Giáo án Tập làm văn 5 - Tuần 1 - Tiết 1, 2

 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 1: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU:

*Mức độ: liên hệ

1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh ( mở bài , thân bài , kết bài ).

2. Kĩ năng: - Rèn HS biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể.

3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thích vẻ đẹp đất nước và say mê sáng tạo.

*Nội dung tích hợp: KNS/ trực tiếp

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:

1.KN xác định giá trị : - Biết được vẻ đẹp của sông Hương, hiểu về tự nhiên, con người, về hoạt động cùa người dân xứ Huế, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước.

2. KN đặt mục tiêu : - Biết tự phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh .

3.KN giao tiếp : - Biết trao đổi, nhận xét để tìm hiểu bài.

III. CHUẨN BỊ:

• GV : Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa”.

• HS : SGK,VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 5 - Tuần 1 - Tiết 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Thứ tư, ngày 26 tháng 8 năm 2015
 TẬP LÀM VĂN
TIẾT 1: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU: 
*Mức độ: liên hệ
1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh ( mở bài , thân bài , kết bài ).
2. Kĩ năng: - Rèn HS biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể. 
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thích vẻ đẹp đất nước và say mê sáng tạo. 
*Nội dung tích hợp: KNS/ trực tiếp
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:
1.KN xác định giá trị : - Biết được vẻ đẹp của sông Hương, hiểu về tự nhiên, con người, về hoạt động cùa người dân xứ Huế, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước. 
2. KN đặt mục tiêu : - Biết tự phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh . 
3.KN giao tiếp : - Biết trao đổi, nhận xét để tìm hiểu bài.
III. CHUẨN BỊ: 
GV : Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa”.
HS : SGK,VBT. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
Hát 
3’
2. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở.
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
4. Phát triển các hoạt động: 
8’
*Hoạt động 1:Phần nhận xét.
Mục tiêu: HS biết nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Hoạt động lớp - cá nhân
Bài 1:- Yêu cầu HS đọc bài 1.
-HS đọc văn bản “Hoàng hôn trên sông Hương”
Trực quan 
- Giải nghĩa từ : hoàng hôn , sông Hương 
+ Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần.
+sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của Huế.
Giảng giải 
Thực hành 
-Y/C HS tìm các phần:MB; TB; KB
-HS phân đoạn - Nêu nội dung từng đoạn.
Đàm thoại 
- Yêu cầu HS nêu ý từng đoạn.
- GV chốt lại.
- Bài văn có 3 phần:
1/Mở bài: Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn.
2/Thân bài: Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc Thành phố lên đèn.
3/Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. 
(KNS/ trực tiếp)
Bài 2:- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- 1 HSđọc yêu cầu, Cả lớp đọc lướt bài văn.
Thực hành 
- Yêu cầu HS nhận xét thứ tự của việc miêu tả trong bài văn
- “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- HS nêu thứ tự tả từng bộ phận cảnh của cảnh.
- GV chốt ý .
- Lớp nhận xét.
+ Giống: 
giới thiệu bao quát cảnh định tả à cụ the.å
Giảng giải 
+ Khác: 
Thay đổi tả cảnh theo thời gian
+ Tả từng bộ phận của cảnh
- Từng cặp HS trao đổi từng bài.
Thực hành 
- Yêu cầu HS nêu cụ thể thứ tự miêu tả trong 2 bài.
+ Hoàng hôn trên sông Hương: Đặc điểm chung của Huế à sự thay đổi màu sắc của sông (từ lúc bắt đầu đến lúc tối à Hoạt động của con người và sự thức dậy của Huế)
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Màu sắc boa trùm làng quê ngày mùa à màu vàng à tả các màu vàng khác nhau à thời tiết và con người trong ngày mùa.
Ÿ Sự giống nhau: đều giới thiệu bao quát cảnh định tả à tả cụ thể từng cảnh
Ÿ Sự khác nhau: 
- Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả từng bộ phận của cảnh. 
- GV chốt lại.
- HS rút ra nhận xét về cấu tạo của hai bài văn
4’
*Hoạt động 2: Phần ghi nhớ 
Mục tiêu: HS tự rút ra được ghi nhớ cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Gọi HS đọc to ghi nhớ.
Hoạt động cá nhân
- Lần lượt HS đọc phần ghi nhớ.
- Một vài HS minh họa nội dung ghi nhớ qua việc nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Thực hành
(KNS/ trực tiếp)
15’
*Hoạt động 3: Phần luyện tập
Mục tiêu : HS phân tích được cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài .
- Nhận xét cấu tạo của bài văn “ Nắng trưa”
- GV nhận xét chốt lại
- 2 HS đọc yêu cầu bài văn - HS làm cá nhân.
1/Mở bài (Câu đầu): Nhận xét về nắng trưa
2/Thân bài: Tả cảnh nắng trưa:
- Đoạn 1: Cảnh nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Nắng trưa trong tiếng võng và tiếng hát ru em
- Đoạn 3: Muôn vật trong nắng
- Đoạn 4: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa 
3/Kết bài: Lời cảm thán “Thương mẹ biết ba nhiêu, mẹ ơi” (Kết bài mở rộng)
Trực quan Thực hành
(KNS/ trực tiếp) 
5’
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu : Khắc sâu kiếân thức 
-Nêu lại phần ghi nhớ.
*GDục HS: yêu thích vẻ đẹp đất nước và say mê sáng tạo.
Hoạt động lớp 
- 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Củng cố 
1’
5. Tổng kết - dặn do:ø
- HS học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh 
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần : 1 Thứ sáu , ngày 28 tháng 8 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 2 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU: 
*Mức độ: Liên hệ
1. Kiến thức: - Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của các tác giả trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong một bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng: - Rèn HS biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát .
3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
*Nội dung tích hợp: KNS/ trực tiếp
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1.KN kiên định :- Biết lựa chọn những từ ngữ tả về sự vật , hiện tượng trên cánh đồng .
2. KN mục tiêu : - HS viết được một đoạn văn với đề cụ thể .
III. CHUẨN BỊ: 
GV : Bảng pho to phóng to bảng so sánh - 5, 6 tranh ảnh .
HS : Những ghi chép kết quả quan sát 1 cảnh đã chọn .
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
5’
2. Bài cũ: 
Cấu tạo bài văn tả cảnh.
Kiểm tra.
- GV yêu cầu HS nêu lại ghi nhớ .
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo bài :
“ Nắng trưa” 
- HS nhắc lại ghi nhớ .
- 1 HS đọc lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
- GV nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập tả cảnh
4. Phát triển các hoạt động: 
9’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
 làm bài tập.
Mục tiêu: HS biết nhận xét các chi tiết tả cảnh của bài văn.
Hoạt động nhóm - lớp
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc bài 1.
- HS đọc - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn 
Trực quan 
Thực hành 
HS đọc lại yêu cầu đề .
HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
- Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
Đàm thoại
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác ).
- Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì. 
- GV chốt lại
15’
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: HS biết lập dàn ý tả cảnh. 
Hoạt động cá nhân
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài 1 .
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
Trực quan 
Đàm thoại 
( KNS / trực tiếp)
- HS ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
Thực hành 
- HS nối tiếp nhau trình bày
Trình bày 
- GV chấm điểm và nêu những dàn ý tốt. 
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức vừa học.
-GV yêu cầu HS nêu lại cấu tạo bài văn tả cảnh .
*GDục HS: yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
Hoạt động lớp
- HS nêu lại cấu tạo của bài vản tả cảnh.
Củng cố 
1’
5. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở. 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP LAM VAN.doc