Giáo án Sinh học 8 - Cơ quan phân tích thính giác

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.

- Mô tả được các bộ phận của tai, cấu tạo của cơ quan Coocti trên tranh hoặc trên hình.

- Trình bày được quá trình thu nhận các kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích cấu tạo của một loại cơ quan qua loại tranh phân tích.

- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Cơ quan phân tích thính giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13/3/2015-Lớp 8C Tiết: 53
BÀI 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai, cấu tạo của cơ quan Coocti trên tranh hoặc trên hình.
- Trình bày được quá trình thu nhận các kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích cấu tạo của một loại cơ quan qua loại tranh phân tích.
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ thần kinh sinh dưỡng.
4. Phát triển năng lực.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Tư duy logic.
- Năng lực cá nhân.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Giáo viên
- Tranh: hình 51-1, hình 51-2 SGK
2. Học sinh
- Xem trước nội dung bài.
III. Phương pháp.
-Hoạt động nhóm
-Vấn đáp tìm tòi
-Trực quan
IV. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức(1’): 8A:. 
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
(?) Nêu rõ nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách của bệnh đau mắt hột?
 - Hs: Nguyên nhân do 1 loại virus, mặt trong mi mắt có những hột nổi cổm, hậu quả khi hột vỡ làm thành vết sẹo, làm cho lông mi quặm vào trong → đục màng giác. cuối cùng dẫn đến mù lòa. Cách phòng chống: giữa mắt sạch sẽ, rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt, không dùng chung khăn với người bệnh.
3. Bài mới
a, Giới thiệu bài:
-Ta có thể cảm giác và phân biệt được âm thanh trầm bổng, to nhỏ khác nhau phát ra từ nguồn âm là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào? Quá trình thu nhận cảm giác âm thanh ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
b, Hoạt động
Hoạt động 1(15’)
Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo tai. Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(12’)
Mục tiêu: Tìm hiểu chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK , quan sát hình và trả lời câu hỏi.
(?) Mô tả quá trình truyền sóng âm và thu nhận cảm giác về âm?
- HS: Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ. cuối cũng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên cơ quan Coocti, sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti hưng phấn rồi truyền về ở vùng phân tích ở trung ương cho ta biết về âm thanh đó.
- Gv: Có thể phân tích cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh bằng sơ đồ đơn giản
 truyền đến qua 
Sóng âm màng nhĩ Chuỗi 
 đến làm
xương tai Cửa bầu Chuyển
 và làm
động nội, ngoại dịch rung màng cơ
 đển
 sở kích thích cơ quan Coocti xuất 
 tại
hiện xung thần kinh vùng thính giác (phân tích cho biết âm thanh)
(?) Tại sao ta có thể phân biệt được âm thanh lớn, nhỏ khác nhau?
 → (liên hệ xem phần em có biết)
- GV: Qua các nội dung yêu cầu HS tự rút ra kết luận:
 II/ Chức năng thu nhận sóng âm 
-Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh.
-Sóng âm -> màng nhĩ -> chuỗi xương tai-> cửa bầu-> chuyển động ngoại dịch, chuyển động nội dịch-> rung màng cơ sở -> kích thích cơ quan Coocti->xuất hiện xung thần kinh vùng thính giác(ở thùy thái dương).
Hoạt động 3(10’) 
Mục tiêu: Tìm hiểu phòng tránh các bệnh và tật của tai
- Gv: Yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK.
- Hs: Tự thu nhận thông tin 
(?) Ráy tai có tác dụng gì?
- Hs: Có tác giữ bụi
(?) Cho biết nguyên nhân cơ bản làm cho tai không tiếp nhận được âm thanh?
- Hs: + Rách hoặc thủng màng nhĩ
 + Do tế bào thụ cảm thính giác bị tổn thương
- Gv: Khi màng nhĩ rách hoặc bị thủng, thì sóng âm từ ống tai hướng vào (dẫn vào) tới màng nhĩ không rung (do rách...) nên sóng âm không truyền vào tai trong được
(?) Để tai hoạt động tốt chúng ta cần lưu ý những điều gì?
-Giữ vệ sinh tai bằng cách:
+Bảo vệ tai
+ Không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai
+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai
+ Có biện pháp chống giảm tiếng ồn
 III/ Vệ sinh tai
- Luôn giữ tai sạch sẽ, không dùng que nhọn và vật sắc để ngoái tai.
- Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến tai không nghe rõ.
- Ở trẻ em nếu bị điếc sẽ dẫn đến bị câm nên cần phải cẩn thận
Hoạt động 4(8’)
Mục tiêu: Biện pháp chống và giảm tiếng ồn.
-Gv: Sóng âm làm rung màng căng của màng nhỉ rồi khuyếch tán vào cửa bầu dục truyền đến dây thần kinh thính giác. Nếu âm thanh to, mạnh dễ làm tổn thương màng căng của màng nhỉ nên cần làm việc trong bầu không khí yên tĩnh tránh ô nhiễm.
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã biết trả lời câu hỏi?
-Hs: nhớ lại kiến thức, suy nghĩ trả lời
(?) Tác động vào nguồn âm như thế nào để giảm tiếng ồn?
+Cấm bóp còi ở gần trường học, bệnh viện,
(?)Làm thế nào để phân tán âm trên đường truyền âm?
+Trồng cây xanh
(?)Làm thế nào để ngăn chặn âm không truyền đến tai?
+Xây tường chắn, làm trần nhà bằng xốp, đóng kín cửa
- Biện pháp
+ Làm giảm độ to của âm phát ra.
+ Ngăn chặn đường truyền âm.
+ Phát tán âm trên đường truyền.
+ Dùng vật liệu cách âm.
4. Củng cố(2’)
- Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ và mục em có biết SGK.
5. Dặn dò(2’)
- Học thuộc bài
- Xem bài mới : Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Kẻ bảng 52.1 vào vở
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_51_Co_quan_phan_tich_thinh_giac.doc