A. MỤC TIÊU:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các cách phát tán khác nhau của quả và hạt.
- Trình bày những đặc điểm thích nghi của quả và hạt để phát tán.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, phân tích, tổng hợp, khái quát,
3. Thái độ:
- Vận dụng kiến thức có được để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
II. MỞ RỘNG – NÂNG CAO:
- So sánh được các hình thức phát tán của quả và hạt.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Quan sát tranh - tìm tòi, hỏi đáp tìm tòi, thảo luận nhóm.
Tuần Ngày soạn: Tiết 41 Ngày dạy: Bài 34: PHÁT TÁN QUẢ VÀ HẠT A. MỤC TIÊU: I. Chuẩn: 1. Kiến thức: - Trình bày được các cách phát tán khác nhau của quả và hạt. - Trình bày những đặc điểm thích nghi của quả và hạt để phát tán. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, phân tích, tổng hợp, khái quát, 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức có được để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. II. MỞ RỘNG – NÂNG CAO: - So sánh được các hình thức phát tán của quả và hạt. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Quan sát tranh - tìm tòi, hỏi đáp tìm tòi, thảo luận nhóm. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: giáo án, sơ đồ - tranh vẽ - mô hình. - Học sinh: đọc bài trước ở nhà. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: I. Ổn định lớp-kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày các bộ phận của hạt. III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của quả và hạt. Sau khi hình thành, quả và hạt sẽ thực hiện vai trò của mình đó là duy trì nòi giống cho cây. Trong tự nhiên, mỗi loại cây xuất hiện của khắp nơi và phân bố ở nhiều môi trường khác nhau. Vậy thì làm sao để từ một cây, có thể phân bố ra rộng khắp như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để trả lời vấn đề đó. 2. Triển khai bài mới: Hoạt động của thầy và trò: Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về các cách phát tán của quả và hạt. GV: quan sát hình 34.1 và cho biết có thể chia các loại quả và hạt trong hình thành những nhóm nào? HS: trả lời. - Nhóm có lông và nhóm không có lông. - Nhóm quả thịt và quả khô. GV: củng cố lại cho học sinh. Nếu chai như thế thì sẽ có mâu thuẫn. Dựa vào đặc điểm của quả và hạt khi phát tán người ta chia chúng ra thành 3 nhóm: phát tán nhớ gió, phát tán nhờ động vật và tự phát tán. GV: nhận xét đặc điểm của từng loại quả và hạt để hoàn thành bang sau. (Bảng. Cách phát tán của quả và hạt) 1. Các cách phát tán của quả và hạt: - Có 3 cách phát tán: + Phát tán nhờ gió. + Phát tán nhờ động vật. + Tự phát tán. Hoạt động 2: Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt. GV: sau khi đã phân loại và hoàn thành bảng, hãy nhận xét đặc điểm thích nghi của từng cách phát tán của quả và hạt. HS: + Phát tán nhờ gió: (quả chò, quả bồ công anh, quả tram bầu, hạt hoa sữa,) quả và hạt thường có cánh hoặc có túm lông. + Phát tán nhờ động vật: (quả trinh nữ, quả thông, quả ké đầu ngựa,) quả và hạt có nhiều gai hoặc móc. + Tự phát tán: (quả đậu, quả cải, quả chi,) quả có thể tự tách ra để hạt bung ra ngoài. 2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt. + Phát tán nhờ gió: quả và hạt thường có cánh hoặc có túm lông. + Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có nhiều gai hoặc móc. + Tự phát tán: quả có thể tự tách ra để hạt bung ra ngoài. IV. CỦNG CỐ: - Trả lời câu 3 SGK: những hạt rơi chậm thường được gió đưa đi xa hơn. Vì những hạt đó có cấu tạo và đặc điểm là nhẹ nên gió dễ dàng đưa đi xa. (Bảng. Cách phát tán của quả và hạt) STT Tên quả hoặc hạt Cách phát tán của quả và hạt Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán 1 Quả chò x 2 Quả cải x 3 Quả bồ công anh x 4 Quả ké đầu ngựa x 5 Quả chi x 6 Hạt thông x 7 Quả đậu bắp x 8 Quả trinh nữ x 9 Quả trâm bầu x 10 Hạt hoa sữa x V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Xem trước bài 35. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HẠT NẢY MẦM. Huế, ngày tháng năm 2013 GV thực hiện Đinh Thị Như Thủy
Tài liệu đính kèm: