A . Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Nêu được vị trí, hình dạng, phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá, chồi hoa).
- Phân biệt các loại thân: thân đứng, leo, bò
2) Kĩ năng: rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3) Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên .
B . Phương Pháp: Quan sát, tìm tòi, đàm thoại.
C . Các phương tiện dạy học:
1/ GV: Tranh phóng to H 13.1, H 12.2, H13.3.
2/ HS:Một thân cây có cành.
D . Tiến trình bài giảng:
Tuần: 7 Tiết: 13 NS:10/8/2015 CHƯƠNG III: THÂN CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN A . Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Nêu được vị trí, hình dạng, phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá, chồi hoa). - Phân biệt các loại thân: thân đứng, leo, bò 2) Kĩ năng: rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3) Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên . B . Phương Pháp: Quan sát, tìm tòi, đàm thoại. C . Các phương tiện dạy học: 1/ GV: Tranh phóng to H 13.1, H 12.2, H13.3. 2/ HS:Một thân cây có cành. D . Tiến trình bài giảng: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. (rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả, rễ thổ giúp cây hộ hấp trong không khí, rễ móc giúp cây leo lên, giác mút giúp cây lấy thức ăn từ cây chủ) 3/ Bài mới: Các em đã học xong chương rễ. Chúng ta sẽ sang chương khác đó là chương III Thân. Thân là cơ quan gì của cây có chức năng gì? (cơ quan sinh dưỡng có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ đám lá) vậy thân gồm có bộ phận nào? có mấy loại thân chính. Hôm nay ở tiết này các em sẽ biết bài 14: Cấu tạo ngoài của thân. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung *Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh đặt 1 cây hoặc cành có đủ chồi ngọn lá cành lên bàn. Treo H 13.1. Hướng dẫn học sinh quan sát từ dưới lên. - Thân chính có hình gì? -Thân chính có những bộ phận gì? -Những điểm giống giữa thân và cành. Khác nhau giữa thân và cành. Thân có điểm gì khi mọc Cành có điểm gì khi mọc Cuối thân chính là phần nào? Vị trí của chồi nhánh Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây. Thân gồm những bộ phận nào? H 13.2 Chồi nách gồm những chồi nào? Chồi lá và chồi hoa nằm ở đâu. Nêu sự giống và khác nhau giữa chồi lá vá chồi hoa. Đọc ¨ Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân Tranh 13.3 đặt mẫu vật lên bàn quan sát. Xoài, mận, ổi thuộc loại thân gì? có điểm gì? Cây dừa, cau, chuối thuộc loại thân gì? có điểm gì? Cây đậu xanh, cây đậu nành thuộc thân gì? Thân gỗ, thân cột, thân cỏ gọi chung là gì? Thân leo gồm những dạng nào? Bầu, bí leo lên giàn bằng gì? Cây đậu rồng, đậu hoà lan leo bằng gì? Rau má, rau bò thân có điểm gì? (thân bò: bầu, bí, đậu rồng thuộc loại thân gì? Có mấy loại thân -Thân có mấy loại rễ ra. Tiểu kết. Để 1 cây hoặc cành lên bàn – quan sát H 13.1 đối chiếu cây với H 13.1. Quan sát. Thân chính có hình trụ. Cành, lá. Là thân phụ. Khác cành do chồi nhánh phát triển còn thân do chồi ngọn phát triển Thân mọc đứng Cành mọc xiên Chồi ngọn. Dọc cành. Chồi ngọn phát triển thành bộ phận thân, lá của cây. Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nhánh. Chồi lá và chồi hoa. Nằm ở nách lá trên thân hoặc cành. Giống điều có lá mầm bao hoa. Khác chồi hoa có mầm hoa chồi lá có mô phân sinh ngọn. Quan sát H13.1. Quan sát. Thân gỗ cao cứng có cành. Dừa cau chuối thuộc thân cột cao cứng không có cành. Thân cỏ mềm yếu thấp Thân đứng Thân quấn hoặc tua cuốn. Tua cuốn Thân quấn Mềm yếu bò lan sát mặt đất Bầu bí đậu rồng: thuộc loại thân leo bằng tua cuốn hoặc thân quấn. Có 3 loại. Gỗ - Thân đứng Cột Cỏ - Thân leo Tua cuốn Thân quấn -Thân bò mềm yếu bò sát mặt đất. 1.Cấu tạo ngoài của thân: Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành, mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa. 2/ Các loại thân: Có 3 loại thân: Thân đứng gồm: . Thân gỗ cao, cứng có cành . Thân cột cao cứng không cành. . Thân cỏ: mềm yếu, thấp. -Thân leo . Bằng thân quấn. . Bằng tua cuốn. - Thân bò: mềm yếu bò lan sát mặt đất 4/Củng cố: Học sinh đọc khung màu hồng SGK. - Giáo viên đưa vật mẫu cho học sinh xác định các bộ phận của thân. - Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a/ Có 2 loại chồi, nhánh: chồi lá phát triển thành cành mang lá. Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa. b/ Tuỳ theo cách mọc của thân mà thân chia 3 loại: thân đứng gồm: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ. -Thân leo gồm thân quấn và tua cuốn. -Thân bò mềm yếu bò sát mặt đất. c/ Đánh đấu x vào ô ¨ câu trả lời đúng. x a/ Cây dừa, cau, cọ là thân cột x b/ Cây bạch đàn, gỗ lim, café là thân gỗ. ¨ c/ cây lúa, cải, ổi là thân cỏ x d/ Cây đậu ván, mướp, bầu, bí là thân leo. 5/ Dặn dò: Bài tập số 2 SGK trang 45 Tìm hiểu bài thân dài ra là do đâu.
Tài liệu đính kèm: