Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VII: Quả và hạt - Bài 33: Hạt và các bộ phẩn của hạt - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU.

- Kể tên được các bộ phận của hạt

- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm

-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.

* KN sống: Rèn kỹ năng tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình.

 - Biết cách chọn và bảo quản hạt giống.

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

Phương pháp trực quan, quan sát, phân tích, hợp tác nhóm

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4178Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VII: Quả và hạt - Bài 33: Hạt và các bộ phẩn của hạt - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22. Tiết 41
Ngày soạn: 14/01/2014
Ngày dạy: 21/01/2014
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I/ MỤC TIÊU.
- Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm
-Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.
* KN sống: Rèn kỹ năng tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình.
 - Biết cách chọn và bảo quản hạt giống.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Phương pháp trực quan, quan sát, phân tích, hợp tác nhóm
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	1. GV.
- Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô.
- Mẫu vật: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày
 - Kim mũi mác, kính lúp cầm tay. Bảng phụ bảng SGK tr.108
2. HS:
	- Đọc bài trước ở nhà.
- Mổi nhóm chuẩn bị: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả thịt và quả khô? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt có ở địa phương em. 
 - Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Kể tên 3 loại quả mọng, 3 loại quả hạch có ở địa phương em. 
 3. Bài mới: 	HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 
* Khám phá: Hạt phát triển thành cây. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 1. Các bộ phận của hạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- GV hướng dẫn nhóm chưa bóc tách được
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng
- GV gọi HS lên điền tranh câm
- GV nhận xét -> chốt lại kiến thức. 
- GDMT: Giáo dục cho HS biết tác dụng của cây xanh, cung cấp nguồn hạt giống và lương thực cho động vật và con người.
- HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen -> Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 -> tìm đủ các bộ phận của hạt -> hoàn thành bảng SGK tr.108
- HS lên hoàn thành bảng
- HS lên điền tranh câm
- HS ghi bài
1.Các bộ phận của hạt.
 Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. 
PHIẾU HỌC TẬP
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm có những bộ phận nào?
Vỏ và phôi
Vỏ, phôi, phôi nhủ
Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Vỏ hạt
Vỏ hạt
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm
Phôi có mấy lá mầm?
Hai lá mầm
Một lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
Ở hai lá mầm 
Ở phôi nhũ 
Hoạt động 2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm 
Hoạt động 2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm 
.Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Căn cứ vào bảng SGK tr.108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào?
2. Thế nào là cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm?
- GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- HS đọc thông tin mục q SGK tr.109 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt một lá mầm có: phôi nhủ, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhủ.
 Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm
2. Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.
 Cây Một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
- HS ghi bài.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm:
- Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm.
- Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm.
hat 
- Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.
 - Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
4. Củng cố đánh giá: 
Sử dụng câu hỏi 1,2 SGK
Trả lời câu 2: chọn các hạt để lại làm giống có đủ các điều kiện sau:
	+ Hạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe
+ Hạt không sứt sẹo: các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo đảm cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt nảy mầm được.
+ Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Trả lời câu 3: Hạt lạc có cấu tạo giống như hạt đâu đen chỉ gồm có 2 bộ phận là vỏ và phôi, vì chất dinh dưỡng dự trữ của hạt không tạo thành một bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm (là một phần của phôi). Vì vậy, câu nói của bạn đó chưa thật chính xác.
5. Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
Chuẩn bị làm thí nghiệm bài 35.
Chuẩn bị: quả chò, quả ké, quả trinh nữ, hạt xà cừ,....
Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 33. Hạt và các bộ phẩn của hạt - Nguyễn Văn Lực.doc