Giáo án Sinh học 7 - Thủy tức

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được khái niệm về ngành ruột khoang.

 - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của thủy tức – đại diện của ngành ruột khoang.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Tranh vẽ phóng to các hình 8.1, 8.2 SGK.

 - Bảng phụ đã kẽ sẵn bảng “một số tế bào thành cơ thể thuỷ tức”.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Kẽ bảng “một số tế bào thành cơ thể thuỷ tức” vào vở bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2115Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Thủy tức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY TỐT THÁNG 9
Tuần: 4 Ngày soạn 04 tháng 9 năm 2015
Tiết: 8
Chương II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8: THỦY TỨC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Trình bày được khái niệm về ngành ruột khoang.
 - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của thủy tức – đại diện của ngành ruột khoang.
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên : 
 - Tranh vẽ phóng to các hình 8.1, 8.2 SGK.
 - Bảng phụ đã kẽ sẵn bảng “một số tế bào thành cơ thể thuỷ tức”.
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
 - Kẽ bảng “một số tế bào thành cơ thể thuỷ tức” vào vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp: ( 1p ) Điểm danh sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p )
Nội dung kiểm tra
Đáp án
BĐ
NX
? Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
? Những lợi ích của động vật nguyên sinh?
- Kích thước hiển vi.
- Cơ thể là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng dị dưỡng là chủ yếu.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, hữu tính.
- Làm thức ăn cho động vật ở nước (trùng biến hình, trùng nhảy).
- Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mỏ dầu.
6đ
4đ
 3. Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1p) Ruột khoang là một trong những ngành động vật đa bào bậc thấp, đa số ruột khoang sống ở biển. Thủy tức là đại diện của ruột khoang sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng của ruột khoang.
 * Tiến trình bài dạy: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8p
* Hoạt động 1: Hình dạng ngoài và di chuyển.
- GV: Yêu cầu quan sát hình 8.1, 8.2, đọc thông tin SGK tr. 29 trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi:
+ Hãy miêu tả hình dạng ngoài của thuỷ tức?
+ Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển của thuỷ tức.
- GV: Chữa bằng cách gọi đại diện 1 vài nhóm lên bảng chỉ trên tranh các bộ phận cơ thể và mô tả cách di chuyển của thuỷ tức.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về hình dạng ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức.
- HS: Thảo luận nhóm.
- HS: Cơ thể hình trụ, có đối xứng toả tròn. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua, phần dưới gọi là đế bám.
- HS: Di chuyển: kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
- HS: Rút ra kết luận chung.
I. Hình dạng ngoài và di chuyển:
- Cơ thể hình trụ.
- Phần dưới là đế bám vào giá thể.
- Phần trên có lỗ miêng, xung quanh có nhiều tua.
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
- Di chuyển: kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
8p
 * Ho * Hoạt động 2: Cấu tạo trong.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc của thuỷ tức, đọc thông tin trong bảng 1 trao đổi nhóm hoàn thành bảng.
- GV: Chữa bằng cách gọi đại diện của một vài nhóm đọc kết quả GV ghi kết quả của nhóm lên bảng.
- GV: Thông báo đáp án đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Tế bào gai.
Tế bào thần kinh.
Tế bào sinh sản.
Tế bào mô cơ tiêu hoá.
Tế bào mô bì cơ.
? Thành cơ thể có mấy lớp tế bào? 
? Lớp ngoài, lớp trong gồm những tế bào nào ?
? Giữa hai lớp có gì ngăn cách ? 
? Miệng thủy tức thông với bộ phận nào ? 
- GV hỏi: Trình bày cấu tạo trong của thủy tức?
- GV: Cho HS rút ra kết luận.
- HS: Quan sát hình, đọc thông tin hoàn thành bảng.
- HS: Đại diện 1-2 nhóm đọc kết quả hoàn thành bảng các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS: Các nhóm theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào (lớp ngoài và lớp trong).
- Tế bào gai, tế bào thần kinh. Tế bào mô bì cơ.
- Tế bào mô cơ tiêu hóa.
- Có tầng cơ ngăn cách.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa.
- HS: Dựa vào bảng trình bày.
II. Cấu tạo trong:
Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào:
- Lớp ngoài: Gồm TB gai, TB thần kinh, TB mô bì cơ.
- Lớp trong : TB mô cơ tiêu hóa.
- Giữa hai lớp có tầng keo mỏng.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa gọi là ruột thứ.
10p
 * Hoạt động 3: Dinh dưỡng
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi, kết hợp thông tin mục ¨ SGK tr. 31 trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
+ Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi?
+ Thủy tức thải bã bằng cách nào?
- GV: Chữa bài bằng cách gọi 1 vài nhóm trả lời các nhóm khác nhận, xét bổ sung.
- GV hỏi: Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào?
* Lưu ý: Nếu HS không trả lời được, GV gợi ý dựa vào phần thảo luận trên.
- GV thông báo thêm: Thuỷ tức chưa có cơ quan hô hấp. Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.
- HS: Thảo luận nhóm.
- HS: Đưa mồi vào miệng bằng tua.
- HS: Nhờ tế bào mô cơ tiêu hoá mà thủy tức tiêu hoá được mồi.
- HS: Lỗ miệng thải bã.
- Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng tua ® chạm vào mồi, tế bào gai phóng ra làm tê liệt con con mồi ® nuốt.
III. Dinh dưỡng:
- Thuỷ tức bắt mồi nhờ các tua miệng.
- Quá trình tiêu hoá thực hiện trong ruột túi.
- Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể. 
7p
 * Hoạt động 4: Sinh sản
- GV: Yêu cầu HS quan sát tranh “Sinh sản của thuỷ tức” trả lời câu hỏi:
+ Thủy tức có những kiểu sinh sản nào?
- GV: Gọi 1 HS lên miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thủy tức.
- GV giảng giải: Khả năng tái sinh cao của thuỷ tức là do thủy tức còn có tế bào chưa chuyên hoá.
? Tại sao gọi thủy tức là động vật đa bào thấp ?
- GV: Cho HS đọc kết luận cuối bài trong SGK.
- HS: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- HS: Thủy tức sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính. Chúng có khả năng tái sinh.
- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
- Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
- Ruột ở dạng túi, chưa có hậu môn. Việc nhận thức ăn và thải bã đều qua lỗ miệng.
IV. Sinh sản:
- Sinh sản vô tính: mọc chồi.
- Sinh sản hữu tính: hình thành tế bào sinh dục đực cái.
- Tái sinh: một phần của cơ thể tạo nên một cơ thể mới. 
4p
 * Hoạt động 5: Củng cố 
 - Cho HS đọc phần kết luận SGK sau bài học.
 - Hướng dẫn câu hỏi sau bài .
1. Chọn các đáp án đúng:
 a. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
 b. Bơi nhanh trong nước.
 c. Thành cơ thể 2 lớp: ngoài và trong.
 d. Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn.
 e. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám.
 f. Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã.
+ Nêu ý nghĩa của tế bào gai trong đời sông của thuỷ tức?
+ Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
+ Nêu các loại TB cấu tạo nên cơ thể thủy tức
- Vẽ sơ đồ tư duy: thủy tức
- HS đọc phần kết luận bài.
1. a, c, e, f.
- HS: Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thuỷ tức.
- HS: Qua lỗ miệng
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1p )
 - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK cuối bài.
 - Đọc mục: Em có biết?.
 - Chuẩn bị bài mới: Kẽ bảng 1 SGK tr. 33 và bảng 2 SGK tr. 35 vào vở bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
.....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Thuy_tuc.doc