Giáo án Tập viết 2 - Chữ hoa D

TẬP VIẾT: Chữ hoa D

I.Mục tiêu:

-Viết đúng và đẹp chữ hoa D cỡ vừa và nhỏ.

-Tập viết cụm từ ứng dụng “Dân giàu nước mạnh” theo cỡ nhỏ.

- Viết đúng kiểu chữ, đều nét, viết đúng quy trình, cách đúng khoảng cách giữa các con chữ, các chữ.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Giáo án

- Mẫu chữ viết hoa D

- Chữ mẫu cụm từ ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Dân, Dân giàu nước mạnh

- Vở tập viết 2, tập 1.

2.Học sinh:

-Vở tập viết, bảng con, phấn, dụng cụ học tập.

III.Các hoạt động dạy- học

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập viết 2 - Chữ hoa D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP VIẾT: Chữ hoa D
I.Mục tiêu:
-Viết đúng và đẹp chữ hoa D cỡ vừa và nhỏ.
-Tập viết cụm từ ứng dụng “Dân giàu nước mạnh” theo cỡ nhỏ.
- Viết đúng kiểu chữ, đều nét, viết đúng quy trình, cách đúng khoảng cách giữa các con chữ, các chữ.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giáo án
- Mẫu chữ viết hoa D
- Chữ mẫu cụm từ ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Dân, Dân giàu nước mạnh
- Vở tập viết 2, tập 1.
2.Học sinh:
-Vở tập viết, bảng con, phấn, dụng cụ học tập.
III.Các hoạt động dạy- học 
Giáo viên
Học sinh
Thời gian
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên để kiểm tra.
- Cho HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Sửa lỗi cho HS lên bảng
- Nhận xét.
-2 HS lên bảng viết chữ hoa C.
-HS dưới lớp viết vào bảng con.
3-4 phút
2.Dạy bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
 Hôm trước các em đã được học chữ hoa C. Hôm nay cô và các em sẽ tiếp tục học thêm một chữ hoa nữa trong bảng chữ cái, đó là chữ hoa D. Để biết chữ hoa D gồm những nét cơ bản nào, viết ra sao và làm sao viết câu ứng dung “ Dân giàu nước mạnh” đúng nhất thì cô và các em cùng đi vào bài mới nhé
-GV ghi tên bài lên bảng lớp.
-Lắng nghe
1 phút
2.2 Hướng dẫn viết bảng con:
2.2.1 Hướng dẫn viết chữ hoa:
-GV giới thiệu khung chữ mẫu và đặt câu hỏi hướng dẫn HS nhận xét về cấu tạo của chữ mẫu:
+Chữ hoa D cỡ vừa cao mấy li? Rộng mấy li?
+Trên chữ hoa D này có ghi số nét. Bạn nào có thể cho cô biết chữ hoa D viết mấy nét? 
+ 1 nét này gồm 3 nét cơ bản 1 nét lượn đứng, 1 nét thắt và nét cong phải nối liền nhau
 - Miêu tả các nét: Nét lượn đứng gần giống nét thẳng đứng nhưng hơi lượn ở phía trên hơi lượn sang bên phải. Phía dưới nối liền nét cong phải tạo thành nét thắt ở chân chữ 
-GV hướng dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu - dùng thước để chỉ và hướng dẫn: 
+ Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang 6 kéo thẳng xuống dưới đường kẻ ngang 2, tạo một nét thắt nằm sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục viết nét cong phải từ dưới đi lên nhưng kết thúc bằng nét cong trái. Điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 5 gần sát đường kẻ dọc 3 về phía phải 
-Viết mẫu chữ hoa D cỡ vừa lên bảng và nhắc lại vắn tắt cách viết.
- Lưu ý: Nét cong phải lượn đều cân đối, nét cong trái kết thúc chỉ vừa qua đường kẻ ngang 4 một chút.
-Hướng dẫn viết mẫu chữ hoa D trong không trung:
+Cả lớp đã quan sát chữ mẫu và cách cô viết mẫu vậy bây giờ các bạn đưa tay lên không trung và đưa tay viết chữ hoa D cho cô nào.
-Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: 
+Cả lớp đã thực hiện viết trên không trung rất tốt bây giờ các em bỏ tay xuống và lấy bảng con ra chúng ta sẽ luyện tập viết chữ hoa D.
+Cho cả lớp viết chữ hoa D cỡ vừa vào bảng con 
+ Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết: ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cuối, mắt cách mặt bảng khoảng 25-30 cm. 
+Sau đó, yêu cầu học sinh giơ bảng lên sau đó nhận xét và uốn nắn, đồng thời khen ngợi các những học sinh viết đúng, đẹp.
+ Gv treo mẫu chữ hoa D cỡ nhỏ và hỏi: chữ hoa D cỡ nhỏ cao bao nhiêu li, rộng bao nhiêu li?
+ Gv viết mẫu
+ Gv yêu cầu HS viết vào bảng con chữ hoa D cỡ nhỏ
+ Gv gọi 2-3 HS cầm bảng lên và gọi HS nhận xét.
+ Gv nhận xét chữ của bạn trên bảng và các bạn dưới lớp.
2.2.2 Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
*Giới thiệu câu ứng dụng:
- Vừa rồi chúng ta đã học cách viết chữ hoa D và để biết thêm khoảng cách giữa chữ D hoa với các con chữ khác cũng như viết chữ hoa D một cách thuần thục hơn, chúng ta sẽ đi vào viết cụm từ ứng dụng “Dân giàu nước mạnh”.
-Gọi 3 học sinh đọc lại cụm từ ứng dụng.
-Đặt câu hỏi:
+Các em hiểu như thế nào là Dân giàu nước mạnh?
+ GV kết luận: “ dân giàu nước mạnh có nghĩa là đất nước ta muốn vững mạnh, phát triển thì trước hết phải lo cho đời sống của nhân dân.
*Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét cách viết cụm từ ứng dụng (cỡ nhỏ):
-Chỉ vào dòng chữ mẫu và hỏi học sinh:
+Tiếng nào trong câu ứng dụng chứa chữ hoa D chúng ta mới vừa học?
+trong câu ứng dụng, con chữ nào cao 2 li rưỡi? 
+Các con chữ còn lại cao bao nhiêu li?
+Cách đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Khi viết nên chú ý các nét nối. Ví dụ chữ ‘ Dân’. Viết mẫu chữ Dân lên bảng:
-Bây giờ cô sẽ viết mẫu từ Dân cả lớp cùng quan sát cô viết nhé!
* Lưu ý: khoảng cách giữa chữ hoa D và chứ â không quá gần, cũng không quá xa.
*Hướng dẫn HS viết chữ “Dân ” vào bảng con: 
-Cho cả lớp viết vào bảng con 1-2 lượt.
- Mỗi lượt gọi 2-3 học sinh đem bảng lên.
-Sau mỗi lượt viết GV yêu cầu học sinh giơ bảng và nhận xét, uốn nắn thêm về cách viết.
2.3 Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết:
+ Nhắc nhở HS
-Tư thế viết như viết bảng
-Cách đặt tay: cánh tay trái để lên bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữa cho vở không xê dịch
-Vị trí vở: hơi nghiêng so với mép dưới bàn, nghiêng chéo lên trên về phía bên phải
- Yêu cầu:
+Viết 1 dòng chữ hoa D cỡ vừa 
+Viết 1 dòng chữ Dân hoa cỡ vừa
+Viết 1 dòng chữ D cỡ nhỏ
+Viết 1 dòng chữ Dân cỡ nhỏ
+Viết 2 dòng cụm từ ứng dụng “Dân giàu nước mạnh”
-GV theo dõi cả lớp viết bài và giúp đỡ học sinh yếu kém.
2.4 Chấm và chữ bài
-GV thu 5-7 bài để chấm
-Nhận xét, rút kinh nghiệm và cho điểm.
+Chữ hoa D cỡ vừa cao 5 li- 6 đường kẻ ngang, rộng 4 li- 5 đường kẻ ngang
+ Chữ hoa D có 1 nét.
-Quan sát, lắng nghe
-Quan sát
+Đưa tay lên không trung tay tại một điểm, viết nét lượn đứng nối với nét thắt và nét cong phải kế thúc bằng nét công trái.
+Viết vào bảng con theo yêu cầu của gv
+ Chữ hoa D cỡ nhỏ cao 2 ô rưỡi, rộng 2 ô.
+ Hs quan sát
+ HS viết theo yêu cầu giáo viên
+ Hs làm theo
-3 học sinh đứng dậy đọc cụm từ ứng dụng.
+Học sinh trả lời:
+Học sinh lắng nghe.
+Tiếng Dân.
+Các con chữ: chữ hoa D, g, h cao 2,5 li.
+Các con chữ còn lại cao 1 li.
+Dấu huyền đặt trên chữ a trong tiếng giàu, dấu sắt đặt trên chữ ơ trong tiếng nước, dấu nặng đặt dưới chữ a trong tiếng mạnh.
+ Bằng con chữ o
-Học sinh quan sát 
-Hs lấy bảng ra viết 1-2 lượt ( không được xóa)
-HS lắng nghe
-Học sinh lấy vở tập viết và viết ra để luyện viết.
-Cả lớp lắng nghe
15 phút
10 phút
3 phút
3.Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu học sinh tìm một số tiếng có chữ D và gọi một số học sinh đọc tiếng của mình.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò học sinh luyện tập thêm vào vở tập viết 2.
-Một số học sinh đọc câu có chứa chữ C của mình.
-Cả lớp lắng nghe.
3 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 5 Chu hoa D_12217406.docx