Giáo án Tập đọc 2 - Thư trung thu

GIÁO ÁN

THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN

Ngày soạn: 7/ 1 / 2018

Ngày giảng: 10/ 1/ 2018

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hường

Đơn vị: Trường Tiểu học Trường Thịnh- Ứng Hòa - Hà Nội

MÔN: TẬP ĐỌC ( TIẾT

THƯ TRUNG THU

A/ Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Sau bài học, học sinh hiểu được: tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Viêt Nam. (trả lời được các CH và học thuộc đoạn thơ trong bài )

2. Kỹ năng:

- Biết ngắt nghĩ hơi đúng các câu văn trong bài , đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.

3. Thái độ:

 - GD HS thấy được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. HS có ý thức tôn trọng và biết ơn Bác Hồ.

B/ Chuẩn bị - Một bì thư -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc .

C/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 - Thư trung thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Ngày soạn: 7/ 1 / 2018
Ngày giảng: 10/ 1/ 2018
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hường
Đơn vị: Trường Tiểu học Trường Thịnh- Ứng Hòa - Hà Nội 
MÔN: TẬP ĐỌC ( TIẾT 
THƯ TRUNG THU
A/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức:
- Sau bài học, học sinh hiểu được: tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Viêt Nam. (trả lời được các CH và học thuộc đoạn thơ trong bài ) 
2. Kỹ năng:
- Biết ngắt nghĩ hơi đúng các câu văn trong bài , đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
3. Thái độ:
 - GD HS thấy được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. HS có ý thức tôn trọng và biết ơn Bác Hồ.
B/ Chuẩn bị - Một bì thư -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc . 
C/ Các hoạt động dạy học :
T/g
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
2’
9’-10’
7’-9’
6’
3’
1 Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3.Bài mới
3.1 Giới thiệu
3.2. Luyện đọc
a, Đọc từng câu:
b, Đọc từng đoạn
c, Đọc nhóm
d, Thi đọc
3.3 Tìm hiểu bài
Học thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho học sinh hát
-Tiết trước các em học bài gì?
- Trong bốn mùa, em thích nhất mùa nào?Vì sao?
- Cho học sinh quan sát tranh
- Khi còn sống Bác Hồ luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là các em thiếu niên nhi đồng. Mỗi dịp Trung thu đến Bác lại viết thư cho các cháu. Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta cùng nhau đọc và tìm hiểu bức thư Bác viết cho Thiếu niên Nhi đồng. Bức thư Bác viết năm 1952 trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp qua bài thơ Thư trung Thu.
- GV giải nghĩa từ “Trung thu”
Cho học sinh mở SGK trang 9.
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài văn:giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu.
Mỗi em đọc 1câu nối tiếp đến hết bài.
- Chú ý: Phần lời mỗi học sinh đọc một câu, phần lời bài thơ mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ.
- Yêu cầu học sinh tìm từ khó
- Cho học sinh luyện đọc từ khó
* Bài này chia làm mấy đoạn?
- Đoạn 1 :Phần lời thư
 - Đoạn 2: Lời bài thơ .
- Đọc nối tiếp đoạn:
+ Lần 1:
 2 học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
* Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp ở mỗi dòng thơ.
Ai yêu/các nhi đồng/
Bằng/Bác Hồ Chí Minh?//*
Tính các cháu /ngoan ngoãn,/
Mặt các cháu/ xinh xinh.//
Mong / các cháu cố gắng/
Thi đua học và hành,/
Để /tham gia kháng chiến,/
 Để /gìn giữ hòa bình. //
+ Lần 2:
Hai học sinh nối tiếp đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Trong đoạn 2 có từ “ thi đua”, con hiểu thi đua là gì?
Con hãy đặt một câu trong đó có từ thi đua.
Con hiểu từ “ hành” trong câu “Thi đua học và hành” nghĩa là gì?
- Các con đã học và làm theo những điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy? 
