I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống của động vật nguyên sinh.
- Phân tích được vai trò của ngành động vật nguyên sinh đối với con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với tự nhiên
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK. Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Từ giá trị thực tiễn của động vật nguyên sinh Giáo dục học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng.
Tuần: 4 Tiết: 7 Bài 10. ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Ngày soạn: 15.09.2015 Ngày dạy: 17.09.2015 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1. Kiến thức: - Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống của động vật nguyên sinh. - Phân tích được vai trò của ngành động vật nguyên sinh đối với con người và vai trò của động vật nguyên sinh đối với tự nhiên 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, làm việc với SGK. Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Từ giá trị thực tiễn của động vật nguyên sinh à Giáo dục học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh phóng to H10.1 2. Học sinh: Kẻ và hoàn thành bảng 1, 2 SGK/27, 28. Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh trong tự nhiên và trong đời sống con người. Liên hệ vai trò của động vật nguyên sinh ở địa phương III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. On định, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (Đề kiểm tra và đáp án: Kèm theo) 3. Hoạt động dạy học: Ngành Động vật nguyên sinh có hơn 40000 loài, mỗi loài có những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, di chuyển khác nhau nhưng chúng vẫn mang những đặc điểm chung. Chúng có những đặc điểm gì? Có vai trò thế nào? Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của ngành Động vật nguyên sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/26. Nhớ lại kiến thức các động vật nguyên sinh đã học + Nêu tên các động vật nguyên sinh đã được học. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - Yêu cầu HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, rút ra kết luận. - HS đọc thông tin SGK/26. Nhớ lại kiến thức các động vật nguyên sinh đã học + Gồm: Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS rút ra kết luận I. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh.Ngành Động vật nguyên sinh rất đa dạng và phong phú: + Hình dạng: Có nhiều hình dạng khác nhau, có thể thay đổi (Trùng biến hình) hoặc không thay đổi (Trùng roi xanh), sống đơn độc (Trùng kiết lị) hay tập đoàn (Tập đoàn vôn vox) + Di chuyển: nhờ roi, lông bơi, chân giả + Cấu tạo: Cơ thể đơn bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống + Môi trường sống: Phong phú: Nước, cạn, kí sinh Bảng: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh STT Đại diện Hình dạng Cấu tạo Dinh dưỡng Môi trường sống Di chuyển Hình thức sinh sản 1 Trùng roi Hiển vi 1 tế bào Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng Nước Roi Phân đôi 2 Trùng biến hình Nước Chân giả 3 Trùng giày Nước Lông bơi Phân đôi, tiếp hợp 4 Trùng kiết lị Dị dưỡng Kí sinh trong ruột Chân giả Phân đôi 5 Trùng sốt rét Kí sinh trong máu Không di chuyển Phân nhiều 6 Tập đoàn trùng roi 1mm Tập đoàn Dị dưỡng Nước Roi Phân đôi Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành Động vật nguyên sinh. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bài - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/26 kết hợp với các kiến thức đã học trong các bài trước hoàn thành bảng 2: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Yêu cầu HS báo cáo - Yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của động vật nguyên sinh - Yêu cầu HS liên hệ vai trò của động vật Nguyên sinh ở địa phương? - Là HS cần làm gì để bảo vệ động vật nguyên sinh có lợi? - Chốt lại - HS nghiên cứu thông tin SGK/26 kết hợp với các kiến thức đã học trong các bài trước hoàn thành bảng 2: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - HS báo cáo - HS rút ra kết luận về vai trò của động vật nguyên sinh - Động vật nguyên sinh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường nước - Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng II. Vai trò thực tiễn. + Đối với tự nhiên: Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước + Đối với đời sống: Gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật Bảng 2: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Vai trò thực tiễn Tên các đại diện Làm thức ăn cho động vật nhỏ, giáp xác nhỏ Trùng giày, trùng roi gây bệnh ở động vật Trùng roi máu, trùng cầu Gây bệnh ở người Trùng kiết lị, trùng sốt rét IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1. Củng cố:- Yêu cầu HS đọc to ghi nhớ. - GV nêu câu hỏi: 1. Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do và loài sống kí sinh? 2. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá? - Yêu cầu HS hoàn thành một số câu hỏi trắc nghiệm sau: 1. Đặc điểm không có ở ngành Động vật nguyên sinh là: a. Đơn bào, hình khối b. đa bào, hình khối c. đơn bào , dẹp d. đơn bào đối xứng 2. Đại diện của ngành động vật nguyên sinh sống ở nước ngọt là: a. Trùng biến hình b. trùng kiết lị c. trùng sốt rét d. trùng roi máu 2. Dặn dò : Đọc mục “Em có biết”. Học thuộc bài, chuẩn bị bài thủy tức: Tìm hiểu đặc điểm hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống của thủy tức. Giải thích vì sao thủy tức tiến hóa hơn động vật nguyên sinh. Nhận xét bài kiểm tra Thống kê chất lượng Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém
Tài liệu đính kèm: