Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật - Bài 40: Hạt trần - Cây thông - Ngô Thị Xuân - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa nón của thông với một hoa

- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông với một cây có hoa, điểm tiến hóa của Hạt Trần so với Quyết.

 2.Kỹ năng:

- Quan sát tranh ảnh, mẫu vật, nhận xét, tổng hợp kiến thức

- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Yêu thích môn học và ý thức bảo vệ thực vật, đặc biệt là cây nhóm hạt trần.

II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:

 1.Giáo viên chuẩn bị:

- Tranh phóng to H40.1 – 40.3 SGK

- Mẫu vật: cành thông, nón thông

- Tranh ảnh về rừng thông, các cây hạt trần làm cảnh.

 2.Học sinh chuẩn bị:

- Mẫu vật: Cành thông, nón thông (nếu có)

- Sưu tầm tranh ảnh rừng thông

- Tìm hiểu trước đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây thông, tại sao gọi là hạt trần?

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5555Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương VIII: Các nhóm thực vật - Bài 40: Hạt trần - Cây thông - Ngô Thị Xuân - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SINH HỌC
Trường : THCS ĐINH TIÊN HOÀNG.
Giáo viên hướng dẫn: NGÔ THỊ XUÂN.
Giáo sinh giảng dạy: DƯƠNG VĂN MINH.
Ngày dạy: 4/03/2011	Ngày soạn: 01/03/2011
Tuần: 26	 Tiết : 50	Lớp dạy: 6/2
Chương VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT. 
Bài 40: HẠT TRẦN- CÂY THÔNG. 
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nón của thông với một hoa
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông với một cây có hoa, điểm tiến hóa của Hạt Trần so với Quyết.
 2.Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh, mẫu vật, nhận xét, tổng hợp kiến thức
- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học và ý thức bảo vệ thực vật, đặc biệt là cây nhóm hạt trần.
II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:
 1.Giáo viên chuẩn bị:
- Tranh phóng to H40.1 – 40.3 SGK
- Mẫu vật: cành thông, nón thông
- Tranh ảnh về rừng thông, các cây hạt trần làm cảnh.
 2.Học sinh chuẩn bị: 
- Mẫu vật: Cành thông, nón thông (nếu có)
- Sưu tầm tranh ảnh rừng thông
- Tìm hiểu trước đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây thông, tại sao gọi là hạt trần?
III.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
IV.Tiến trình:
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Sửa bài kiểm tra 1 tiết
 3.Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: (1’) Rêu và dương xỉ đều là những nhóm thực vật sinh sản bằng bào tử. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang một nhóm thực vật sinh sản bằng hạt là nhóm hạt trần với đại diện là cây thông? Tại sao gọi thông là cây hạt trần? Liệu những thứ mà ta hay gọi là quả thông đó có phải là quả thực sự không?
Tiết 50: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
*Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
ghi bảng
10’
HĐ1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm bên ngoài của cơ quan sinh dưỡng
1.Cơ quan sinh dưỡng của cây thông:
- Cây thông các em thường thấy ở đâu?
- Đà Lạt, Khánh Sơn
- Khí hậu ở những nơi này như thế nào?
- Hơi lạnh
- Cây thông mọc thành rừng: Đà Lạt, đèo Hải Vân, Khánh Sơn
- Chúng mọc thành nhóm hay đơn độc?
- Thành rừng
- GV liên hệ thực tế: thắng cảnh rừng thông
- HS chú ý lắng nghe
- GV giới thiệu mẫu vật cành thông và tranh thông
- HS quan sát tranh và mẫu vật
- Đặc điểm thân, cành và lá thông?
- Thân gỗ
- Cành: xù xì với các vết sẹo lá khi rụng để lại.
- Lá: 2 lá mọc ra từ 1 cành con rất ngắn.
- Thân gỗ, cao, xù xì, cành có vết sẹo khi lá rụng.
- Hướng dẫn HS tách lá để quan sát cành nhỏ mang lá.
- Lá nhỏ, dạng lá kim, mọc từ 2-3 lá trên một cành con rất ngắn.
- Rễ ăn sâu, lan rộng.
- GV mở rộng: Cây thông có 2 loại thông 2 lá và thông 3 lá dựa vào số lá trên 1 cành nhỏ. Trong thân có mạch dẫn và chất nhựa thơm, rễ dài ăn rộng và ăn sâu nên thông có thể ddứng vững trước gió, bão và tìm kiếm nguồn nước ở sâu. 
- HS chú ý lắng nghe.
*Tiểu kết: Tóm tắt đặc điểm sinh sản của thông?
-HS trả lời
15’
HĐ2: Quan sát nón đực và nón cái
Mục tiêu: Phân biệt được nón đực và nón cái
2.Cơ quan sinh sản (nón):
- Giới thiệu nón đực và nón cái
- HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- HS hoạt động nhóm (3’)
- Nón đực:
+ Nhỏ, mọc thành cụm ở đầu ngọn cành.
+ Vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái:
+ Lớn, mọc đơn độc ở mấu thân.
+ Vảy (lá noãn) mang 2 noãn.
+ Xác định vị trí, kích thước và cách mọc của nón đực và nón cái trên cành.
- Nón đực nhỏ, mọc thành cụm ở đầu ngọn.
- Nón cái lớn, mọc đơn độc ở mấu thân.
+ Nón đực và nón cái có cấu tạo như thế nào?
- Nón đực gồm trục nón mang vảy (nhị) mang hai túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái gồm trục nón mang vảy (lá noãn) mang hai noãn.
- GV hướng dẫn HS trao đổi toàn lớp phân biệt nón đực và nón cái.
- HS trao đổi toàn lớp
-Yêu cầu HS só sánh nón với một hoa theo bảng:
- HS hoạt động cá nhân
Lá đài
Cánh hoa
Nhị
Nhụy
Chỉ nhị
Bao hay
túi phấn
Đầu
Vòi
Bầu
Vị trí của noãn
Hoa
+
+
+
+
+
+
+
Nằm trong bầu nhụy
Nón
-
-
-
+
-
-
-
Nằm lộ trên các lá noãn hở
=> Như vậy, có thể gọi nón là một hoa được không? Vì sao?
- Nón không phải là hoa vì nón không có cấu tạo các thành phần như một hoa.
- Nón cái khi chín phát triển lớn hơn và hóa gỗ cứng.
- Thông sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hởà Hạt trần.
* Quan sát nón cái khi chín:
- GV giới thiệu mẫu vật nón cái chín
- HS quan sát mẫu vật
- Nhận xét kích thước và tính chất của nón cái đã chín?
- Phát triển lớn hơn hẳn và hóa gỗ cứng.
- Yêu cầu HS tách vảy để tìm hạt. Hạt nằm ở đâu?
- HS hoạt động cá nhân: Hạt nằm ở gốc vảy.
- Nhận xét hình dạng hạt thông?
- Hạt thông có cánh.
- GV mở rộng: Quá trình thụ tinh ở thông
- HS chú ý lắng nghe
*Tiểu kết: Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
-HS trả lời
- Thông qua cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông đã tiến hoá hơn dương xỉ ở điểm nào?
- Cấu tạo phức tạp:
+ Rễ ăn sâu, lan rộng.
+ Có mạch dẫn cụ thể.
+ Có nón, hat, sinh sản bằng hạt trần.
5p
HĐ3: Tìm hiểu giá trị của cây hạt trần
Mục tiêu: Thấy được giá trị của cây hạt trần
3.Giá trị của cây hạt trần
- Gọi HS đọc thông tin SGK
- HS đọc thông tin SGK
- Kể tên một vài cây hạt trần mà em biết?
- Thông, pơmu hoàng đàn, kim giao, tuế, bách tán.
- Lấy gỗ
- Làm cảnh
- Các cây hạt trần có giá trị như thế nào?
-Lấy gỗ vì gỗ tốt và thơm
- Dùng làm cảnh.
- GV giới thiệu thêm về gỗ hạt trần dùng làm những đồ dùng như thế nào.
- HS chú ý lắng nghe.
- Giới thiệu thêm tranh ảnh về các cây hạt trần.
- HS quan sát tranh
*Tiểu kết: Các cây hạt trần rất có giá trị.
1’
*Tổng kết bài: Gọi HS đọc kết luận SGK
-HS đọc kết luận SGK
 4.Kiểm tra – đánh giá: (5’)
*So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thông và cây dương xỉ?
So sánh
Dương xỉ
Cây thông
Rễ
Rễ có 4 miền nhưng còn đơn giản
Rễ cọc, có cấu tạo hoàn chỉnh
Thân
Thân rễ hình trụ nằm ngang dưới đất
Thân gỗ, cao, xù xì, phân cành, có các vết sẹo lá khi lá rụng.
Lá
Cuống lá dài, phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn ở đầu.
Lá nhỏ, hình kim, 2-3 lá mọc trên một cành ngắn, nhỏ.
Mạch dẫn
Có nhưng rất đơn giản
Rất phát triển
Cơ quan 
sinh sản
Túi bào tử mọc thành ổ túi ở mặt dưới lá già
Nón đực nhỏ, mọc thành cụm ở đầu ngọn cây, vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
Nón cái lớn, mọc đơn độc ở mấu thân, vảy (lá noãn) mang 2 noãn. Nón cái khi chín lớn hơn, hóa gỗ, mang hạt ở gốc vảy.
Đặc điểm 
sinh sản
Bằng bào tử
Bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
 5.Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, đọc mục “Em có biết?”, vẽ hình nón thông vào vở.
- Chuẩn bị bài mới: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín.
 +Mẫu vật: một vài cây có hoa.
 +Dụng cụ: kính lúp
 +Xem lại kiến thức về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
 +Sưu tầm tranh ảnh cây có hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 40. Hạt trần - Cây thông - Ngô Thị Xuân - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng.doc