- Trong đoạn này còn có từ kháng chiến, hòa bình. Vậy kháng chiến là gì? Thế nào là hòa bình? Con hãy mở sách đọc phần chú giải cuối bài.
Ngoài những từ ngữ đó ai còn thấy từ nào trong bài mà con chưa hiểu?
-Yêu cầu đọc theo nhóm 
–Mời các nhóm thi đua đọc đoạn 2.
-Lắng nghe nhận xét
- Một học sinh đọc toàn bài.
- Gọi học sinh đọc đoạn 1.
Câu 1. Mỗi Tết Trung Thu Bác Hồ nhớ tới ai?
Câu 2. Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
-Câu thơ của Bác là một câu hỏi: “Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh?”
-Câu hỏi đó nói lên điều gì?
- Cho học sinh quan sát hình ảnh Bác Hồ.
Câu 3.Bác khuyên các em làm những điều gì?
Kết thúc lá thư Bác viết lời chào các cháu như thế nào?
-Cho học sinh xem clip
-Qua bài đọc này các con cảm nhận được điều gì?
-Để đáp lại tình yêu thương đó các con phải làm gì?
Rút ra nội dung bài.
Câu 4. Học thuộc lòng bài thơ trong thư Trung thu
-Gv xóa dần một số cụm từ để học sinh đọc.
-Gọi học sinh học thuộc lòng
- Nhận xét – tuyên dương
Cho lớp hát bài hát “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Nhi đồng.”
Liên hệ: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường các con đã làm gì?
Các con đã nghe lời ai? 
Giáo viên chốt:
Dù Bác Hồ của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng hình ảnh của Bác vẫn luôn gần gũi với mọi người dân Việt Nam nói chung, nhất là các cháu thiếu nhi nói riêng. Hình ảnh Bác mãi vẫn sáng soi dịu hiền như ánh trăng đêm rằm.
Về nhà học thuộc lòng phần bài thơ.
Xem trước bài sau: “ Ông Mạnh thắng Thần Gió”
Học sinh hát
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe
HS nghe.
Học sinh nối tiếp đọc từng câu.
- Học sinh tìm từ khó.
- Học sinh đọc.
- Hai HS đọc nối tiếp hai đoạn, lớp theo dõi.
- Học sinh ngắt nhịp.
-Đọc cả bài trong nhóm .
-Học sinh đọc, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Học sinh trả lời
Học sinh đọc.
Học sinh đọc nhóm đôi.
Đại diện hai nhóm thi đọc đoạn 2
Học sinh trả lời
Bác nhớ đến các cháu nhi đồng.
Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh?
 Học sinh trả lời 
Học sinh quan sát 
Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến, và gìn giữ hòa bình, để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
-Bác hôn các cháu/ Hồ Chí Minh.
- Học sinh xem.
- Nội dung: Cảm nhận được tình yêu thương của Bác đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
Học sinh hát.
Trường Tiểu học Trường Thịnh
Thứ hai ngày .. tháng 1 năm 2018
GV: Nguyễn Thị Thu Hường
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Lớp: 	2
Tiết 19 - Tuần 19
 ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, HS có khả năng:
- Kể tên được 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Kể tên các phương tiện giao thông trên từng loại đường giao thông.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được một số biển báo biển báo giao thông trên đường bộ và khu vực có đường sắt chạy qua.
 3. Thái độ : 
 - Học sinh thấy được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông và có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
4. Phát triển năng lực và phẩm chất: 
+ Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, tự tin trước đám đông..
 + Phẩm chất: ngoan ngoãn, chăm chỉ, có trách nhiệm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Giáo viên:- Giáo án điện tử, tranh ảnh, vi deo và bộchữ tên 4 loại đường giao thông, phiếu bài tập.
Học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi chú
1’
Khởi động.
Ổn định: GV cho học sinh hát
-Học sinh hát bài Em qua ngã tư đường phố.
2’
A. Bài cũ:
Lời bài hát nhắc đến loại đèn nào?
- Như vậy các con đã biết cách khi tham gia giao thông qua các ngã tư có đèn xanh, đèn đỏ rồi đấy.
- Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Slide 3
2’
B. Bài mới:
1)Giới thiệu bài:
- Hàng ngày các con đi học bằng phương tiện nào?
- Con hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà con biết?
- Mỗi phương tiện giao thông đều đi trên một loại đường giao thông. Vậy có những loại đường giao thông nào và mỗi loại đường giao thông sẽ dành cho những phương tiện nào. Để hiểu rõ hơn về điều này cô và các con sẽ cùng tìm hiểu qua tiết TNXH bài 19: Đường giao thông.
HS trả lời
- xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe tàu thủy, máy bay......
Phấn màu
8-9’
2) Các hoạt động chính :
a) Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông:
Mục tiêu: Học sinh biết được 4 loại đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. 
Cách tiến hành:
-Hình thức: cá nhân, cả lớp
- Các con lần lượt quan sát 5 bức tranh và cho cô biết con nhìn thấy gì trong mỗi bức tranh?
- Các con ạ, tất cả các hình ảnh này đều là đường giao thông. Nhưng nó thuộc đường giao thông nào chúng ta cùng đoán xem nhé. Trên bảng cô có các tấm bìa ghi tên các loại đường giao thông, cô mời 4 bạn lên gắn tên mỗi loại đường giao thông với mỗi bức tranh cho phù hợp.
- GV gọi HS nhận xét.
 - GV cho HS xem đáp án trên máy chiếu.
- Giáo viên giải thích: Đường bộ là đường đi trên đất liền dành cho người và xe cộ. Đường bộ bao gồm cả đường nhựa, đường đá đỏ, đường đất, đường đất,
- Cho HS xem thêm 1 số hình ảnh đường bộ
- Đường sắt hay còn gọi là Đường ray  bao gồm những thanh sắt nối liền với nhau có khoảng cách cố định,
 - Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh đường sắt,
Giáo viên giải thích đường hàng không là sự di chuyển trên trời không có chiều dài chiều rộng của đường. 
- Giáo viên giải thích: Đường đi lại trên mặt nước là Đường thủy bao gồm cả đường sông và đ- Giáo viên cho học sinh xem thêm hình ảnh về đường sông.
ường biển.
 Liên hệ:
- Các con đã được đi ra biển bao giờ chưa? 
- Con hãy kể tên một số con sông mà em biết? Vùng quê em ở có con sông gì?
Cho học sinh quan sát cây cầu thuộc loại đường giao thông nào?
- Có mấy loại đường giao thông? 
Chốt: Có 4 loại đường giao thông là: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển,
- Trên mỗi đường giao thông đều có các phương tiện giao thông đi trên đó. Để tìm hiểu các phương tiện giao thông thường đi trên loại đường giao thông nào, cô trò mình cùng chuyển sang hoạt động 2 .
- HS quan sát
- Bức tranh 1: Hình ảnh con đường trải nhựa, có dải phân cách.
- Bức tranh 2: Hình ảnh biển
- Bức tranh 3: Dòng sông
- Bức tranh 4: Hình ảnh bầu trời.
- Bức tranh 5: Hình ảnh đường ray
- 4 hs nối tiếp nối tên đường giao thông với hình cho phù hợp.
- HS nhận xét.
- HS quan sát
- HS nghe
- HS xem thêm một số hình ảnh đường bộ
- HS nghe
- HS quan sát
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời
- HS kể
- Sông Đáy
 - HS xem một số hình ảnh đường sông
- HS trả lời
- Có 4 loại đường giao thông: 
- HS nghe
9’
b.Hoạt động2: Nhận biết các loại phương tiện giao thông trên mỗi loại đường giao thông.
 Mục tiêu: học sinh biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông. 
Cách tiến hành:
-Hình thức: nhóm, cả lớp
- Giáo viên nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Quan sát Hình 1, 2, 4, 5 trong SGK kể tên các phương tiện giao thông có trong hình.
Giáo viên gọi học sinh lên trình bày Hình 1.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các phương tiện giao thông có trên đường bộ mà em biết.
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh một số xe chuyên dùng và xe thô sơ.
- Giáo viên liên hệ: xe khách, xe buýt thường đậu ở đâu? Ở Ứng Hòa có bến xe nào không ?
- Giáo viên gọi học sinh lên trình bày H 2.
- Giáo viên nhận xét và chỉ cho học sinh thấy xe lửa có nhiều toa xe.
- Giáo viên liên hệ: xe lửa thường đậu ở đâu? Có biết tên 1 nhà ga nào không ?
- Giáo viên gọi học sinh trình bày Hình 4.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các phương tiện giao thông đi trên đường thủy.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh: tàu thủy, ca nô, thuyền thúng, phà.
