Giáo án Sinh học lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức

- Học sinh nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Phân biệt được 2 loại chồi nách, chồi lá và chồi hoa.

- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.

b. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát tranh mẫu, so sánh.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong chia sẻ thông tin.

- Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/ 9 / 2014
Ngày dạy
CHƯƠNG III: THÂN
Tiết 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức
- Học sinh nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Phân biệt được 2 loại chồi nách, chồi lá và chồi hoa.
- Nhận biết, phân biệt được các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát tranh mẫu, so sánh.
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong chia sẻ thông tin.
- Kĩ năng quản lí thời gian khi báo cáo.
c. Thái độ
- Có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh phóng to H.13.1,13.2,13.3Sgk tr.43,44.
- Ngọn bí đỏ, ngồng cải.
- Bảng phân loại cây.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Cành cây: Hoa hồng, râm bụt, rau đay, tranh 1 số loại cây, rau má, cây cỏ, kính lúp cầm tay
3. Phương pháp
- Trực quan, dạy học nhóm.
4. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số lớp.
b. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?
Đặt vấn đề: Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào ? Có thể chia thân thành mấy loại ?
c. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
a) Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách.
- GV yêu cầu: HS đặt mẫu lên bàn, quan sát thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi Sgk.
- GV gợi ý HS đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau.
- GV gợi ý câu hỏi thứ 5: Vị trí của chồi ở đâu thì nó phát triển thành bộ phận đó.
- GV dùng tranh H13.1 nhắc lại các bộ phân của thân, hay chỉ ngay trên mẫu để hs ghi nhớ.
b) Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá:
- Giáo viên nhấn mạnh: Chồi nách gồm 2 loại: Chồi lá, chồi hoa.
Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- GV HS quan sát chồi lá( bí ngô) chồi hoa( hoa hồng), GV có thể tách vảy nhỏ cho hs quan sát.
- GV hỏi: những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoa và chồi lá?
- GV treo tranh H.13.2sgktr.43.
- GV cho HS nhắc lại các bộ phận của thân.
Hoạt động 2
- GV treo tranh H.13.3 gktr.44, yêu cầu HS đặt mẫư tranh lên bàn quan sát, chia nhóm.
- GV gợi ý 1 số vấn đề khi phân chia:
+ Vị trí của thân cây trên mặt đất.
+ Độ cứng mềm của thân.
+ Sự phân cành.
+ Thân tự đứng hay phải leo, bám.
- GV gọi 1 HS lên điền tiếp vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
- GV chữa ở bảng phụ để HS theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình.
- GV hỏi: Có mấy loại thân? Cho ví dụ.
1. Cấu tạo ngoài của thân 
- Thân gồm: thân chính , cành , chồi ngọn và chồi nách. 
- Ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại: Chồi hoa và chồi lá.
 + Chôi hoa phát triển thành hoa
 + Chồi lá phát triển thành lá
2. Các loại thân 
+ Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ 
+ Thân leo: Thân cuốn và tua cuốn
+ Thân bò 
d. Củng cố luyện tập: 5 phút 
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá:
	Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
	Làm bài tập: Bài 1: Hãy đánh dấu X vào ô vuông đầu câu trả lời đúng:
	a) Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột.
	b) Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ.
	c) Thân cây lúa, cây cải, cây ổi là thân cỏ.
	d) Thân cây trầu không, cây bìm bìm. cây mướp là thân leo.
	Bài 2: BT trong Sgk( điền từ)
e. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Học bài, làm bài tập. 
	- Chuẩn bị giờ sau.
Ngày soạn: 1/ 10/ 2014
Ngày dạy
Tiết 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức:
- Qua thí nghiệm học sinh tự phát hiện: Thân dài ra do phần ngọn.
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm quan sát, so sánh.
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn hay tỉa cành đối với một số cây ?
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
c. Thái độ:
- Có lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
2. Chuẩn bị của giáo viên
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to H.14.1,13.1Sgk 
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Báo cáo kết quả thí nghiệm
3. Phương pháp
- Dạy học nhóm, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
- GV kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Thân mang những bộ phận nào? Có mấy loại thân?Lấy ví dụ.
Đặt vấn đề: Trong thực tế khi trồng rau ngót thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì?
c. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
- GV cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm,ghi nhanh kết quả lên bảng.
- GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong Sgktr.46. gọi 1, 2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV gợi ý ở câu hỏi *: ở ngọn cây có mô phân sinh 
+ Khi bấm ngọn, cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển.
 + Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
- GV: Cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, cần phải bảo vệ và không ngắt ngọn cây bừa bãi.
- GV: trong các loại cây, cây tre có sự sinh trưởng nhanh hơn những cây khác nhờ có thêm mô phân sinh gióng.
Lợi dụng đặc điểm này chúng ta có thể dùng cây tre để xây dựng nhà và làm bàn nghế,.vì sản xuất nhanh, tránh khai thác nhiều cây gỗ lâu năm, hạn chế phá rừng.
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- GV nghe phần trả lời của các nhóm, hỏi:
+ Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành?
+ Vậy hiện tượng cắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì?
- GV : tùy loài cây mà tỉa cành hay ngắt ngọn cho hợp lí. Những cành sau khi cắt tỉa co thể dùng sản xuất gỗ ép để tiết kiệm gỗ giảm khai thác gỗ, hạn chế phá rừng, bảo đảm giảm lượng khí nhà kính và tác động có hại của thiên tai.
- GV: Thực vật cung cấp cho con người rất nhiều sản phẩm, nếu thiếu đi thực vật cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Do vậy bảo vệ cây xanh là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Không được bẻ cành, leo trèo làm gãy hoặc tróc vỏ cây. Không chặt phá cây bừa bãi.
1. Tìm hiểu sự dài ra của thân 
- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Các loại thân khác nhau sự dài ra khác nhau.
2. Giải thích những hiện tượng thực tế 
- Để tăng năng suât cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hay tỉa cành vào từng giai đoạn thích hợp.
- Bấm ngọn những cây lấy quả, hạt.
- Tỉa cành đối với cây lấy gỗ và sợi.
* Ghi nhớ: SGK - 47 
d. Củng cố kiến thức: 5 phút
	- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
	- Kiểm tra đánh giá: Học sinh làm bài tập trên bảng phụ:
	Bài 1: Hãy đánh dấu X vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn:
a) Rau muống b) Rau cải.	 c) Đu đủ	
d) ổi 	 e) Hoa hồng	g) Mướp
Đáp án: a,e,g.
	Bài 2: Hãy đánh dấu X vào những cây không sử dụng biện pháp bấm ngọn:
a) Mây	b) Xà cừ	c) Mồng tơi.
d) Bằng lăng	e) Bí ngô	g) Mía.
Đáp án: a,b,d,g
e. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “em có biết “.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Cau_tao_ngoai_cua_than.doc