào ? chức năng của chúng? HS: trả lời GV: nhận xét . Vì sao lông hút là 1 té bào? HS: trả lời Trình bày vai trò nước, muối khoáng đối với cây trồng? HS: giải thích Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, rễ con nhiều? HS: trả lời GV: kết luận Kể tên các loại rễ biến dạng? Chức năng của chúng? HS: phát biểu GV: kết luận Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi cây ra hoa? HS: giải thích Hoạt Động 2: GV: treo tranh các loại thân. Có mấy loại thân, kể tên một số thân cây? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ sung Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì cho cây? Cây nào có thể bấm ngọn, cây nào không nên bấm ngọn? HS: giải thích GV: Thân non cấu tạo trong như thế nào, Chức năng của bộ phận thân ? HS: nhắc lại GV: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ? HS: thực hiện GV: Thân to ra do đâu? Giải thích sự tạo ra các vòng gỗ hằng năm? HS: phát biểu GV: Có mấy loại thân biến dạng? Chức năng của chúng, cây dùng chất dự trữ làm gì? HS: phát biểu Khi buộc dây phơi đồ, lâu sao chỗ buộc có vết nổi lên? HS: giải thích GV: kết luận Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước, muối khoáng ? HS: trình bày GV: kết luận I:Chương rễ : Các miền của rễ Cấu tạo miền hút Vai trò của nước và muối khoáng Sự hút nước, muối khoáng của rễ Các loại rễ biến dạng II. Chương thân: - Các loại thân - Cấu tạo trong của thân - Sự dài ra, to ra của thân - Các loại thân biến dạng - Sự vận chuyển các chất trong thân cây IV. Củng cố: (5 Phút) (Lồng vào bài) V. Dặn dò: Học các phần ôn tập. Tiết sau kiểm tra 1 tiết Tiết 20 Ngày soạn:26/10/2015 KIỂM TRA 1 TIẾT A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Đánh giá được kết quả học tập của hs về kiến thức, kỹ năng vận dụng Qua bài kiểm tra, hs và Gv rút ra được kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy một cách khoa học Rèn kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế 3. Thái độ: Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong khi làm bài B/ PHƯƠNG PHÁP : Làm bài viết D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Đã nghiên cứu xong 3 chương đầu t
Tài liệu đính kèm: