Giáo án Sinh học 7 - Phân biệt động vật với thực vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật

- Kể tên được các ngành động vật.

- Trình bày được vai trò của động vật từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ và phát triển động vật

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, so sánh, làm việc với SGK

- Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Động vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và con người, tuy nhiên, một số loài có hại: truyền bệnh: trùng sốt rét, muỗi à Hiểu được mối liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống con người, có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Phân biệt động vật với thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 
Tiết: 2 
Bài 2. PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT 
Ngày soạn: 24.08.2015
Ngày dạy: 26.08.2015
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật
- Kể tên được các ngành động vật.
- Trình bày được vai trò của động vật từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ và phát triển động vật
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, so sánh, làm việc với SGK
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Động vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và con người, tuy nhiên, một số loài có hại: truyền bệnh: trùng sốt rét, muỗi à Hiểu được mối liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống con người, có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh phóng to, bảng phụ
2. Học sinh: Kẻ bảng 1/10: So sánh động vật với thực vật từ đó rút ra các đặc điểm của động vật, bảng 2/12: Tìm hiểu các động vật có vai trò quan trọng trong đời sống con người, liên hệ các động vật ở địa phương. Tìm hiểu sơ lược sự phân chia của động vật, tìm hieur các đại diện của các ngành, các lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. On đinh, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Chứng minh động vật ở địa phương em rất đa dạng và phong phú?
3. Hoạt động dạy học: 
Động vật và thực vật hai giới khác nhau trong sinh giới bởi những đặc điểm mà có ở giới này mà không có ở giới khác. Vậy động vật phân biệt với thực vật ở những điểm nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm phân biệt động vật với thực vật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bài
- GV treo tranh 2.1 hướng dẫn HS hoàn thành bảng 1 SGK trang 9 dựa vào H2.1
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp 2 HS 3’ hoàn thành bảng 1
- HS quan sát tranh, đọc chú thích ghi nhớ kiến thức. 
- HS thảo luận nhóm cặp hoàn thành bảng 1
I. Phân biệt động vật với thực vật.
- Giống nhau: Cấu tạo tế bào, khả năng sinh trưởng và phát triển
- Khác nhau: động vật không có vách cellullose, không có khả năng tự tổng hợp chât hữu cơ, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan.
Cấu tạo từ TB
Thành cellulo của TB
Sinh sản và lớn lên
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di chuyển
Hệ thần kinh và giác quan
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp
Lấy sẵn
Không
Có
Không
Có
ĐV
+
+
+
+
+
TV
+
+
+
+
+
+
- Yêu cầu HS qua bảng trên rút ra kết luận
+ Động vật giống thực vật ở điểm nào?
+ Động vật khác thực vật ở điểm nào?
+ Vì sao động vật và thực vật có nhiều điểm giống với thực vật?
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
- Động vật và thực vật có rất nhiều điểm khác nhau và nhiều điểm giống nhau.
+ Đặc điểm giống nhau: Cấu tạo từ tế bào, lớn lên, sinh sản.
+ Đặc điểm khác nhau: di chuyển, dinh dưỡng, thần kinh và giác quan, thành tế bào.
+ Vì cả thực vật và động vật đều là cơ thể sống
- HS rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của giới động vật. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bài
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
+ Người ta phân chia động vật thành mấy ngành? Đó là những ngành nào?
- Giới thiệu: Trong SH 7 chỉ học 8 ngành. 7 ngành ĐVKXS 1 ngành ĐVCXS
- GV giới thiệu sơ lược các ngành động vật, một số động vật đại diện của các ngành
- Yêu cầu HS nhắc lại các ngành động vật trong chương trinh SH7? Nêu một số đại diện của các ngành đó?
+ Người ta dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các ngành?
- Bổ sung: Trong các ngành lại được phân chia ra thành các lớp, các lớp lại được chia làm các bộ, các họ, trong đó có các loài động vật.
- HS đọc thông tin
+ Có 20 ngành động vật. (Như SGK)
- HS lắng nghe.
- Có 20 ngành động vật, SH 7 chỉ học 8 ngành.
Ngành động vật nguyên sinh: Trùng roi
Ngành Ruột Khoang: thủy tức
Ngành Giun: Giun dẹp, giun tròn, Giun đốt.(sán lá gan, guin đũa, giun đất)
Ngành Thân mềm: trai sông
Ngành Chân Khớp: tôm sông
Ngành Động vật có xương sống gồm lớp cá, Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
+ Dựa vào cấu tạo cơ thể.
II. Sơ lược phân chia giới động vật
Có 20 ngành động vật, SH 7 chỉ học 8 ngành.
Ngành động vật nguyên sinh: Trùng roi
Ngành Ruột Khoang: thủy tức
Ngành Giun: Giun dẹp, giun tròn, Giun đốt.(sán lá gan, guin đũa, giun đất)
Ngành Thân mềm: trai sông
Ngành Chân Khớp: tôm sông
Ngành Động vật có xương sống gồm lớp cá, Lưỡng cư, bó sát, chim, thú
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của động vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bài
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức sẵn có hoàn thành bảng vai trò của động vật.
- Yêu cầu HS sửa bài hoàn thành bảng
- Dựa vào bảng trên rút ra kết luận về vai trò của động vật?
- Yêu cầu HS liên hệ các động vật ở địa phương và vai trò của chúng?
+ Là học sinh chúng ta cần làm gì để động vật ngày càng có nhiều lợi ích hơn đối với tự nhiên và đời sống con người?
+ Cần làm gì để hạn chế sự phát triển của động vật có hại?
- Giới thiệu cho HS mối quan hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống con người từ đó giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của động vật và có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
- HS dựa vào kiến thức sẵn có hoàn thành bảng
- Có lợi: Thực phẩm, nghiên cứu khoa học
- Ngựa: kéo xe; Trâu bò: lấy thịt, sức kéo, phân bón
+ Bảo vệ và phát triển các động vật có lợi, hạn chế sự phát triển của các động vật có hại.
+ Cần phải giữ gìn môi trường sống trong sạch
- HS rút ra kết luận
III. Vai trò của động vật.
Động vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người
Bảng: Vai trò của động vật
STT
Các mặt lợi hại
Tên loài động vật đại diện
1
Động vật cung cấp nguyên liệu cho người :
- Thực phẩm 
- Lông 
- Da 
- Gà, lợn, bò, trâu, thỏ, vịt 
- Gà, cừu, vịt .
- Trâu, bò
2
Động vật dùng làm thí ngiệm :
- Học tập nghiên cứu khoa học 
- Thử nghiệm thuốc 
-Ech, thỏ, chó 
-Chuột, chó 
3
Động vật hỗ trợ con người :
- Lao động 
- Giải trí 
- Thể thao 
- Bảo vệ an ninh 
- Trâu ,bò ngựa,voi,lạc đà .
- Voi , gà,khỉ..
- Ngựa , chó ,voi.
- Chó 
4
Động vật truyền bệnh 
- Ruồi, muỗi ,rận, rệp 
IV.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc to ghi nhớ.
- GV nêu câu hỏi:
1. Động vật phân biệt với thực vật ở đặc điểm chủ yếu nào?
2. Kể tên một số loài động vật có lợi, hại ở địa phương?
3. Theo em, ở địa phương động vật nào có giá trị kinh tế nhất?
- Yêu cầu HS hoàn thành một số câu hỏi trắc nghiệm:
1. Động vật có hại là:
a. Cóc tía, ong mắt đỏ.
b. Voi, khỉ
c. Gà, vịt
d. Chấy, rận.
2. Động vật có đặc điểm khác thực vật là:
a. Có khả năng di chuyển, tự dưỡng, có thể dịch
b. Có khả năng di chuyển, dị dưỡng, chưa có hệ thần kinh
c. Không có khả năng di chuyển, dị dưỡng, có hệ thần kinh
d. Có khả năng di chuyển, dị dưỡng, có hệ thần kinh
2. Dặn dò:
- Ý thức, tinh thần học tập
- Học thuộc bài, đọc mục: Em có biết. Chuẩn bị bài: Thực hành quan sát động vật nguyên sinh. Mang mẫu (Theo nhóm) nước lấy ở hồ có bèo Nhật bản, váng cống rãnh. Nuôi cấy động vật ngyên sinh bằng cách lấy rơm khô hoặc cỏ khô, cỏ tươi, hoặc cây bèo nhật bản ngâm trong nước khoảng 1 ngày đêm. Viết mẫu bản tường trình thực hành theo phần lệnh mục nội dung trong SGK/14, 15, 16

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_2_Phan_biet_dong_vat_voi_thuc_vat_Dac_diem_chung_cua_dong_vat.docx