Giáo án Sinh học 9

A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Nêu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của DTH.

- Trình bày được phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen.

- Hiểu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

- Có ý thức vươn lên trong học tập, có niềm tin vào khoa học, vào bản thân.

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

 

doc 50 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P(N) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P(NN) = P(N).P(N) = 1/2 . 1/2 = 1/4
 KG F2:
P(AA) = P(A).P(A) = 1/2 . 1/2 = 1/4
P(Aa) = 2.P(A).P(a) = 2. 1/2 . 1/2 = 1/2
P(aa) = P(a).P(a) = 1/2 . 1/2 = 1/4
IV. Thu hoạch
IV. Củng cố: (5 Phút)
GV cho HS trả lời câu hỏi đặt ra từ đầu bài.
V. Dặn dò:
Làm các bài tập chương I 
Tuần 4
Tiết 7
 Ngày soạn:13/9/2015
BÀI TẬP
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Vận dụng được lý thuyết vào giải bài tập
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ phân tích dạng bài, giải bài tập trắc nghiệm.
3. Thái độ:
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân. Trung thực, khách quan.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bài tập, đáp án.
Học sinh: Làm trước bài tập ở nhà.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
 Nhắc lại nội dung các quy luật di truyền của Men đen?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Để hiểu các quy luật di truyền của Men đen cũng như vận dung để giải các bài toán thì trước hết cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
20 Phút
Ho¹t ®éng 1:
GV chia b¶ng, gäi 4 HS lªn b¶ng lµm c¸c bµi tËp 1, 2, 3, 4 trang 22 - 23 SGK
4 HS lªn b¶ng hoµn thµnh bµi tËp. C¶ líp lµm vµo giÊy, chó ý quan s¸t, nhËn xÐt, bæ sung.
GV nhËn xÐt, cho ®iÓm
Ho¹t ®éng 2
GV rÌn luyÖn cho HS c¸ch viÕt giao tö cña c¸c kiÓu gen kh¸c nhau b»ng c¸c bµi tËp:
ViÕt giao tö cña c¸c c¬ thÓ cã kiÓu gen sau:
a/ AaBb
b/ AABb
c/ AaBbDd
d/ AaBBdd
GV gäi 4 HS lªn b¶ng lµm bµi tËp. C¶ líp lµm vµo giÊy nh¸p. X¸c ®Þnh tû lÖ c¸c lo¹i giao tö trong c¸c tr­êng hîp trªn.
GV gäi 2 HS lªn b¶ng lµm bµi tËp 4 trang 19 vµ 5 trang 23 SGK.
GV yªu cÇu HS lý gi¶i sù lùa chän cña m×nh.
GV cho ®iÓm.
I. Bµi tËp lai mét cÆp tÝnh tr¹ng 
§¸p ¸n:
1 - a
2 - d
3 - d
4 - b hoÆc c
II. Bµi tËp lai hai cÆp tÝnh tr¹ng
a. AB : Ab : aB : ab
b. AB : Ab
c. ABD : ABd : AbD : Abd : aBD : aBd : abD : abd
d. ABd : aBd
BT 4 (Trang 19): AABB.
BT 5 (Trang 23): d: Aabb x aaBB
IV. Cñng cè: (5 Phút)
GV nhËn xÐt tinh thÇn chuÈn bÞ, th¸i ®é häc tËp cña HS.
V. DÆn dß:
GV giao bµi tËp vÒ nhµ cho HS.
§äc bµi 8: NhiÔm s¾c thÓ.
Tiết 8
 Ngày soạn:13/9/2015
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. 
Mô tả được cấu trúc điển hình và chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại, giải quyết vấn đề.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong bảng 8, ảnh bộ NST người, cấu trúc hiển vi của NST.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
GV giới thiệu về chương II. Các loài khác nhau được đặc trưng về những đặc điểm nào của bộ NST?
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
10 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV chiếu bảng 8 SGK: Số lượng bộ NST của một số loài. Đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Bộ NST lưỡng bội của loài có số lượng như thế nào?
+ Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài đó không.
HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
GV cho HS quan sát H.8.2. Nhận xét về hình dạng của NST.
HS quan sát, nhận xét, tự rút ra kết luận.
 Hoạt động 2
GV yêu cầu HS quan sát H.8.4 - 5, đọc thông tin SGK.
Xác định thành phần cấu trúc của NST ở số 1 và số 2.
HS tự rut ra kết luận sau khi thảo luận.
Hoạt động 3
GV thuyết giảng để gợi lên mối quan hệ giữa nhân tố di truyền - gen - NST.
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
I. Tính đặc trưng của bộ NST
- Trong tế bào xôma, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm hai NST giống nhau về hình thái, cấu tạo, kích thước tạo nên bộ NST lưỡng bội có số lượng đặc trưng cho mỗi loài (2n). Trong tế bào giao tử, bộ NST chỉ còn lại một nửa: bộ NST đơn bội (n).
- Bộ NST của mỗi loài còn được đặc trưng về hình dạng: Hình hạt, hình que, hình dấu phẩy,... 
Tế bào của mỗi laòi sinh vật được đặc trưng về số lượng và hình dạng.
II. Cấu trúc của NST
Quan sát dưới kính hiển vi quang học ở kì giữa của quá trình phân bào, NST có cấu trúc điển hình như sau:
+ Mỗi NST gồm 2 crômatit (1) gắn với nhau ở tâm động (2) (eo thứ nhất). Một số NST còn có eo thứ 2 (thể kèm).
+ Mỗi Crômatit gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và Prôtêin loại Histon.
III. Chức năng của NST
+ NST là cấu trúc mang gen (Nhân tố di truyền). Mỗi gen nằm ở vị trí xác định trên NST.
+ Gen có bản chất là ADN. ADN có khả năng tự sao và nhờ vậy NST mới tự nhân đôi được trong quá trình phân bào. Qua đó các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
*Kết luận chung: SGK
 IV. Củng cố:
Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
 V. Dặn dò:
Học, trả lời câu hỏi SGK
Đọc bài Nguyên phân. Kẻ bảng 9.1, bảng 9.2 (Cột 1 và 3).
Tuần 5
Tiết 9
 Ngày soạn:20/9/2015
BÀI 9: NGUYÊN PHÂN
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
Trình bày được sự biến đổi hình thái của NST trong chu kỳ phân bào. Các diễn biến của NST qua các kỳ của quá trình NP.
Phân tích được ý nghĩa của NP đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong H.9.2 - 3, bảng 9.2.
Học sinh: Kẻ bảng 9.1 - 2 vào vở bài tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II. Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
 Trình bày cấu trúc hiển vi của NST?
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Trong kỳ giữa của quá trình phân bào NST có cấu trúc đặc trưng. Nhưng các kỳ khác thì NST có sự biến đổi như thế nào?
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
10 Phút
10 Phút
GV chiếu bảng H.9.1 SGK: 
+ Quá trình phân chia tế bào diễn ra qua mấy giai đoạn chính?
Hoạt động 1:
GV chiếu H.9.2 SGK , lưu ý HS về mức độ đóng, duỗi xoắn và trạng thái đơn, kép của NST. Hoàn thành bảng 9.1.
HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS quan sát H.9.3, nhấn mạnh sự nhân đôi và hình thái của NST qua các kỳ, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, xác định các diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ
HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành bảng. 
GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận. 
Hoạt động 3
GV nêu câu hỏi:
+ Bộ NST ở tế bào con như thế nào so với tế bào mẹ?
+ NP làm cho số lượng tế bào trong cơ thể biến đổi như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp giâm, chiết, ghép ở thực vật là gì?
HS dựa vào kết quả của quá trình NP cũng như kiến thức thực tế trả lời. GV bổ sung thêm. Từ đó rút ra kết luận.
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
Quá trình phân chia tế bào gồm 2 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Chiếm 90% thời gian của quán trình phân bào.
+ Giai đoạn phân chia: Gồm 4 kỳ (Đầu, giữa, sau, cuối).
I. Biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào.
Tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng về số lượng và hình dạng.
II. Những diễn biến của NST trong chu kỳ tế bào
Kết luận: Bảng (Phần phụ lục)
III. Ý nghĩa của nguyên phân
+ Quá trình nguyên phân sao chép nguyên vẹn bộ NST của TB mẹ cho 2 TB con.
+ Số lượng TB tăng lên giúp cơ thể sinh trưởng.
+ Đối với các loài sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, nguyên phân giúp tạo ra cơ thể hoặc cơ quan mới.
*Kết luận chung: SGK
IV. Củng cố: (5 Phút)
Sử dụng bài tập 2, 3, 4 SGK.
V. Dặn dò:
Học, trả lời câu hỏi SGK và bài tập cuối bài vào vở bài tập.
Đọc bài Giảm phân. Kẻ bảng 10 vào vở.
VI. Phụ lục:
Kỳ
Những diễn biến cơ bản của NST
Đầu 
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép đính với nhau và với các sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động.
Giữa
- Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài.
- Các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Sau 
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về mỗi cực của TB.
Cuối
- Các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
 Tiết 10
 Ngày soạn:20/9/2015
BÀI 10: GIẢM PHÂN
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
Trình bày được sự biến đổi hình thái của NST trong các kỳ của quá trình giảm phân. Các diễn biến của NST qua các kỳ của quá trình GP.
Nêu được đặc điểm khác nhau giữa GPI, GPII và NP.
Phân tích được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong H.10 SGK
Học sinh: Kẻ bảng 10 vào vở bài tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
Trình bày những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ của quá trình NP?
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Trong bài 8 chúng ta đã biết ở tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n). Vậy, tế bào đơn bội được tạo ra như thế nào? Quá trình đó có gì giống và khác so với quá trình NP mà chúng ta vừa được học?
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15
Phút
20 Phút
GV giảng giải: 
+ Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân chia liên tiếp (giảm phân I và giảm phân II), nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào thứ nhất. Mỗi lần phân bào đều diễn ra qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối.
Hoạt động 1:
GV chiếu H.10 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK cho biết những diễn biến cơ bản của GPI?
HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
GV lưu ý cho HS: Trong cặp NST kép tương đồng, một NST kép có nguồn gốc từ bố, một NST kép có nguồn gốc từ mẹ.
+ Em có nhận xét gì về nguồn gốc bộ NST kép đơn bội ở 2 tế bào con của GPI?
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi: Những diễn biến của NST trong GPII?
HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận. 
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
I. Những diễn biến cơ bản của NST trong GPI.
+ Kỳ đầu: NST đóng xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiến lại gần nhau, bắt chéo nhau (Sự tiếp hợp), có thể xảy ra trao đổi một đoạn NST cho nhau sau đó tách ra.
+ Kỳ giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, tập trung thành 2 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
+ Kỳ sau: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về mỗi cực của tế bào.
+ Kỳ cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới hình thành tạo nên 2 tế bào có bộ NST kép đơn bội (n NST kép). 
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong GPII
+ Kỳ đầu: NST co lại, thấy rõ số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội.
+ Kỳ giữa: NSt tập trung thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc mới.
+ Kỳ sau: Mỗi NST đơn trong NST kép tách nhau ra và phân li độc lập về mỗi cực của tế bào.
+ Kỳ cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (n NST đơn) 
* Kết quả: Từ một tế bào lưỡng bội (2n) qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào đơn bội (n)
*Kết luận chung: SGK
 IV. Củng cố: (5 Phút)
Sử dụng bài tập 4 SGK.
 V. Dặn dò:
Học, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc bài Giảm phân. Kẻ bảng sau vào vở.
Giai ®o¹n
Ph¸t sinh giao tö c¸i
Ph¸t sinh giao tö ®ùc
GPI
GPII
KÕt qu¶
Tuần 6
Tiết 11
 Ngày soạn:28/9/2015
BÀI 11: SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
Nêu được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực vật có hoa
Phân biệt được quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
Hiểu và giải thích được bản chất của quá trình thụ tinh.
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Tranh phóng H.11 SGK
 Học sinh: Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
 Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của GPI là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo ra qua quá trình giảm phân?
III. Nội dung bài mới: 
a/ Đặt vấn đề.
Các tế bào con được tạo ra qua giảm phân đã gọi là giao tử chưa? Quá trình hình thành giao tử như thế nào? sau khi hình thành các giao tử kết hợp với nhau như thế nào để tạo nên hợp tử? Bản chất của quá trình này là gì?
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
 10 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV chiếu H.11 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
Quá trinh phát sinh giao tử đực và cái có đặc điểm gì giống và khác nhau?
HS độc lập tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện đáp án:
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS quan sát lại hình 11 SGK, nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:
+ Bản chất của quá trình thụ tinh là gì?
+ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử đực và cái lại tạo được hợp tử chứa các tổ họp NST khác nhau về nguồn gốc.
HS tự nghiên cứu trả lời.
GV bổ sung, chốt:
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS nghiên cứu lại hoạt động 1 và 2. 
Nêu ý nghĩa của quá trình GP và thụ tinh?
Sự kết hợp của 3 quá trình NP, GP và thụ tinh có ý nghĩa gì đối với các loài sinh sản hữu tính?
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
I. Sự phát sinh giao tử
* Giống nhau:
- Các tế bào mầm đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần để tạo ra noãn nguyên bào và tinh nguyên bào.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.
* Khác nhau: (Bảng phần phụ lục)
II. Quá trình thụ tinh
+ Bản chất của quá trình thụ tinh là sự kết họp 2 bộ nhân đơn bội (n) hay tổ hợp 2 bộ NST của giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.
+ Các hợp tử chứa bộ NST khác nhau về nguồn gốc vì trong quá trình phát sinh giao tử các NST trong cặp tương đồng phân li độc lập và trong quá trình thụ tinh các giao tử lại tổ hợp một cách ngẫu nhiên.
III. ý nghĩa của quá trình GP và thụ tinh
TB1 GP GT♂
 TT Hợp tử NP Cơ thể
NB1 GP GT♀
- Gp tạo ra các giao tử có bộ NST khác nguồn gốc.
- Thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử tạo nên các hợp tử khác nhau. Từ đó tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú đóng góp vào quá trình chọn giống và tiến hoá.
Kết luận chung: SGK
IV. Củng cố: (5 Phút)
Sử dụng bài tập 4 SGK.
V. Dặn dò:
Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập SGK.
Đọc mục "Em có biết?"
Đọc kỹ bài 12
V. Phụ lục
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
GPI
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho 1 thể cực thứ nhất và 1 noãn bào bậc 2.
- Tinh bào bậc 1 qua GPI cho 2 tinh bào bậc 2
GPII
Noãn bào bậc 2 qua GPII tạo ra 1 thể cực thứ 2 (nhỏ) và 1 tế bào trứng (lớn); Thể cực 1 cho 2 thể cực nhỏ
Tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh trùng
Kết quả
Từ 1 noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng. Trong đó, cỉ có 1 tế bào trứng tham gia vào quá trình thụ tinh
Từ 1 tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, cả 4 tinh trùng này đều tham gia vào quá trình thụ tinh
 Tiết 12
 Ngày soạn:28/9/2015
BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
Nêu được đặc điểm của NST giới tính.
Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính.
Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Máy chiếu; phim trong H.12.1 - 2 SGK
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật?
Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính bộ NST lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Tại sao ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính lại có hai giới? Giới đực và giới cái? Vậy yếu tố nào quy định tính đực và tính cái? Sự phân hoá giới tính có chịu tác động của các nhân tố trong môi trường hay không?
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10
Phút
15 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV chiếu H.12.1 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK cho biết những đặc điểm cơ bản của NST giới tính?
GV nhấn mạnh: không chỉ tế bào sinh dục mới có NST giới tính mà tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có NST giới tính.
HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
GV nêu vấn đề: Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự coá mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào:
ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai: Cái: XX
 Đực: XY
Bò sát, ếch nhái, chim: Cái: XY
 Đực: XX
Hoạt động 2
GV chiếu H.12.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
+ Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
+ Sự thụ tinh giữa các trứng và tinh trùng nào để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
+ Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1?
HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận. 
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS đọc SGK mục III, nêu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính của sinh vật?
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
I. NST giới tính
- Trong tế bào lưỡng bội (2n), ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng còn có 1 cặp NST giới tính XX (tương đồng) hoặc XY (không tương đồng).
- NST giới tính mang gen qui định tính đực (cái) và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
II. Cơ chế NST xác định giới tính
- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng chứa NST X với trứng tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái. Còn tinh trùng chứa NST Y thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
- Sự phân hoá giới tính không hoàn toàn phụ thuộc vào cặp NST giới tính mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hoá chất, ánh sáng,...
- Ví dụ: 
+ Dùng Mêtyl Testosteron có thể biến cá vàng cái thành cá vàng đực.
+ Rùa: t0 ≤ 280C trứng phát triển thành rùa đực, t0 ≥ 320C trứng phát triển thành rùa cái.
*Kết luận chung: SGK
IV. Củng cố: (5 Phút)
Sử dụng bài tập 5 SGK.
V. Dặn dò:
Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.
Đọc mục: "Em có biết?"
Làm thêm hai bài tập sau:
BT1: Ở đậu Hà lan, gen A qui định hạt vàng trội so với gen a qui định hạt xanh. B - hạt trơn, b - hạt nhăn. Lai giữa 2 cây đậu Hà lan T/c Vàng, trơn với Xanh, nhăn. Hỏi:
a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?
BT2: Ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám trội so với gen b qui định thân đen. V - cánh dài, v - cánh cụt. Lai giữa 2 cá thể ruồi giấm T/c Thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt. Hỏi:
a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?
Tuần 7
Tiết 13
 Ngày soạn:5/10/2015
BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
Giải thích được thí nghiệm của Morgan.
Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt đối với chọn giống.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong H.13 SGK - SGV; Chân dung T. H. Morgan.
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
 Làm bài tập 1 và 2 đã cho ở bài trước.
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Từ bài toán nhận thức ở phần kiểm tra bài cũ, tuỳ vào kết quả làm bài của HS mà GV có thể hướng HS vào các tình huống có vấn đề cần giải quyết.
2/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
20 Phút
Hoạt động 1:
GV chiếu chân dung Morgan và H.13 SGV, giới thiệu sơ lược về tiểu sử của Morgan và đối tượng nghiên cứu của ông: Ruồi giấm. GV gọi 1 HS đọc lại thí nghiệm của Morgan.
+ Thế nào là lai phân tích?
GV chiếu H.13 SGK, Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Morgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một cặp NST?
+ Hiện tượng di truyền liên kết là gì?
HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
ở quy luật PLĐL, ngoài các KH giống bố mẹ còn xuất hiện các biến dị tổ hợp. Trong thí nghiệm của Morgan các em có thấy xuất hiện các biến dị tổ hợp không? Điều này có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK trả lời câu hỏi:
DT liên kết có ý nghĩa gì?
GV lấy ví dụ: ở ruồi giấm chỉ có 4 cặp NST nhưng có đến 5000 gen. Vậy các gen nằm như thế nào trên các NST?
+ Các gen cùng nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. Khi phát sinh giao tử thì cùng phân li về 1 giao tử
HS nghiên cứu SGK, d

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_Sinh_Hoc_9.doc