- Giáo viên liên hệ: phà, đò, tàu, thuyền đậu ở đâu ? Ứng Hòa có bến phà, bến đò, bến cảng nào không ? và giáo dục học sinh.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày Hình 5
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên phương tiện nào cũng bay trên không như máy bay?
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh. 
Liên hệ: Cho học sinh quan sát hỉnh ảnh cáp treo.
GV giải thích cáp treo là đường đưa người qua địa hình hiểm trở lên cao bằng sợi dây cáp.
Giáo viên chốt: Trên mỗi loại đường giao thông thì có những phương tiện giao thông khác nhau.
-Cho HS quan sát tranh các bạn tham gia giao thông
-Liên hệ HS đi học đi tham gia giao thông đi đúng đường giao thông.
- Học sinh mở sách thảo luận trong nhóm đôi.
Làm phiếu bài tập
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày, học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kể tên: xe máy, xe đạp, xe buýt,
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày, học sinh nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đại diện nhóm trình bày, học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh kể tên: phà, ca nô, thuyền thúng,
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
- Học sinh đại diện nhóm trình bày, học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kể tên: trực thăng, tên lửa,
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
HS quan sát
HS trả lời.
8’
c) Hoạt động 3: Nhận biết một số biển báo giao thông.
 Mục tiêu: học sinh nhận biết một số biển báo giao thông trên đường bộ. 
Cách tiến hành:
-Hình thức: cá nhân, cả lớp
- Giáo viên cho học sinh quan sát 2 biển báo chỉ dẫn và mô tả 
- Giáo viên nêu: đây là 2 biển báo chỉ dẫn.
- Giáo viên cho học sinh quan sát 2 biển báo cấm và mô tả. Lưu ý học sinh biển báo cấm người đi bộ có khác với hình vẽ trong SGK.
- Giáo viên liên hệ: Học sinh có thấy biển báo cấm đi ngược chiều ở trên đường nào không ?
- Giáo viên nêu: Đây là 2 biển báo cấm.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tiếp 2 biển báo nguy hiểm và mô tả. 
- Giáo viên lưu ý học sinh khi gặp biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
- Giáo viên liên hệ: học sinh đã thấy biển báo giao nhau có đèn tín hiệu ở đâu ? Người tham gia giao thông làm gì khi gặp biển báo này?
- Giáo viên nêu: Đây là hai biển báo nguy hiểm và hỏi học sinh:
- Các biển báo giao thông này thuộc đường giao thông nào ?
- Các biển báo giao thông này được dựng lên trên đường nhằm mục đích gì ?
- Giáo viên chốt: Đó là 6 biển báo giao thông thường gặp. Các biển báo giao thông được dựng lên trên đường nhằm mục đích đảm bào an toàn cho người tham gia giao thông.
- Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ và liên hệ giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- Học sinh quan sát, mô tả biển báo và nên tên biển báo.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát hình vẽ, mô tả và nên tên biển báo.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát, mô tả và nêu tên biển báo.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
- HS theo dõi
4’
3. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Đoán nhanh.
Cách tiến hành:
- GV đọc từng câu hỏi, yêu cầu HS theo dõi và giơ tay ý kiến, nếu ý kiến đúng thì nêu đáp án Bạn nào giơ đúng các lượt chơi thì bạn đó thắng.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi trong thời gian ’
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét trò chơi, khen ngợi
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Về nhà xem lại bài và thực hiện theo bài học. Xem trước bài sau: An toàn khi đi các phương tiện giao thông
- Học sinh nghe phổ biến cách chơi và tiến hành chơi.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 Thu Trung thu_12274670.doc