I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.
2. Kĩ năng:
- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đồi sống con người và nền kinh tế.
- KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ và phát triễn những giá trị của cuộc sống, trong đó có những giá trị về môi trường, phát triễn sự bền vững của môi trường, cải tạo môi trường sống.
3. Thái độ:
- Tự xác định vai trò, trách nhiệm tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP –DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, từ những hiểu biết về các hiện tượng môi trường, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh, đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường.
Tuần 31. Tiết 60 Ngày soạn: 28/3/2014 Ngày dạy: 04/4/2014 Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật. 2. Kĩ năng: - Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đồi sống con người và nền kinh tế. - KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ và phát triễn những giá trị của cuộc sống, trong đó có những giá trị về môi trường, phát triễn sự bền vững của môi trường, cải tạo môi trường sống. 3. Thái độ: - Tự xác định vai trò, trách nhiệm tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP –DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, từ những hiểu biết về các hiện tượng môi trường, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh, đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường. III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh một số thực vật quý hiếm. - Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày như thế nào? Cho ví dụ cụ thể. - Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào? - Ở địa phương em, có những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế? 3. Bài mới : Khám phá: Tập hợp tất cả những loài TV với các đặc trưng của chúng (hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống ) tạo sự đa dạng thực vật. Hiện nay sự đa dạng đó dang bị suy giảm, vậy làm gì để bảo vệ sự ĐDTV? Hoạt động1. Đa dạng của thực vật là gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS: 1. Kể tên một số loài thực vật mà em biết? 2. Chúng thuộc ngành nào? Sống ở đâu? - GV bổ sung và chuyển ý: Như vậy là chúng ta vừa làm một công việc nhận xét rất khái quát về tình hình thực vật ở địa phương nhưng chúng ta chưa biết được cụ thể thực vật ở đây có bao nhiêu loài, vì muốn thế phải nghiên cứu, điều tra kĩ, và đó là công việc của các nhà thực vật học khi nghiên cứu thực vật ở vùng nào đó. Bây giờ, chúng ta hãy xem các các nhà thực vật học cung cấp thông tin gì về tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam. - HS thảo luận nhóm: 1. Một vài HS trình bày tên thực vật -> HS khác bổ sung. 2. Một HS nhận biết chúng thuộc ngành nào và sống ở những môi trường nào. - HS lắng nghe và ghi bài. Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng. Hoạt động2. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục qSGK tr.157 -> thảo luận: Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật? - GV nhận xét, tổng kết lại về tình đa dạng của thực vật ở Việt Nam. - GV yêu cầu HS kể tên một vài loài có giá trị kinh tế và khoa học. b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam: - GV nêu vấn đề: ở Việt nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000- 200.000 ha rừng nhiệt đới. * Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới suy giảm tính đa dạng của sinh vật: Hãy đánh dấu vào câu cho từng trường hợp đúng: 1. Chặt phá rừng làm rẫy 2. Chặt phá rừng để buôn bán lậu 3. Khoanh nuôi rừng 4. Cháy rừng 5. Lũ lụt 6. Chặt cây làm nhà - Căn cứ vào kết quả bài tập, thảo luận: Nêu nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật và hậu quả? - GV liên hệ: Qua đọc báo, nghe đài,, em có thể kể một vài mẩu tin về nạn phá rừng và cho biết ý kiến của mình? - GV cho HS đọc thông tin về thực vật quý hiếm -> trả lời câu hỏi: 1. Thế nào là thực vật quý hiếm? 2. Kể tên một vài loài cây quý hiếm mà em biết? - GV nhận xét. - HS đọc thông tin trong mục qSGK tr.157 -> thảo luận trả lời: + Đa dạng về số lượng loài + Đa dạng về môi trường sống - HS kể tên một vài loài có giá trị kinh tế và khoa học. - HS lắng nghe và làm bài tập. * Đáp án: 1, 2, 4, 6. - HS thảo luận trả lời: + Nguyên nhân: chặt phá rừng làm rẫy, để buôn bán lậu, cháy rừng, chặt cây làm nhà. + Hậu quả: (HS có thể nói về ảnh hưởng đối với việc bảo vệ môi trường như đã học) đối với các loài cây bị khai thác kiệt quệ. - HS thông báo thông tin sưu tầm được. - HS đọc thông tin về thực vật quý hiếm -> trả lời câu hỏi đạt: 1. Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức 2. HS tự kể tên một vài loài: Loài Bách xanh, Thông đỏ, Vân Sam hoàng liên . - HS ghi bài. a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật: Việt nam có tính đa dạng về thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam: * Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống. * Hậu quả: nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí một số lài có nguy cơ bị tiêu diệt. * Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức. Hoạt động3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV đặt vấn đề: 1. Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật? 2. Nêu các biện pháp bảo vệ tính đa dạng của thực vật? 3. Em đã làm những gì để bảo vệ tính đa dạng đó? - GV chốt ý - HS thảo luận, trả lời đạt: 1. Mối quan hệ giữa thực vật – môi trường – con người Tầm quan trọng của sự đa dạng của thực vật. 2. Như SGK tr. 158 3. Tham gia trồng cây; bảo vệ cây cối; - HS ghi bài. Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng. Các biện pháp: SGK tr. 159 4. Củng cố đánh giá: * Thực hành – luyện tập: Sử dụng câu hỏi SGK tr.159. * Vận dụng. - Tích cực trồng cây ở địa phương để góp phần bảo vệ sư đa dạng của thực vật ở địa phương, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng. 5. Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài tiếp theo. Đọc phần Em có biết. Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: