Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 50: Vi khuẩn

I. MỤC TIÊU

-Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên.

-Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn

về: kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Tranh phóng to các dạng vi khuẩn (Hình 50.1)

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

pdf 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương X: Vi khuẩn, nấm, địa y - Bài 50: Vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án sinh học lớp 6 - Bài 50: VI KHUẨN 
I. MỤC TIÊU 
- Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên. 
- Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn 
về: kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Tranh phóng to các dạng vi khuẩn (Hình 50.1) 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của vi 
khuẩn. 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Cho HS quan sát tranh các 
dạng vi khuẩn  vi khuẩn có 
những hình dạng nào? 
- HS có thể gọi vi khuẩn 
hình tròn, hình ngoằn ngoèo. 
- GV lưu ý dạng vi khuẩn 
sống thành đoàn tuy liên kết 
với nhau nhưng mỗi vi khuẩn 
vẫn là một đơn vị sống độc 
lập. 
- GV cung cấp thông tin: vi 
khuẩn có kích thước rất nhỏ. 
( Một vài phần nghìn mm) 
phải quan sát dưới kính hiển vi 
có độ phóng đại lớn. 
- + Nêu cấu tạo tế bào vi 
khuẩn? 
- HS hoạt động cá nhân, 
quan sát tranh, gọi tên 
từng dạng. 
- 1-2 HS phát biểu. 
+ Vi khuẩn có nhiều hình 
dạng khác nhau như: hình 
cầu, hình que, hình dấu 
phẩy, hình xoắn. 
- HS lắng nghe và tiếp thu 
kiến thức. 
- HS tự nghiên cứu thông 
tin và trả lời câu hỏi: 
+ Nêu cấu tạo tế bào vi 
khuẩn: 
Vách tế bào 
Chất tế bào 
+ So sánh với tế bào thực vật? 
- GV chốt lại kiến thức đúng. 
- Gọi 1-2 HS nhắc lại hình 
dạng, cấu tạo, kích thước của 
vi khuẩn. 
- GV cung cấp thêm thông 
tin một số vi khuẩn có roi nên 
có thể di chuyển được. 
Chưa có nhân hoàn 
chỉnh. 
- Vi khuẩn khác tế bào 
thực vật: không có diệp 
lục và chưa có nhân hoàn 
chỉnh. 
Tiểu kết: - Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, 
hình dạng khác nhau và cấu tạo đơn giản (chưa có 
nhân hoàn chỉnh). 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dinh dưỡng của vi 
khuẩn 
- Yêu cầu HS đọc thông tin 
SGK, GV nêu vấn đề: Vi 
khuẩn không có diệp lục vậy 
nó sống bằng cách nào? 
- Có thể HS phát biểu lộn 
xộn, GV tổng kết lại. 
- Giải thích cách dinh dưỡng 
của vi khuẩn: 
+ Dị dưỡng (chủ yếu) 
+ Tự dưỡng ( một số ít) 
- Yêu cầu HS phân biệt hai 
cách dị dưỡng là: hoại sinh và 
kí sinh. 
- GV cho lớp thảo luận  
GV bổ sung, sửa chữa những 
sai sót 
- Chốt lại cách dinh dưỡng của 
- HS đọc kĩ thông tin và 
trả lời được vấn đề dinh 
dưỡng của vi khuẩn. 
- Gọi 1-2 HS phát biểu 
(Dị dưỡng: sống bằng 
chất hữu cơ có sẵn) 
- HS thảo luận  phân 
biệt hoại sinh với kí sinh. 
- 1-2 HS phát biểu, lớp 
bổ sung. 
+ Hoại sinh: sống bằng 
chất hữu cơ có sẵn trong 
xác động, thực vật đang 
phân huỷ. 
+ Kí sinh: sống nhờ trên 
cơ thể sống khác. 
vi khuẩn. 
Tiểu kết: - Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị 
dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh). Trừ một số có khả 
năng tự dưỡng. 
Hoạt động 3: Phân bố và số lượng. 
- HS đọc thông tin SGK và trả 
lời câu hỏi: 
Nhận xét về sự phân bố vi 
khuẩn trong tự nhiên? 
- GV bổ sung, tổng kết lại. 
- GV cung cấp thông tin: vi 
khuẩn sinh sản bằng cách phân 
đôi. Nếu gặp điều kiện thuận 
lợi chúng sinh sản rất nhanh. 
- GV mở rộng thêm: khi 
điều kiện bất lợi (khó khăn về 
thức ăn và nhiệt độ), vi khuẩn 
kết bào xác. 
- GVgiáo dục ý thức giữ gìn vệ 
sinh cá nhân 
- HS đọc thông tin SGK, 
tự rút ra nhận xét. 
- 1-2 HS phát biểu, các 
HS khác nhận xét bổ 
sung. 
- HS lắng nghe và tiếp 
thu kiến thức. 
Tiểu kết: Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: 
trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể 
sinh vật. 
- Vi khuẩn có số lượng lớn. 
4. Củng cố : - GV củng cố lại nội dung bài. 
- Yêu cầu HS nhắc lại hình dạng, cấu tạo và cách di 
chuyển của vi khuẩn. 
- Đánh giá giờ. 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà : - Học bài và trả lời 
câu hỏi SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBài 50. Vi khuẩn.pdf