1.Mục tiêu:
a.Kiến thức: - Biết được bộ phận hoa.Vai trị của hoa đối với cây.
- Phân biệt được sinh sản hữu tính có đực và tính cái khác với siunh sản dinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó.
b.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích bộ phận của thực vật.
c.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Mơ hình cấu tạo hoa. Tranh sơ đồ cấu tạo hoa.
b.HS: Các loại bưởi, cam, chanh, dâm bụt, huệ
3.Phương pháp dạy học:
Vấn đáp – trực quan – hợp tác nhóm.
Tiết : 36 Ngày dạy : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: - Biết được bộ phận hoa.Vai trị của hoa đối với cây. - Phân biệt được sinh sản hữu tính cĩ đực và tính cái khác với siunh sản dinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính. - Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đĩ. b.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích bộ phận của thực vật. c.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa. 2. Chuẩn bị: a.GV: Mơ hình cấu tạo hoa. Tranh sơ đồ cấu tạo hoa. b.HS: Các loại bưởi, cam, chanh, dâm bụt, huệ 3.Phương pháp dạy học: Vấn đáp – trực quan – hợp tác nhóm. 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: KTSS. 4.2 Kiểm tra bài cũ:Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi? Chiết cành khác với giâm cành điểm nào? (10đ) Trả lời : Giâm cành là cắt một đọan cành có đủ mắt chồi cắm xuống đất ẩm cho cành bén rễ mọc thành cây mới. Phải giâm cành có đủ mắt, chồi vì mắt, chồi là nơi phát triển thành cây mới. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm: -Giâm cành là cắt một đọan cành có đủ mắt chồi cắm xuống đất ẩm cho cành bén rễ mọc thành cây mới. -Chiết cành là làm cho ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài cấu tạo và chức năng của hoa. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hoa: -GV cho HS thảo luận theo nhóm, quan sát hoa theo hướng dẫn SGK ghi vào bảng phụ: .Tìm những bộ phận của hoa, gọi tên của chúng. (Hoa gồm các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhụy). .Tách các lá đài và các cánh hoa để quan sát, ghi lại một số đặc điểm (số lượng, màu sắc của chúng ). .Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu? (quan sát tranh 26.2) (Nhị hoa gồm bao phấn, hạt phấn, chỉ nhị. Hạt phấn nằm trong bao phấn). .Quan sát nhụy hoa H28.3 .Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu? (Nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu, noãn. Noãn nằm trong bầu nhụy). Hoạt động 2:Tìm hiểu chức năng từng bộ phận của hoa: -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi: .Bộ phận nào bao bọc phần nhụy và nhị của hoa? (Đài và tràng làm thành bao hoa bao vệ nhị và nhụy). .Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao? (Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Vì các tế bào sinh dục đực của hoa nằm trong hạt phấn (ở nhị), các tế bào sinh dục cái của hoa nằm trong noãn (ở nhụy). 1.Các bộ phận của hoa: Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị và nhụy. 2.Chức năng các bộ phận cua hoa: Đài, tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc cánh hoa khác nhau tùy loài. Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhụy và nhị là quan trọng nhất vì giữ chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. 4.4 Củng cố và luyện tập: HS đọc kết luận SGK. Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa. Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hoa gồm: đài, tràng, nhị và nhụy. Đài, tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc cánh hoa khác nhau tùy loài. Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Nhụy và nhị là quan trọng nhất vì giữ chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài “ Các loại hoa”. Vật mẫu: hoa mướp, bí cúc, hồng, bưởi 5.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: