I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và thực hành
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật trong đời sống con người
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Tranh cây cải dại, cây trồng. Mẫu vật: Hoa hồng dại và hoa hồng trồng. Chuối rừng và chuối nhà
2. Học sinh: Mẫu vật, ôn bài và chuẩn bị bài
Tuần 28 Ngày soạn: 07/03/2013 Tiết 54 Ngày dạy: 11/03/2013 Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và thực hành - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật trong đời sống con người II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: Tranh cây cải dại, cây trồng. Mẫu vật: Hoa hồng dại và hoa hồng trồng. Chuối rừng và chuối nhà 2. Học sinh: Mẫu vật, ôn bài và chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 6A4: 2. Kiểm tra bài cũ : Phân loại thực vật là gì ? Nêu các bậc phân loại thực vật? 3. Các động dạy - học: Mở bài: Xung quang ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại và cây được trồng. Vậy giữa cây trồng và cây hoang dại cùng loài có quan hệ gì với nhau và cây dại với cây trồng có gì khác? Hoạt động 1 : Cây trồng bắt nguồn từ đâu. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Từ thời xa xưa người nguyên thuỷ đã biết trồng cây chưa ? Họ lấy gì làm thức ăn? + Cho biết cây được trồng với mục đích gì? + Cây trồng có nguồn gốc từ đâu? + Kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng? + Nhận xét sự đa dạng của cây trồng ngày nay, ý nghĩa? + Cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người bản thân em phải làm gì để bảo vệ cây trồng? - HS trả lời câu hỏi theo sự dẫn dắt của GV + Người nguyên thuỷ chưa biết trồng cây. + Thu nhặt củ, quả, hạt, của cây mọc hoang dại làm thức ăn. +Do nhu cầu sống của con người đã giữ lại giống của những cây dại để gieo trồng + Từ cây dại + HS nêu 1 vài đại diện mà mình biết + HS nêu tác dụng của các cây trên + Tạo ra nguồn thức ăn cho con người và động vật + HS: Trả lời + Không bẻ cây, tích cực trồng cây bảo vệ môi trường sống của cây.... Tiểu kết : - Cây trồng có nguồn gốc từ cây hoang dại - Có nhiều loại cây trồng khác nhau, Cây trồng phục vụ cho nhu cầu sống của con người Hoạt động 2: Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào ? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - YCHS quan sát hình 45.1 SGK + Nhận xét sự khác nhau giữa cây trồng và cây hoang dại ? (sự khác nhau giữa các bộ phận tương ứng : rễ , thân , lá của cải dại và của cải trồng) +Vì sao có sự khác nhau đó ? - Yêu cầu học sinh tiếp tục so sánh bộ phận sử dụng của cây chuối dại và chuối trồng, cây hoa hồng dại và hoa hồng trồng? - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại? - Hs quan sát hình trong SGK + Rễ, thân, lá của cây trồng to hơn và ngon hơn của cây dại +Có sự khác đó vì có sự chăm sóc, tác động của con người đối với cây cải trồng - HS so sánh theo bảng trang 144 SGK - HS rút ra kết luận, ghi nhớ kiến thức Tiểu kết : Cây trồng có nhiều loài phong phú Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt Hoạt động 3 : Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK + Muốn cải tạo giống cây trồng ta cần phải làm gì ? - Để có được cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt ta phải chăm sóc thế nào? - GV gọi HS trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung - HS đọc thông tin trong SGK + Ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật như lai giống, gây đột biến để cải tiến tính di truyền, hay các biện pháp nhân giống, chăm sóc, chọn giống - Chăm sóc: tưới nước, bón phân, vun xới, phòng trừ sâu bệnh - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét và bổ sung Tiểu kết : Các biện pháp cải tạo cây trồng Cải biến tính di truyền : Lai, chiết, ghép, chọn giống, nhân giống Chăm sóc cây trồng : Tưới nước, bón phân,vun xới, phòng trừ sâu bệnh IV. CỦNG CỐ – DĂN DÒ: 1. Củng cố : - Học sinh đọc ghi nhớ sgk, mục “em có biết sgk” - Trả lời câu hỏi sgk 2. Dặn dò: - Nhắc nhở học sinh học tập và có kế hoạch ôn tập - Chuẩn bị bài 46: “Thực vật góp phần điều hoà khí hậu” V. RÚT KINH NGHIỆM. . .
Tài liệu đính kèm: