Giáo án Sinh học 7 - Bài 3: Thực hành: quan sát một số động vật nguyên sinh

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết được nơi sống của động vật không xương sống cùng cách thu thập gây nuôi chúng.

- Quan sát nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.

- Vận dụng nhận biết một số ĐVNS ở địa phương.

- Sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kỹ năng sử dụng kính hiển vi.

- Kỹ năng làm tiêu bản tạm thời.

- Kỹ năng vẽ mẫu thật.

III. PHƯƠNG PHÁP

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Bài 3: Thực hành: quan sát một số động vật nguyên sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 	 Ngày soạn: 25/8/2015 
Tiết: 03 	 	 Ngày dạy: 01/9/2015
Bài 3: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ
ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết được nơi sống của động vật không xương sống cùng cách thu thập gây nuôi chúng.
- Quan sát nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.
- Vận dụng nhận biết một số ĐVNS ở địa phương.
- Sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
- Kỹ năng làm tiêu bản tạm thời.
- Kỹ năng vẽ mẫu thật.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn giảng
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN
- Tranh Hình 3.1, Hình 3.2 SGK.
- Lam, lamen, váng nước xanh, váng nước cống rãnh
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Khám phá: (5 phút)
- Động vật khác với thực vật như thế nào? Động vật có những đặc điểm chung nào?
- Động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
2. Kết nối: Hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy được bằng mắt thường. Qua kính hiển vi ta sẽ thấy trong mỗi giọt nước ao, hồlà một thế giới động vật nguyên sinh vô cùng đa dạng (33 phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Quan sát trùng giày: (17 phút)
- GV lưu ý hướng dẫn HS tỉ mỉ vì đây là bài thực hành đầu tiên,và phân chia nhóm.
 HS làm việc theo nhóm đã phân công.
- GV hướng dẫn các thao tác:
+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nước trong bình chứa váng nước xanh 
+ Nhỏ lên lam kính, đậy lamen và soi dưới kính hiển vi.
+ Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ.
+ Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày. 
HS: Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV.
- GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm.
- Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi " nhận biết hình dạng trùng giày.
GV hướng dẫn cách cố định mẫu: Dùng lamelle đậy lên giọt nước có trùng, lấy giấy thấm bớt nước.
- HS vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày.
- GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển
 - HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển.
- GV cho HS làm bài tập trang 15 sgk, bằng cách chọn câu trả lời đúng
-GV thông báo kết quả đúng.
*Hoạt động 2: Quan sát trùng roi (15 phút)
- GV cho HS quan sát Hình 3.2-Hình 3.3
- GV yêu cầu HS lấy mẫu và quan sát tương tự như quan sát trùng giày.
- GV gọi đại diện 1 số nhóm lên tiến hành theo các thao tác như hoạt động 1.
- GV kiểm tra trên kính hiển vi của từng nhóm.
- GV lưu ý HS sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu.
- Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp gợi ý
- GV yêu cầu HS làm bài tập tr.16 SGK.
- GV thông báo đáp án đúng
+Đầu đi trước
+Màu sắc của hạt diệp lục.
1. Quan sát trùng giày
- Hình dạng: Cơ thể hình khối, không đối xứng, có hình chiếc giày.
- Di chuyển: Vừa tiến vừa xoay, có lông bơi.
2. Quan sát trùng roi
- Ở độ phóng đại nhỏ: thấy nhiều cơ thể lổn nhổn dạng tròn hoặc hình thoi, di động và có màu xanh lá cây.
- Ở độ phóng đại lớn: cơ thể trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn. Ở đầu có roi, nhờ roi xoáy vào nước nên trùng roi di chuyển về phía trước. Trong cơ thể có các hạt diệp lục màu xanh lục và điểm mắt màu đỏ ở gốc roi.
3. Cũng cố, luyện tập: (5phút)
- GV yêu cầu hs dọn dẹp phòng thí nghiệm
- GV đánh giá nhận xét tiết thực hành
4. Hướng dẫn về nhà: (2phút)
- Vẽ hình trùng giày, trùng roi và ghi chú thích
- Xem trước bài 4. TRÙNG ROI.
	+ Mục I (1. Cấu tạo và di chuyển) không dạy
	+ Mục I (4. Tính hướng sáng) không dạy
	+ Câu hỏi 3 trang 19 không yêu cầu học sinh trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Thuc_hanh_Quan_sat_mot_so_dong_vat_nguyen_sinh.doc