Giáo án Sinh học 9 - Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Nêu được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.

- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.

2/ Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.

3/ Thái độ:

- Có thế giới quan duy vật biện chứng.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Bài 4: Lai hai cặp tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2	 Ngày soạn: 29/08/2015
Tiết: 4	Ngày dạy: 04/09/2015
BÀI 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: 
- Nêu được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.
2/ Kĩ năng: 
- Phát triển kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
3/ Thái độ: 
- Có thế giới quan duy vật biện chứng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 4 SGK.
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học bài và chuẩn bị bài.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp (1 phút): 9A1
 9A2
 9A3
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Thế nào là lai phân tích? Lấy ví dụ?
- Hiện tượng trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn khác nhau ở điểm nào?
3/ Các hoạt động dạy và học
a/ Vào bài: Ở các thí nghiệm trước chúng ta nghiên cứu các thí nghiệm của Menđen xét về lai 1 cặp tính trạng. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu các thí nghiệm mà Menđen xét tới 2 cặp tính trạng tương phản.
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1 (15 phút): XÁC ĐỊNH CÁC TỈ LỆ KIỂU HÌNH F1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV treo tranh vẽ hình 4 SGK. Hướng dẫn HS quan sát thu thập thông tin.
+ Trình bày thí nghiệm của menđen?
- GV giảng thêm chốt lại kiến thức
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và thảo luận hoàn thành bảng 4.
- YC HS báo cáo kết quả thảo luận, gv nhận xét đưa ra đáp án chuẩn. 
- GV: Xét hai tính trạng cùng một lúc nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy ở F2 mỗi cặp tính trạng đều cho tỉ lệ 3: 1 chứng tỏ 2 cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau. tỉ lệ từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2 ví dụ: vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn = 9/16 vàng, trơn
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành lệnh 6tr 15 sgk, báo cáo, nhận xét.
+ Căn cứ vào đâu menđen cho rằng các TT màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau?
- HS quan sát và tìm hiểu thông tin qua tranh vẽ.
+ Học sinh trình bày thí nghiệm như H4
- HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 4. đai diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung
- Thu nhận thông tin và nhận xét kết quả ở bảng phụ của nhóm báo cáo.
- Học sinh làm việc cá nhân, báo cáo, nhận xét kết quả: Tích tỉ lệ phân li
+ Căn cứ vào kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Tiểu kết: 1/ Thí nghiệm: Lai hai bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
P: vàng, trơn X xanh, nhăn
F1: vàng, trơn	
F2: 9 vàng, trơn; 3 xanh trơn; 3 vàng nhăn; 1 xanh nhăn
 2/ Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Hoạt động 2 (18 phút): TÌM HIỂU KHÁI NIỆM BIẾN DỊ TỔ HỢP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC HS nghiên cứu thông tin trả lời CH:
+ Biến dị tổ hợp là gì?
+ Trong thí nghiệm trên đâu là hiện tượng biến dị tổ hợp?
+ Hãy cho biết nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp?
- HS nghiên cứu thông tin Sgk trả lời:
+ Là những biến dị xuất hiện do sự tổ hợp các tính trạng.
+ Học sinh trả lời
+ Do các tính trạng phân li độc lập và tổ hợp tự do.
Tiểu kết: - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ
 - Nguyên nhân: Chính sự phân li độc lập của các tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các KH khác P.
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1/ Củng cố (5 phút)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
2/ Dặn dò (1 phút):
- Về nhà học bài. Làm bài tập
- Đọc bài 5, kẻ bảng 5 SGK/T18
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docSH_9_Lai_hai_cap_tinh_trang_2015_2016.doc