1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:- Mô tả được các bộ phận của hạt :Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.Phôi gồm rễ mầm ,thân mầm ,lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm( ở cây một lá mầm ) hay 2 l mầm ( ở cy một l mầm) hay 2 l mầm ( ở cy hai l mấm).
- Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
b.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để rút ra kết luận.
c.Thái độ: Gio dục HS ý thức v trch nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Tranh các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô đã bóc vỏ.
b.HS: Hạt đỗ đen hoặc lạc ngâm nước trước một ngày, vài hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày
Một số hạt: bươi, cam, đỗ xanh, bí ngô, thóc
3.Phương pháp dạy học:
Vấn đáp – trực quan- hợp tác nhóm.
Tiết: 40 Ngày dạy: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 1.Mục tiêu: a.Kiến thức:- Mơ tả được các bộ phận của hạt :Hạt gồm vỏ, phơi và chất dinh dưỡng dự trữ.Phơi gồm rễ mầm ,thân mầm ,lá mầm và chồi mầm. Phơi cĩ 1 lá mầm( ở cây một lá mầm ) hay 2 lá mầm ( ở cây một lá mầm) hay 2 lá mầm ( ở cây hai lá mấm). - Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống. b.Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để rút ra kết luận. c.Thái độ: Giáo dục HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. 2. Chuẩn bị: a.GV: Tranh các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô đã bóc vỏ. b.HS: Hạt đỗ đen hoặc lạc ngâm nước trước một ngày, vài hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày Một số hạt: bươi, cam, đỗ xanh, bí ngô, thóc 3.Phương pháp dạy học: Vấn đáp – trực quan- hợp tác nhóm. 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức:KTSSHS 4.2 Kiểm tra bài cũ:Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt. Quả mọng khác quả hạch điểm nào? Cho ví dụ (10đ) Trả lời:Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành 2 nhóm chính: quả khô và quả thịt. VD: Quả đậu bắp, quả cải, quả chò là quả khô. Quả cà, quả chanh, quảđu đủ là quả thịt. -Quả gồm toàn thịt gọi là quả mọng. VD: quả chanh, quả cà chua, quả chuối. -Quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch. VD: Quả táo ta, quả dừa, quả xoài 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt: a.HS thực hiện lệnh đầu của mục 1. Mỗi HS tự bóc hạt theo hướng dẫn của SGK, quan sát trên vật mẫu thật đã tách được và ảnh trong SGK để tìm được đầy đủ các bộ phận của mỗi hạt. +HS có thể trao đổi với nhau kết quả tìm được trong nhóm nhỏ. -GV theo dõi hướng dẫn các nhóm HS tự bóc, tách và quan sát được các bộ phận của hạt (Lưu ý HS tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như đã ghi chú trong hình). -GV kiểm tra những hiểu biết của HS về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô bằng cách cho HS lên bảng chỉ trên tranh câm các bộ phận của mỗi hạt. .Hạt đỗ đen: Phôi gồm: a-Lá mầm chứa chất dự trữ. b-Chồi mầm. c-Thân mầm. d-Rễ mầm. .Hạt ngô: Phôi gồm: a-Lá mầm. b-Chồi mầm. c-Thân mầm. d-Rễ mầm. Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. b.Mỗi HS viết phần trả lời các câu hỏi của bảng đã ghi sẳn trong vở. -Yêu cầu HS tìm những thông tin cần thiết trong kết quả vừa quan sát được để trả lời các câu hỏi. -GV kiểm tra bằng hình thức tổ chức thi tiếp sức giữa 2 tổ. .Mỗi tô cử 5 em thi. +Mỗi em chọn 2 mảnh bìa đã ghi sẳn các đáp án của mỗi câu hỏi và gài vào 2 cột tương ứng với từng câu hỏi. +Em nọ kế tiếp em kia, mỗi em đều phải tự nghĩ để chọn cho đúng và không được nhắccho nhau. +Mỗi tổ đều phải hoàn thành bài thi. Tổ nào xong trước và trả lời đúng, mỗi câu được 2 điểm; tổ hoàn thành sau mỗi câu chỉ được 1 điểm. -Sau khi thi xong, GV giúp HS tự hoàn thiện lại bảng của mình theo đáp án. Câu hỏi Trả lời Hạt đỗ đen Hạt ngô Hạt gồm có những bộ phận nào? Vỏ và phôi Vỏ, phôi và phôi nhũ Bộ phận nào bao bọc bao vệ hạt? Vỏ hạt Vỏ hạt Phôi gồm có những bộ phận nào? Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm Phôi có mấy lá mầm? Hai lá mầm Một lá mầm Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu? Ở hai lá mầm Ở phôi nhũ * GDMT : Con người và sinh vật sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng . Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả , hạt cây nên chúng ta phải cĩ ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản * Hoạt động 2:Phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm. +GV yêu cầu mỗi HS so sánh những tư liệu có trong bảng phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô và ghi vào vở bài tập. +Vài HS báo cáo kết quả so sánh được, cả lớp tham gia ý kiến. -GV chốt lại ý đúng. +Mỗi HS đọc phần thông tin của SGK để nhận ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Từ đó có khái niệm về cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. -GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: .Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào? .Thế nào là cây Hai lá mầm vàcây Một lá mầm. +1 – 2 HS trả lời, các HS khác bổ sung. -GV chốt lại ý đúng: .Hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm có nhiều điểmkhác nhau theo bảng ở phần 1 nhưng điểm khác nhau chủ yếu là số lá mầm của phôi. .Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm. VD: cây đỗ đen, cây bưởi, cây cam .Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm. VD: cây ngô, cây lúa 1.Các bộ phận của hạt: Hạt gồm: -Vỏ. -Phôi : Lá mầm Thân mầm Chồi mầm Rễ mầm -Chất dinh dưỡng dự trữ: chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 2.Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm: .Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm. VD: cây đỗ đen, cây bưởi, cây cam .Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm. VD: cây ngô, cây lúa 4.4 Củng cố và luyện tập: HS đọc ghi nhớ SGK. 1.Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm? *Giống nhau: -Gồm có: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. -Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. *Khác nhau: Hạt cây Hai lá mầm: -Chất dinh dưỡng dự trữ nằm trong lá mầm. -Có hai lá mầm. Hạt cây Một lá mầm: -Chất dinh dưỡng dự trữ nằm trong phôi nhũ. -Có một lá mầm. 2.Vì sao người ta chi giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? Vì: -Hạt to, chắc, mẩy: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe. -Hạt không sứt sẹo: các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt mới nảy mầm được. -Hạt không bị sâu, bậnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi, làm bài tập SGK. Chuẩn bị bài: Phát tán của quả và hạt. Sưu tầm các loại quả có trong SGK H 34.4 hoặc một số loại quả và hạt tương tự. 5.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: