Giáo án Sinh học lớp 11 - Cảm ứng cảm ứng ở thực vật

CẢM ỨNG

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Kiến thức trọng tâm

1. Khái niệm

2. Phân loại: hướng động và ứng động

3. Hướng động

- Khái niệm:

- Phân loại: hướng động dương và hướng động âm

- Cơ chế chung: do sự sinh trưởng không đều giữa hai phía của bộ phận. Sự sinh trưởng không đều là do sự phân bố không đều của hoocmon TV, đặc biệt là auxin ở 2 phía gây ra bởi tác động của tác nhân kích thích.

- Dựa vào tác nhân gây ra hướng động, có thể chia hướng động thành các kiểu: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước, hướng hoá, hướng tiếp xúc.

a. Hướng sáng

- Khi chiếu sáng từ một phía, các bộ phận thân, lá hướng sáng dương; rễ hướng sáng âm.

- Cơ chế: giả thuyết về sự phân bố lại auxin do tác động của ánh sáng: Phía không được chiếu sáng (bị che tối) có hàm lượng auxin cao hơn phía được chiếu sáng, do đó phía bị che tối có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây.

b. Hướng đất (hướng trọng lực)

- Rễ cây có tính hướng đất dương còn chồi ngọn có tính hướng đất âm.

- Cơ chế: Do tác động của trọng lực dẫn đến sự phân bố của auxin không đều ở 2 phía của rễ: nồng độ auxin phía dưới quá cao (cao hơn phía trên) gây ức chế sự sinh trưởng của các TB phía dưới, sự sinh trưởng chậm hơn dẫn đến rễ uốn cong xưống dưới.

c. Hướng nước và hướng hoá

- Rễ cây có tính hướng nước dương  trong đất rễ len lỏi giữa các khe hở của đất, hướng đến nguồn nước để lấy nước cung cấp cho cây.

- Rễ luôn sinh trưởng hướng tới nguồn dinh dưỡng (hướng hoá dương), tránh xa nguồn các chất độc hại (hướng hoá âm)

d. Hướng tiếp xúc

 

doc 16 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 11 - Cảm ứng cảm ứng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng cảm ứng bất kì
Tính chất
Không có tính thuận nghịch
Có tính thuận nghịch
Bộ phận cảm ứng
Cơ quan có cấu trúc hình trụ như chồi ngọn, thân cành...
Cơ quan có cấu trúc hình bản dẹp như cánh hoa, lá...
Cơ chế
Do tác động của hoocmon TV gây ra sự phân chia không đồng đều của TB về 2 phía đối diện nhau ở nơi thực hiện phản ứng.
Do tác động bên ngoài, bên trong gây ra những biến đổi sinh lí, sinh hoá (trương nước, co nguyên sinh) với những mức độ khác nhau của các bộ phận thực hiện phản ứng. 
Ví dụ
Tính hướng sáng
Vận động ngủ của lá cây
Có ở hầu hết TV
Mang tính chủng loại
So sánh hướng động tiếp xúc và ứng động tiếp xúc
Hướng động tiếp xúc
Ứng động tiếp xúc
Toàn bộ cơ thể quấn quanh giá thể
Chỉ có tua cuốn quấn quanh giá thể
Nếu mất giá thể, TV không sinh trưởng được
Nếu mất giá thể, TV vẫn có thể sinh trưởng và tua cuốn bám vào giá thể mới
Ví dụ: thân cây đậu cô ve, cây nho, cây bầu
Ví dụ: cây gọng vó
10. Tính hướng về mặt trời của hoa hướng dương có được coi là một hình thức vận động cảm ứng không (ứng động theo ánh sáng)?
- Không. (đây là hướng động)
- Giải thích: 	- Không mang tính thuận nghịch
	- Chịu ảnh hưởng của hàm lượng auxin
	- Tác động của ánh sáng là một phía
11. Hoa súng nở vào buổi sáng, khi chiều đến chúng khép cánh lại và sẽ mở ra tiếp tục vào sáng hôm sau. Đây là loại vận động gì? Có thể giải thích hiện tượng này ntn?
- Đây là loại vận động ứng động không sinh trưởng và dựa trên cơ chế của sự thay đổi trạng thái trương nước của TB.
- Giải thích:
+ Buổi sáng: ánh sáng và nhiệt độ tăng dần, sự trương nước không đồng bộ ở TB mặt trên và mặt dưới cánh hoa nên cánh hoa dần mở ra.
+ Buổi chiều: ánh sáng và nhiệt độ giảm dần, các TB ở mặt trêncánh hoa không còn trương nước như các TB ở mặt dưới cánh hoa nên cánh hoa khép dần lại.
12. Cho 1 số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ mọc xuống thò ra ngoài rây nhưng sau 1 thời gian thì cong lại chui vào trong rây. Hãy giải thích hiện tượng trên?
TL:
Giải thích: (Mỗi ý đúng được 0.5 đ)
- Rễ mọc xuống thò ra ngoài rây là do tác dụng của trọng lực (rễ có tính hướng trọng lực dương)
- Sau 1 thời gian rễ cong lại và chui vào trong rây là do tác dụng của độ ẩm và ánh sáng (rễ có tính hướng nước dương và hướng sáng âm)
13. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
	- Cây mầm 1: chiếu sáng một chiều lên bao lá mầm
	- Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng một chiều
	- Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng một chiều
Hãy cho biết kết quả thu được và giải thích
- Cây 1: ngọn cây cong về phía có ánh sáng do sự quang hướng động
Giải thích: bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự dãn dài TB. Auxin bị quang oxi hoá nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối " phía tối sinh trưởng nhanh hơn và làm ngọn cây cong về phía có ánh sáng.
- Cây 2 và 3: không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy cảm với ánh sáng nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng.
14. Các cây trồng dày thường có chiều cao lớn hơn các cây cùng loài trồng thưa. Thực tế này liên quan đến hình thức cảm ứng nào?
Liên quan đến hình thức vận động theo ánh sáng
15. Gieo hạt trên giá chứa đất ẩm có đục lỗ. Treo nghiêng giá đỡ 450, người ta thấy rễ cây phát triển theo hình làn sóng. Cho biết mục đích của thí nghiệm và giải thích kết quả.
- Thí nghiệm này thể hiện tính hướng kép: hướng đất và hướng nước.
- Giải thích: Ngọn cây mọc thẳng là do hướng đất âm, hướng sáng dương. Rễ cây mọc theo hướng đất dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu về nước và chất dinh dưỡng nên rễ vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa đất ẩm, cứ thế tạo nên hình làn sóng của rễ.
16. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
TN 1: Đặt một con chuồn chuồn vào lá của một cây bắt mồi thứ nhất, đồng thời đặt một que thuỷ tinh vào lá của một cây bắt mồi thứ 2.
TN 2: Trồng cây trong một thùng xốp, cho vào phía bên phải thùng là phân bón, phía bên trái là các chất độc đối với cây, chỉ tưới nước phía bên phải .
a. Hai TN trên chứng minh điều gì?
b. Kết quả của 2 TN này ntn? Giải thích.
c. Tên gọi của từng hiện tượng ở TN 1 và TN 2 là gì? Hai hiện tượng này có điểm gì giống nhau.
TL:\
a. TN 1 nhằm chứng minh hiện tượng cảm ứng ở cây bắt mồi, TN 2 chứng minh tính hướng hoá của rễ.
b. TN 1: Lá của cây thứ nhất khép lại bắt lấy con mồi, còn cây thú hai không có phản ứng
Giải thích: Do cây bắt mồi nhận được tín hiệu hoá học của con chuồn chuồn " phản ứng; còn que thuỷ tinh không phát ra tín hiệu hoá học " không phản ứng .
TN 2: Sau một thời giảnễ cây phát triển mạnh về phía phải của thùng xốp
Giải thích: do rễ cây có tính hướng hoá dương đối với nguồn nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và hướng hoá âm đối với các chất độc hại đối với cây
c. Tên của hiện tượng trong TN: 
- TN 1: hiện tượng ứng động không sinh trưởng
- TN 2: hiện tượng hướng động
Điểm giông nhau: cả 2 hiện tượng đều là tính cảm ứng của TV và đều giúp TV thích nghi được trước những biến đổi của môi trường sống.
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Phân biệt các hình thức cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh
Tiêu chí
HTK dạng lưới
HTK chuỗi hạch
HTK dạng ống
Đại diện ĐV
ĐV ngành ruột khoang
Giun tròn, giun dẹp, chân khớp
Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Đặc điểm HTK
TBTK nằm rải rác và liên hệ qua các sợi TK tạo lưới
TBTK tập trung thành hạch và nối bằng các dây TK tạo chuỗi hạch.
TBTK tập trung tạo thành ống:
- Não bộ.
- Tuỷ sống
Đặc điểm phản ứng
Phản ứng toàn thân => tốn nhiều năng lượng
Phản ứng cục bộ ở vùng bị kích thích => Chính xác và ít tốn NL
Phản ứng chính xác ở điểm bị kích thích nhờ cung phản xạ tốn rất ít năng lượng
Hiệu quả thích nghi
Phản ứng chậm, thích nghi kém.
Phản ứng khá nhanh, thích nghi
PƯ rất nhanh, nhanh chóng thích ứng với ĐKS
Hãy sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao trong sự tiến hoá về tổ chức TK của các ĐV sau: Cá sấu, ốc sên, sứa, trùng đế giày, sán lá gan. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và hiệu quả hoạt động của tổ chức TK, hãy chứng minh thứ tự trên.
Thứ tự: Trùng đế giày " Sứa " Sán lá gan " Ốc sên " Cá sấu
* Chứng minh:
- Trung đế giày: chưa có tổ chức TK " phản ứng bằng hướng động " chậm
- Sứa: HTK dạng lưới, các TBTK nằm rải rác khắp cơ thể " phản ứng co toàn thân, chưa chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Sán lá gan: HTK dạng chuỗi hạch " phản ứng có tính chất định khu ít tiêu tốn năng lượng hơn nhưng vẫn chưa hoàn toàn chính xác.
- Ốc sên: HTK dạng hạch với hạch não đặc biệt phát triển và sự phân hoá của các giác quan " phản ứng phức tạp và có tính chính xác hơn.
- Cá sấu: HTK dạng ống, có sự tập trung hoá và đầu hoá cao nhất với 2 thành phần chính là TKTW và TK ngoại biên " Phản ứng mau lẹ, chính xác, đa dạng, phức tạp được thực hiện bởi các phản xạ.
6. Điện thế nghỉ được xác định khi nào? Các yếu tố tham gia hình thành điện thế nghỉ.
* Điện thế nghỉ được xác định lúc tế bào nghỉ ngơi.
* Các yếu tố hình thành điện thế nghỉ:
- Chênh lệch nồng độ in ở 2 bên màng tế bào. Nồng độ K+ trong dịch bào lớn hơn dịch mô, nồng độ Na+ trong dịch mô lớn hơn dịch bào.
- Tính thấm chọn lọc của màng tế bào: kênh K+ mở, kênh Na+ đóng, K+ sát màng trong TB đi ra ngoài làm cho ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm.
- Bơm Na+/K+: có vai trò duy trì điện thế nghỉ.
5. Sự xuất hiện điện thế hoạt động gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
Tại sao sự lan truyền điện thế hoạt động ở sợi thần kinh vận động nhanh hơn sợi thần kinh giao cảm?
* Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Giai đoạn mất phân cực: chênh lệch điện thế ở 2 bên màng TB giảm nhanh từ - 70mV " 0 mV.
- Giai đoạn đảo cực: bên trong màng trở nên tích điện dương so với bên ngoài màng tích điện âm (+35mV)
- Giai đoạn tái phân cực: khôi phục lại sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào (-70mV)
* Vì: Sợi thần kinh vận động có màng mielin bao bọc, còn sợi thần kinh giao cảm không có màng mielin bao bọc " điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh vận động theo lối nhảy cóc " tốc độ nhanh hơn sự lan truyền trên sợi thần kinh giao cảm.
Một TBTK có điện thế nghỉ là -70mV. Có 2 trường hợp sau đây:
	1. Bơm Na - K của noron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hoá)
	2. TB TK tăng tính thấm đối với ion canxi (biết rằng nồng độ canxi ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
Trường hợp nào làm thay đổi (tăng phân cực, giảm phân cực) hoặc giữ nguyên điện thế nghỉ? Giải thích.
	1. Làm thay đổi điện thế nghỉ: do làm giảm chuyển K+ vào trong TB, chuyển Na+ ra ngoài TB (bơm Na - K mỗi lần bơm đồng thời 2 K+ vào và 3 Na+ ra) do đó làm giảm phân cực.
	2. Làm thay đổi điện thế nghỉ: do ion canxi mang điện tích dương đi vào làm trung hoà bớt điện tích âm " giảm phân cực.
2. Giải thích vì sao những người bị hạ canxi huyết thường bị mất cảm giác?
- Ion Ca2+ : giải phóng chất trung gian hoá học từ cúc xinap " khe xinap " vào màng sau xinap " xuất hiện điện động ở màng sau xinap
- Thiếu Ca2+ " giải phóng chất trung gian hoá học giảm " xung thần kinh không truyền qua các noron " không có cảm giác.
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hoá học. Tại sao quá trình truyền tin qua xinap hoá học có thể điều chỉnh?
Tại sao có cả xinap hoá học và xinap điện, nhưng đại bộ phận các xinap ở ĐV là xinap hoá học? 
* Cơ chế:
- Khi xung thần kinh tới chuỳ xinap " thay đổi tính thấm của màng trước xinap " ion Ca2+ đi vào chuỳ xinap.
- Ca2+ làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước xinap và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xinap.
- Chất trung gian hoá hoá gắn lên thụ thể ở màng sau xinap " xuất hiện điện thế ở màng sau xinap và lan truyền đi tiếp.
* Quá trình truyền tin qua xinap hoá học có thể điều chỉnh vì lượng chất truyền tin (chất trung gian hoá học) có thể điều chỉnh điện thế màng sau xinap
* Ưu điểm của xinap hoá họ so với xinap điện:
- Việc truyền tin taịo xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin tiết vào khe xinap. 
- Dẫn truyền xung thần kinh theo 1 chiều
- Chất trung gin hoá học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau.
Chất trung gian hoá học có vai trò ntn trong lan truyền xung TK qua xinap? Tại sao Atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người? 
- Vai trò chất trung gian hóa học: làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp ở noron tiếp theo.
- Atropin có khả năng làm giảm đau ở người vì: nó có khả năng phong bế màng sau xinap làm mất khả năng tác động của axetincolin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt " giảm đau
Khi ta kích thích liên tục trên nơron thì sự dẫn truyền xung TK qua xinap có liên tục không? Vì sao? Giả sử ta bơm vào dịch bào trong chuỳ xinap Ca2+ thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
* Sự dẫn truyền xung thần kinh không liên tục vì bóng xinap trong chuỳ tận cùng có giới hạn; chất trung gian hoá học được giải phóng hết và không kịp tổng hợp lại; do vậy, dù vẫn còn kích thích nhưng không có chất trung gian hoá học giải phóng nên màng sau xinap không đáp ứng.
* Ca2+ vào dịch bào trong chuỳ xinap làm bóng chứa chất trung gian hoá học vỡ giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xinap " tăng dẫn truyền xung thần kinh qua xinap.
4. Thành phần cấu tạo và vai trò của bao mielin
- Thành phần: protein (20%) và lipit (80%), màu trắng bóng, bao từng đoạn ngắt quãng trên sợi trục bởi eo Ranvie
- Vai trò: Tạo nên một vùng cách điện để ngăn chặn việc phát xung TK ngắn giữa các sợi TK
	- Nhờ có bao mielin mà sự dẫn truyền xung TK được nhanh hơn
	- Bao mielin giúp tái tạo các sợi TK ngoại biên.
Nêu sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi TK và lan truyền xung TK trong cung phản xạ?
Trên sợi TK
Trong cung phản xạ
Hướng dẫn truyền theo 2 chiều kể từ nơi bị kích thích.
Hướng dẫn truyền theo 1 chiều nhất định từ cơ quan thụ cảm đến trung ương TK rồi đến cơ quan trả lời.
Tốc độ dẫn truyền nhanh
Tốc độ dẫn truyền chậm
Cường độ xung TK tại các vị trí khác nhau là giống nhau
Cường độ xung TK tại các vị trí khác nhau có thể khác nhau
Hãy giải thích tại sao tốc độ dẫn truyền xung thần kinh trong dây thần kinh mà sợi trục có bao mielin nhanh hơn sợi trục không có bao mielin, tốc độ dẫn truyền trong dây thần kinh có sợi trục lớn nhanh hơn sợi trục có đường kính nhỏ?
- TRên sợi trục có bao mielin sự dẫn truyền xung theo lối nhảy cóc và tiết kiệm năng lượng hơn (do bao mielin cấu tạo từ photpholipit có tích chất cách điện) nên nhanh hơn .
- Đường kính sợi trục càng lớn " bề mặt sợi trục càng rộng " số lượng bơm Na+/K+ càng nhiều, hơn nữa sự dẫn truyền xung xảy ra trên bề mặt sợi trục nên nhanh hơn.
Dựa vào cơ chế truyền xung TK có thể giải thích các trường hợp sau ntn?
- Khi bị nhện cắn, con mồi vẫn còn sống nhưng không di chuyển được?
- Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ giảm đau.
TL:
- TRong dịch đốt của nhện có chất làm cho kênh Ca2+ trên màng không hoạt động. Khi bị đốt, Ca2+ không vào chuỳ xinap nên bóng xinap không được đẩy vào và không vỡ ra do đó xung TK không truyền đi được, vì vậy con mồi bị tê lịêt.
- Đắp đá lạnh, giảm nhiệt chỗ bị thương, noron tại chỗ giảm chuyển hoá, giảm khả năng truyền xung nên giảm đau.
Dựa vào hiểu biết về cơ chế dẫn truyền xung TK qua xinap hãy giải thích: Tại sao khi ta kích thích với cường độ mạnh và tần số cao lên nhánh dây TK số 10 đến tim (dây phó giao cảm) thì tim ngừng đậm một thời gian ngắn, sau đó tim đạp trở lại với nhịp đập như cũ mặc dù lúc đó nhánh dây TK số 10 vẫn đang bị kích thích?
- Tim ngừng đập một thời gian ngắn vì: Khi mới kích thích thì axetincolin được giải phóng ra ở xinap thần kinh cơ - tim làm kênh K+ mở ở màng sau xinap, dẫn đến làm giảm khả năng tạo ra điện hoạt động cơ tim nên tim ngừng đập.
- Sau đó tim đập trở lại bình thường vì: 
+ Do bị kích thích với tần số cao nên axetincolin ở chuỳ xinap thần kinh cơ tim bị cạn, không kịp tái tổng hợp.
+ Mặt khác axetincolin ở màng sau xinap bị phân huỷ thành axetat và colin nên mất tác dụng ức chế. Khi không còn tác dụng ức chế thì tim hoạt động trở lại bình thường.
Khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng ntn đến hoạt động của tim
 - Chất trung gian hoá học axetincolin được giải phóng từ chuỳ xinap thần kinh
- Ảnh hưởng đến hoạt động của tim: ban đầu làm tin ngừng đạm sau đó tim đập trở lại nhờ tính tự động
1. Tại sao khi tiểu phẫu phải dùng thuốc tê? 
Trong tiểu phẫu, người ta dùng thuốc gây tê vì thuốc gây tê có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác để tàm thời làm mất cảm giác tại nơi thuốc tiếp xúc để giảm đau
Các hiện tượng sau đây là loại phản xạ gì? Hãy mô tả đường đi của xung TK trong các cung phản xạ đó.
- a. Da bị tím tái khi trời lạnh
b. Chân co lại khi dẫm phải gai nhọn
* Cả 2 đều là phản xạ không điều kiện
* Đường đi:
a. Khi trời lạnh " cơ quan thụ cảm (da) " noron cảm giác " tuỷ sống " noron trung gian " noron vận động " hạch thần kinh sinh dưỡng " cơ quan đáp ứng (mạch máu) " mạch máu co lại " da tím tái.
b. Kích thích gai nhọn " cơ quan thụ cảm (da chân) " noron cảm giác " tuỷ sống " noron trung gian " noron vận động " cơ quan đáp ứng (cơ chân) " chân co lại
Câu 7:
a. Giải thích vì sao trong 1 cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm tới cơ quan đáp ứng? Vai trò của chất trung gian hóa học?
b. Bằng cách nào trung ương thần kinh nhận biết và phân biệt được chính xác từng loại kích thích khác nhau?
TL:
Giải thích: 
- Vì trong một cung phản xạ xung TK được truyền qua xináp 
- Do cấu tạo của xináp : 
- Chỉ ở chùy xynap mới có các bóng chứa chất trung gian hóa học
- Chỉ ở màng sau xynap mới có các thụ thể - cơ quan tiếp nhận các chất trung gian hoá học
* Vai trò của chất trung gian hóa học: Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện xung TK lan truyền đi tiếp.
b. Các thông tin tới trung ương thần kinh đã được mã hóa bằng thông tin thần kinh:
+ Mã hóa bằng các noron chuyên biệt: 
+ Mã hóa bằng ngưỡng kích thích: mã hóa theo tính hưng phấn và số lượng nơron
+ Mã hóa bằng tần số xung thần kinh 	
Đặc điểm phản xạ ở ĐV:
- ĐV có HTK cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác.
- Cách thức phản ứng càng đa dạng và phong phú
- Số lượng noron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều
- Mức độ tiêu tốn năng lượng khi thực hiện phản ứng càng ít. 
Câu 9: 
a. So sánh cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có và không có bao mielin?
b. Tại sao trên sợi TK có bao mielin xung TK lại lan truyền theo lối nhảy cóc?
TL
a.
* Giống nhau: xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác.
* Khác nhau
Trên sợi TK không có bao mielin
Trên sợi TK có bao mielin
Dẫn truyền liên tục trên suốt dọc sợi TK
Dẫn truyền theo lối nhảy cóc qua các eo Ranvie
Tốc độ lan truyền chậm
Tốc độ lan truyền nhanh
Tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+
Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+
b. Vì: (Nêu vai trò của bao mielin.)
- Bao myelin bao bọc sợi TK không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie.
- Bao myelin bản chất là photpholipit có tính chất cách điện, không dẫn truyền xung TK
] Xung TK lan truyền từ eo Ranvie này tới eo Ranvie khác (nhảy cóc) " lan truyền nhanh, tiết kiệm được năng lượng.
2. Đối với sợi thần kinh không có bao mielin và sợi thần kinh có bao mielin khi sử dụng thuốc gây tê thì loại nào bị tê nhanh hơn? Vì sao?
Sợi thần kinh có bao mielin dễ tê hơn vì chỉ cần gây tê ở eo Ranvie, các sợi thần kinh sẽ bị gây tê.
Bình thường nếu dùng vi điện kích thích bao mielin hoặc sợi trục không có bao mielin thì xung thần kinh lan truyền ntn?
- Kích thích vào bao mielin: vig bao mielin có bản chất là lipit, có tính cách điện " không có xung thần kinh xuất hiện.
- Kích thích vào sợi trục không có bao mielin: xung thần kinh xuất hiện và lan truyền theo 2 chiều trên sợi thần kinh.
Bệnh xơ cứng lan toả có bao mielin dần dần bị cứng lại và thoái hoá. Điều này ảnh hưởng ntn đến chức năng của HTK?
Bao mielin dần dần bị cứng lại và thoái hoá có nghĩa mất bao mielin thì quá trình dẫn truyền điện thế hoạt động bị gián đoạn. Vì sự chênh lệch điện thế chỉ phân bố ở các eo ranvie, do đó không có tác dụng của vỏ bọc mielin thì điện thế hoạt động không thể khử màng đến eo ranvie kế tiếp được.
Tốc độ lan truyền xung TK trên dây thần kinh giao cảm và dây thần kinh đối giao cảm khác nhau ntn? Giải thích?
* Tốc độ lan truyền trên dây đối giao cảm nhanh hơn
* Vì:
- Tốc độ lan truyền xung TK trên sợi TK có bao mielin nhanh hơn trên sợi TK không có bao mielin.
- Dây giao cảm: sợi trước hạch ngăn, sợi sau hạch dài
- Dây đối giao cảm: sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn.
- Sợi trước hạch có bao mielin, sợi sau hạch không có bao mielin.
Morphin có tác dụng tương tự endorphin - một chất được sản sinh trong não người, có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng được dùng làm thuốc giảm đau trong y tế, thuốc này đồng thời gây nghiện. Hãy giải thích cơ chế giảm đau và cơ chế gây nghiện của morphin?
- Morphin kết hợp với thụ thể của endorphin " có tác dụng giảm đau tương tự endorphin.
- Khi sử dụng morphin " cơ thể giảm hoặc dừng sản xuất endorphin " lệ thuộc vào nguồn cung bên ngoài " nghiện thuốc.
Tế bào TK của mực ống có giá trị điện thế nghỉ là -70mV. Hãy cho biết điện thế nghỉ và điện thế hoạt động sẽ thay đổi ntn trong các trường hợp thí nghiệm sau:
a. TB TK giảm tính thấm đối với ion K+
b. Kênh Na+ luôn luôn mở.
a. - Khi tính thấm đối với K+ giảm thì ion này đi ra ngoài ít " lượng ion dương ở phía bên ngoài của màng giảm " chênh lệch điện thế 2 bên màng giảm " giảm điện thế nghỉ của màng.
- Do chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng giảm " độ lớn của điện thế hoạt động giảm
b. Điện thế nghỉ giảm và mất điện thế hoạt động
- Kênh Na+ luôn mở " Na+ luôn đi vào bên trong TB " nồng độ ion Na+ ở 2 bên màng TB sẽ bằng nhau. Khi đó, do bên ngoài vẫn còn dư ion dương (do sự thẩm thấu của ion K+) và bên trong vẫn còn dư ion âm nên vẫn còn điện thế nghỉ. Tuy nhiên lượng K+ được thẩm thấu ra ngoài với hàm lượng rất thấp " điện thế nghỉ rất bé so với trường hợpbình thường.
- Khi kênh Na+ luôn mở " Na+ luôn đi vào bên trong TB " nồng độ ion Na+ ở hai bên màng TB bằng nhau " không còn chênh lệch nồng độ Na+ " không còn có sự khử cực và đảo cực của Na+ " không còn điện thế hoạt động.
Câu 10: 
Những nhóm động vật sau thuộc dạng thần kinh nào: thủy tức, giun tròn, côn trùng, cá miệng tròn, hải quỳ, lưỡng cư, bò sát, thân mềm, thỏ, giun đốt.
Nêu đặc điểm cấu tạo của các dạng thần kinh trên và rút ra chiều hướng tiến hóa của HTK?
TL:
- Các dạng TK: 
+ Dạng lưới: thủy tức, hải quỳ
+ Dạng chuỗi hạch: giun tròn, giun đốt, côn trùng, thân mềm
+ Dạng ống: cá miệng tròn, lưỡng cư, bò sát, thỏ
- Đặc điểm cấu tạo: 
HTK dạng lưới
HTK dạng chuỗi hạch
HTK dạng ống
Các TBTK nằm rải rác trong cơ thể và nối với nhau bằng các sợi TK tạo thành mạng lưới TK
Các TBTK tập hợp lại thành các hạch TK. Các hạch nối với nhau bởi các dây TK tạo thành chuỗi hạch TK nằm dọc theo cơ thể. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển hoạt động của 1 vùng xác định
Có cấu trúc dạng ống gồm 2 phần: thần kinh trung ương (não bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (dây thần kinh)
Chiều hướng tiến hóa: 
+ Từ phân tán đến tập trung hóa: TK dạng lưới phân tán, sau đó tập trung lại thành dạng chuỗi hạch rồi định khu tại các hạch bụng (ở giun đốt), rồi thành ba khối hạch (não, ngực, bụng) ở thân mềm, chân khớp
+ Hiện tượng đầu hóa: thể hiện ở sự tập trung của các tế bào thần kinh thành não ở động vật có đối xứng 2 bên. Não phát triển qua các ngành ĐV từ thấp lên cao
Æ Phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác hơn, tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của HTK.
Điểm khác nhau gi

Tài liệu đính kèm:

  • docBD HSG CHUONG CAM UNG_12255646.doc