Giáo án Sinh học 9 - Tiết 27 Bài 24 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm thể đa bội.

- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và nêu được một số ứng dụng của thể đa bội.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

- Rèn kỹ năng thu thập mẫu vật, tranh ảnh liên quan đến thể đa bội.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 24.1 đến 24.5 SGK.

- Phiếu học tập: tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 27 Bài 24 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 14 Ngày soạn: 20/11/2017
 Tiết : 27 Ngày dạy: 22/11/2017
BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm thể đa bội.
- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và nêu được một số ứng dụng của thể đa bội.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng thu thập mẫu vật, tranh ảnh liên quan đến thể đa bội.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 24.1 đến 24.5 SGK.
- Phiếu học tập: tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.
Đối tượng quan sát
Đặc điểm
Mức bội thể
Kích thước cơ quan
1. Tế bào cây rêu
2. Cây cà độc dược
3..............
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Tranh ảnh một số dạng đột biến.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
9A1........................................ 
9A2............................................................... 
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1 Mục đích kiểm tra.
2.1.1. Kiến thức:
Chương III: AND và gen.
- Nắm được cấu tạo của AND, ARN và Protein. 
- Trình bày được quá trình tổng hợp AND, ARN.
- Biết được chức năng của AND, gen.
Chương IV: Biến dị.
- Nêu được khái niệm đột biến gen và vai trò của nó.
2.1.2. Đối tượng: HS trung bình - khá
2.1.3: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%
2.1.4: Đề kiểm tra.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước đáp án đúng nhaatstrong các câu sau:
Câu 1: AND được cấu tạo từ các nguyên tố:
A. C, H, O, N B. C, H, O, N, P C. C, H, O, N, K D. C, H, O, N, Mg
Câu 2: Tại sao ADN con được tạo ra qua quá trình tự nhân đôi lại giống ADN mẹ ban đầu? 
A. Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc khuôn mẫu 
B. Vì các ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung 
C. Vì ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa. 
D. Vì ADN con được tạo ra từ một mạch của ADN mẹ. 
Câu 3: Gen là gì? 
A. Một đoạn của phân tử ADN thực hiện 1 chức năng di truyền nhất định 
B. Một đoạn ADN chứa thông tin quy định cấu trúc của một loại Protein 
C. Một đoạn ADN thực hiện chức năng tổng hợp tARN hay mARN 
D. Một đoạn ADN thực hiện chức năng điều hoà quá trình sinh tổng hợp Protein. 
Câu 4: ARN được tổng hợp như thế nào? 
A. Theo NTBS trên 2 mạch của gen. 
B. Theo NTBS chỉ trên 1 mạch của gen. 
C. Tuỳ giai đoạn lúc mạch này làm khuôn, lúc mạch kia làm khuôn. 
D. mARN được tổng hợp từ gen trong nhân, tARN, rARN được tổng hợp từ các gen ngoài nhân. 
Câu 5: Cấu trúc vòng xoắn lò xo của Protein là cấu trúc: 
A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4 
Câu 6: Trường hợp bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 NST thuộc loại đột biến nào? 
A. Dị bội 
B. Đa bội 
C. Thể một nhiễm 
D. Thể đa nhiễm 
Câu 7: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở đâu? 
A. Tại RiBôXôm 
B. Tại trung thể 
C. Chủ yếu trong nhân tế bào tại NST 
D. Tại 1 số bào quan chứa ADN như ti thể, lạp thể. 
Câu 8: Protein thực hiện được chức năng chủ yếu ở bậc cấu trúc nào ?
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
Câu 9: Đột biến gen thường:
A. có hại cho bản thân sinh vật B. có lợi cho bản thân sinh vật
C. không có lợi cùng không có hại D. giúp sinh vật tăng kích thước.
Câu 10: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
A. tARN B. mARN
C. rARN D. một loại khác.
2.1.5 Đáp án.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
A
D
B
A
A
D
A
B
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Tiết trước các em đã được tìm hiểu dạng đột biến NST đầu tiên là thể dị bội. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu dạng đột biến thứ 2 là thể đa bội.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là thể lưỡng bội? 
- GV: Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n... có chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào?
-> Vậy thể đa bội là gì?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV thông báo: Sự tăng số lượng NST; AND -> ảnh hưởng tới cường độ đồng hóa và kích thước tế bào.
- GV yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào?
+ Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?
+ Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?
+ Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?
- GV lấy một số VD hiện tượng đa bội thể: dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu....
- Liên hệ đa bội ở động vật.
- Lưu ý: Dự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định. Khi số lượng NST tăng quá giới hạn thì kích thước của cơ thể lại nhỏ dần đi.
- HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
+ Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp tương đồng.
+ Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n.
- Một số HS phát biểu, lớp bổ xung.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời, rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan.
+ Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây.
+ Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin nên tăng kích thước tế bào.
+ Cho năng suất cao, sức chống chịu tốt...
- HS chú ý lắng nghe.
- HS rút ra kết luận.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Tiểu kết:
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n ).
- Dấu hiệu nhận biết : Tăng kích thước các cơ quan.
- Ứng dụng :
+ Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ 
+ Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu.
+ Tạo giống có năng suất cao.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố. (3’) 
- Đọc phần ghi nhớ.
- Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào?
a. NST bị thay đổi về cấu trúc
b. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST.
c. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
d. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết thể đa bội:
 a. năng suất giảm.
 b. tăng kích thước các cơ quan.
 c. có sự thay đổi hình dạng, màu sắc các cơ quan.
 2. Dặn dò. (1’)
- Học bài và làm câu 3 vào vở bài tập.
- Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cây rau mác có lá mọc trên cạn và ở dưới nước.
- Đọc trước bài 25: Thường biến.
V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 tiet 27_12207000.doc