Giáo án Sinh học lớp 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS phải:

1. Kiến thức:

 -Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ.

- Phân biệt được phát triển không qua biến thái và qua biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn.

- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái và qua biến thái, phát triển qua biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.

2. Kĩ năng

- Kỹ năng tư duy : so sánh vấn đề, phân tích – tổng hợp, phân tích hình vẽ và năng lực quan sát.

 - Kĩ năng học tập: làm việc nhóm, tự học.

 - Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

3. Thái độ

 - Yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu khoa học.

 - Yêu thích môn học

4. Năng lực

- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh phát triển qua biến thái và phát triển qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức biến thái vào nông nghiệp

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 7996Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1. Kiến thức:
        	 -Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Lấy ví dụ.
- Phân biệt được phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái và qua biến thái, phát triển qua biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng tư duy : so sánh vấn đề, phân tích – tổng hợp, phân tích hình vẽ  và năng lực quan sát.
     - Kĩ năng học tập: làm việc nhóm, tự học.
      - Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ
 - Yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu khoa học.
        - Yêu thích môn học
4. Năng lực
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh phát triển qua biến thái và phát triển qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức biến thái vào nông nghiệp
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phiếu học tập: 
Phiếu học tập số 1
Nội dung
Sinh trưởng
Phát triển
Khái niệm
Ví dụ
Đáp án phiếu học tập số 1
Nội dung
Sinh trưởng
Phát triển
Khái niệm
Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào động vật
Gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau đó là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể và cơ quan.
Ví dụ
Một tháng sau khi sinh lợn con dài thêm 35 cm
Sau 3 tháng tuổi thì gà trống biết gáy
Phiếu học tập số 2
Em hãy hoạt động nhóm để điền nội dung vào phiếu học tập sau:
Nội dung
Phát triển không qua biến thái.
Phát triển qua biến thái.
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Ví dụ
Các giai đoạn 
Lột xác
Khái niệm
Đáp án phiếu học tập số 2.
Nội dung
Phát triển không qua biến thái.
Phát triển qua biến thái.
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Ví dụ
Đv có xương sống và một số đv không xương sống
 Tằm, Bướm
 Chân khớp:Châu chấu, tôm, cua
Các gđ 
- Giai đoạn phôi thai:
+ Diễn ra trong tử cung của mẹ.
+ Hợp tử -> Phôi -> Thai nhi.
- Giai đoạn sau sinh:
+ Không có biến thái.
+ Con sinh ra có đặc điểm giống với con trưởng thành. 
- Giai đoạn phôi:
+ Diễn ra ở trứng đã thụ tinh. 
+ Hợp tử->Phôi-> Sâu bướm.
Giai đoạn hậu phôi:
+ Xảy ra biến thái. 
+ Sâu bướm->Lột xác nhiều lần->Nhộng-> Con trưởng thành 
- Giai đoạn phôi :
+ Diễn ra ở trứng đã thụ tinh.
+Hợp tử->Phôi->Ấu trùng.
Giai đoạn hậu phôi:
+ Xảy ra biến thái. 
+ Ấu trùng ->Lột xác nhiều lần-> Con trưởng thành.
Lột xác
không
Nhiều lần lột xác
Nhiều lần lột xác 
Khái niệm
là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành
- Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý rất khác con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác và các giai đoạn trung gian à con trưởng thành. 
- Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý gần giống con trưởng , trải qua nhiều lần lột xác và không qua giai đoạn trung gian à con trưởng thành. 
2. Sơ đồ phát triển không qua biến thái của người (Hình 37.1 và 37.2 SGK).
3. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn của bướm (Hình 37.3 SGK).
4. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn của của châu chấu (Hình 37.4 SGK).
5. Máy vi tính, máy chiếu projector.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
GV đưa cho học sinh các hình ảnh về vòng đời của các loài: ruồi, muỗi, ong, bướm, chuồn chuồn, ếch,dế, ve sầu, châu chấu, gián, trâu, gà, người, lợn. Yêu cầu học sinh căn cứ vào vòng đời sắp xếp chúng thành các nhóm khác nhau, học sinh giải thích lí do chia các nhóm động vật? mô tả sự vòng đời của một loài, yếu tố nào điều khiển sự phát triển?
1. Mục đích:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. 
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học mới 
- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học
2. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
 Học sinh phân chia theo 3 nhóm: 
Nhóm 1: Trâu, gà, người, lợn
Nhóm 2: ruồi, muỗi, ong, bướm, chuồn chuồn, ếch
Nhóm 3: Ve sầu, châu chấu, gián, 
3. Kỹ thuật tổ chức:
GV yêu cầu học sinh lên bảng điền thông tin vào PHT số 2(cột ví dụ)?
Hs: Lên bảng theo yêu cầu gv
 GV nhận xét cách phân chia của học sinh và đưa ra cách phân chia theo 3 nhóm: phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn.
            B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Mục đích:
- HS trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vât
- HS lấy được ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở động vật
2. Nội dung: 
GV: Dựa vào các dữ kiện dưới đây, hãy hoàn thành PHT Số 1
1. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào động vật.
2. Gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau đó là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể và cơ quan.
3. Một tháng sau khi sinh lợn con dài thêm 35 cm
4. Sau 3 tháng tuổi thì gà trống biết gáy
Tiêu chí
Sinh trưởng
Phát triển
Khái niệm
Ví dụ
 3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
 Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo dõi video, nghe gợi ý của GV, vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành PHT. 
 Sinh trưởng: Là sự lớn lên của tế bào, mô, cơ quan
 Phát triển: Là sự hình thành tế bào, mô, cơ quan mới
4. Kỹ thuật tổ chức:
Gv đưa thông tin, yêu cầu hs thảo luận nhóm và hòan thành PHT số 1
Hs: Đại diện nhóm trình bày báo cáo của nhóm, các nhóm khác nhận xét.Sau đó giáo viên thống nhất ý kiến và đưa ra kết quả đúng và nêu ví dụ minh họa theo các hình về vòng đời đã nêu.
 GV thông tin và hoàn thành PHT 
 GV yêu cầu học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 nhóm động vật phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái, từ đó học sinh rút ra khái niệm biến thái, sự khác nhau của nhóm động vật phát triển qua biến thái và không qua biến thái khác nhau ở giai đoạn nào?
- GV nêu cho học sinh phát triển ở động vật trải qua 2 giai đoạn: phát triển phôi và phát triển hậu phôi.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 nhóm động vật phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái, từ đó học sinh rút ra khái niệm biến thái, sự khác nhau của nhóm động vật phát triển qua biến thái và không qua biến thái khác nhau ở giai đoạn nào?
 Hs: Trình bày khái niệm biến thái
Hoạt động 2: tìm hiểu các kiểu phát triển của động
1. Mục đích:
- Phân biệt và so sánh được phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái và qua biến thái, phát triển qua biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn.
Học sinh giải thích được tại sao sâu lại phá hoại mùa màng nghiêm trọng còn bướm thì không
2. Nội dung: 
 GV chiếu video về sự phát triển vòng đời của bướm nữ hoàng và kết hợp với các hình ảnh sử dụng hình ảnh 37.1, 37.2 và 37.3 trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
 HS trình bày các giai đoạn phát triển của phôi
Hs thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luân của PHT số 2
4. Kỹ thuật tổ chức:
 Gv phân chia nhóm và phân chia nhiệm vụ từng nhóm: sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để thảo luận nhóm
Vòng 1: Nhóm chuyên gia 
Lớp chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs đánh số thứ tự a,b,c, d,e,h :
 Nhóm 1: 1a, 1b, 1c, 1d, 1e, 1h; Nhóm 2: 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2h; Nhóm 3: 3a, 3b, 3c, 3d, 3e, 3h; Nhóm 4: 4a, 4b, 4c, 4d, 4e, 4h; Nhóm 5: 5a, 5b, 5c, 5d, 5e, 5h; Nhóm 6: 6a, 6b, 6c, 6d, 6e, 6h trong đó
Nhóm 1và nhóm 3 tìm hiểu về phát triển không qua biến thái; nhóm 2 và nhóm 4 tìm hiểu về phát triển qua biến thái hoàn toàn; nhóm 5 và nhóm 6 tìm hiểu về phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép:
- Gv chia nhóm mảnh ghép mới: Nhóm 1: 1a, 2a,3a,4a,5a,6a; Nhóm 2: 2b,2b,3b,4b,5b,6b; Nhóm 3: 1c, 2c,3c,4c,5c,6c; Nhóm 4: 1d,2d,3d,4d,5d,6d; Nhóm 5: 1e,2e,3e,4e,5e,6e; Nhóm 6: 1h,2h,3h,4h,5h, 6h
-Gv yêu cầu hs trong nhóm mới thảo luận(Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết ( bằng sơ đồ tư duy các em hãy hệ thống hóa lại tất cả các kiến thức về các kiểu phát triển ở động vật?)
Hs : Thảo luận nhóm 
Gv yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo kết quả thảo luận
Hs: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
Gv đặt câu hỏi: Tại sao phát triển không qua biến thái lại không có giai đoạn hậu phôi mà lại có gia đoạn sau sinh?
Gv nhận xét: Qua việc mô tả của học sinh, rút ra đặc điểm phát triển phôi thai ở người: hợp tử phân chia nhiều lần thành phôi(là hợp tử đã phát triển ở các giai đoạn khác nhauthuvienphapluat), phôi phân hóa thành các cơ quan tạo nên thai nhi.
Gv: Tại sao quá trình phát triển ở người và một số loài động vật như gà, trâu lại là phát triển không qua biến thái, nêu các ví dụ khác.
Hs: trả lời
   Gv : Dựa vào video về vòng đời của bướm mô tả cho học sinh thấy về sự khác biệt rất lớn giữa sâu bướm và bướm trưởng thành:
+ Sâu bướm: dạng sâu, ngoài 3 đôi chân ngực có các đôi chân bụng, miệng kiểu nghiền, không mắt kép, không cánh, ăn rất nhiều lá cây, râu ngắn.
+ Bướm trưởng thành: 3 đôi chân ngực phát triển, không còn chân bụng, có mắt kép, có cánh, râu rất phát triển, miệng kiểu hút.
- GV yêu cầu học sinh trả lời:
+ Chu trình sinh trưởng phát triển của ruồi? Diệt ruồi vào giai đoạn nào đạt hiệu quả cao nhất?
hs : Chu trình sinh trưởng phát triển của ruồi: Trứng à Dòi à Nhộng à Ruồi
 Diệt ruồi vài giai đoạn dòi đạt hiệu quả cao nhất vì đây là giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng cần cho sự biến thái thành ruồi và giai đoạn này chúng chưa có khả năng sinh sản
+ Châu chấu non lại phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành châu chấu trưởng thành?
- GV yêu cầu học sinh nêu một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của côn trùng với mùa màng, lưu ý khi sử dụng các biện pháp đó ( sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc sâu, dùng bẫy thủ công)
Gv: Trong nông nghiệp hiểu biết về biến thái có nghĩa gì?
          B. Hoạt động luyện tập
1. Mục đích:
Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết câu hỏi liên quan đến thực tiễn về sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2. Nội dung: 
 GV cho học sinh làm một số bài tập củng cố kiến thức đã học
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
Câu 1: 1- a,d,e,i 2- f, g,h 3- b,c
Câu 2 : d
Câu 3 : c
Câu 4 : c
Câu 5 : Vì: sâu bướm có đặc điểm cấu tạo , hình thái sinh lý khác bướm
Sâu bướm: có enzim tiêu hóa prôtêin, lipit và cacbohiđrat nên có thể ăn được lá cây.
Bướm: chỉ có enzim tiêu hóa saccaraza tiêu hóa đường saccarozơ nên chỉ sống bằng cách hút mật hoa.
4. Kỹ thuật tổ chức:
Câu 1: Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp nội dung cột A và điền vào cột C 
Cột A 
Cột B 
Cột C 
1.Phát triển không qua biến thái 
2.Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
3.Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Mèo 
Bọ ngựa 
Châu chấu 
Người 
Khỉ 
Muỗi 
Ếch 
Bướm 
Bò 
Câu 2 : Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn:
A. phôi                                     B. phôi và hậu phôi
C. hậu phôi                               D. phôi thai và sau khi sinh
Câu 3 : Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở bướm, các mô, các cơ quan cũ của sâu tiêu biến đi, đồng thời các mô, các cơ quan mới được hình thành ở giai đoạn nào?
A.Giai đoạn trứng B.Giai đoạn sâu
C. Giai đoạn nhộng D. Giai đoạn bướm
Câu 4 : Nhận định nào sau đây là sai?
 A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
 B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
 C. Cào cào, gián thuộc kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.
 D. Quá trình phát triển của người chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh. 
Câu 5 : Tại sao sâu lại phá hoại mùa màng nghiêm trọng còn bướm thì không? 
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích:
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học được về sinh trưởng và phát triển ở động vật để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 	
2. Nội dung: 
Châu chấu gây gại cho người dân Madagascar trên những mặt nào? Nạn châu chấu có gây hại cho môi trường không? Biểu hiện như thế nào? Em hãy đề xuất biện pháp giúp giảm thiểu tác hại của châu chấu? Ngoài châu chấu em hãy kể tên các loài côn trùng gây hại cho nên nông nghiệp nước ta?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: 
Hs dự đoán: gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, tê liệt giao thông, khách du lịch giảm suốt
Cần áp dụng các biện pháp canh tác giảm thiểu nguồn thức ăn của châu chấu, kết hợp trồng xen những cây ưa bóng, như: gừng, riềng, sả... để hạn chế sự sinh trưởng của châu chấu.
Để phòng chống châu chấu tre hiệu quả, thì việc bảo vệ, giữ gìn tính ổn định của hệ sinh thái rừng, tăng tính đa dạng sinh học, từ đó cân bằng sinh thái, để các loài thiên địch diệt châu chấu là cần thiết. 
4. Kỹ thuật tổ chức:
Dịch châu chấu tại Madagascar năm 2013
Nạn châu chấu thường xảy ra tại các nước Châu Phi nhưng tại Madagascar năm 2013 là tai họa nặng nề nhất trong hơn nửa thế kỷ. Ngày 26 tháng 3 năm 2013, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra báo động về tình trạng trầm trọng của nạn châu chấu ở Madagascar và cho biết cần nhiều triệu dollar cho công cuộc cứu đói. Hàng tỉ con châu chấu tràn ngập trên phân nủa quốc gia này. Hàng đàn châu chấu như những đám mây, đáp xuống đến đâu ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. FAO dự đoán nạn châu chấu sẽ gây thiếu lương thực và đói cho hơn 60% dân chúng Madagascar với 2/3 mùa màng bị tiêu hủy, và cho đến tháng 9 cần phải có $41,5 triệu cho công cuộc cứu trợ khẩn cấp.
            Theo tài liệu của FAO chấu chấu mỗi ngày có thể bay xa tới 50 dặm( 1 dặm = 1,6093km) và các đàn châu chấu trải ra trên mỗi dặm vuông khoảng 200 triệu con, đồng thời tiếp tục sinh đẻ và nở ra những con nhỏ. Một tấn châu chấu- chỉ là phần rất nhỏ của một đàn – mỗi ngày tiêu thụ hay phá hoại một lượng lương thực cần cho 2500 người.
            Ông Alexandre Huynh, nhân viên Fao làm việc tại thur đô Antananarivo, Madagascar, nói rằng ở đâu cũng thấy châu chấu, lái xe đi hàng dặm vẫn chưa ra khỏi một đàn châu chấu và chúng bàm lên kính xe không còn thầy đường. Theo lời ông: “ Ngoài lương thực và vật phẩm cứu trợ, FAO cần có $22 triệu từ nay đến tháng 6 để mở chiến dịch rộng lớn phun thuốc trừ sâu”.
 Đọc đoạn thông tin trên về dịch châu chấu và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Châu chấu gây gại cho người dân Madagascar trên những mặt nào? Nạn châu chấu có gây hại cho môi trường không? Biểu hiện như thế nào?
Câu hỏi 2: Em hãy đề xuất biện pháp giúp giảm thiểu tác hại của châu chấu?
Câu hỏi 3: Ngoài châu chấu em hãy kể tên các loài côn trùng gây hại cho nên nông nghiệp nước ta?

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 37 sinh truong va phat trien o dong vat KT manh ghep_12264880.doc