Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 1 đến 6

TUẦN 1 Thứ tư ngày 20 tháng 8 năm 2014

Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh

 1. Đọc lưu loát toàn bài.

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các vần, âm dễ lẫn.

 - Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, lời lẽ, tính cách từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài:

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.

 * Góp phần giáo dục kĩ năng thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân cho HS.

 II.Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK; truyện Dế Mèn phiêu lưu ký

 - Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc.

 III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 52 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấm khi viết bài, đặt câu; về xem lại bài, chuẩn bị bài sau 
- HS nêu; lớp theo dõi nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- Ba hs nối tiếp nhau đọc 3 yêu cầu sgk 
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ , nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
- HS nêu ghi nhớ như sgk 
- HS vài em nêu lại .
- HS đọc nối tiếp nhau nội dung bài tập. Và trao đổi theo cặp về tác dụng của dấu hai chấm của từng đoạn vănđ làm bài vào VBT .
- Một số HS trình bày bài làm, lớp nhận xét
- HS làm độc lập, 
- HS vài em đọc bài viết của mình lên . Lớp theo dõi nhận xét .
- HS nêu như sgk .
Thứ 2 ngày 1 tháng 9 năm 2014
 Kĩ thuật: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
	1- Nhắc lại được tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu .
	2- Thực hành được thao tác xâu chỉ vào kim,vê nút chỉ .
	3- Giáo dục HS yêu thích lao động , có ý thức an toàn lao động .
	II. Chuẩn bị đồ dùng: - HS: Vải, kim , chỉ... 
GV: Một số mẫu vải , chỉ khâu...(Bộ ĐDDH), một số sản phẩm may, thêu
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài
HĐ1:GV hướng dẫn HS nhắc lại đặc điểm về vật liệu khâu, thêu
a) Vải
- GV phát cho các nhóm một số mẫu vải để HS quan sát, nhắc lại một số đặc điểm của vải.
- Yêu cầu HS nhắc kại lưu ý khi chọn vải thêu
b) Chỉ
- GV yêu cầu HS nhận biết một số loại chỉ khâu, thêu 
HĐ2:Củng cố cách sử dụng các dụng cụ cắt, khâu 
a) Kéo
- Nêu cách cầm kéo cắt vải và kéo cắt chỉ .
- Lưu ý cách cầm kéo an toàn
b) Kim
- Nêu lại cách xâu chỉ vào kim và vê nốt chỉ
- GVkết luận và giới thiệu thêm một số dụng cụ cắt, khâu, thêu .
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Theo dõi, mở SGK
Thảo luận nhóm và nêu đặc điểm của từng vải .
- Đối với những loại vải dùng để thêu ta nên chọn những loại vải dày thì khi thực hiện được dễ dàng hơn nếu ta chọn vải mỏng thì ta sẽ rất khó thêu.
- HS theo dõi, phân biệt chỉ khâu và chỉ thêu .
- HS quan sát và nêu. Một số HS thực hành trước lớp cách cầm kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Lớp nhận xét, đánh giá
- Vài hS nhắc lại
- Thực hành theo nhóm đôi 
Chính tả: Tuần 2
	I. Mục dích, yêu cầu:	Giúp học sinh
- Nghe-viết đúng chính tả,trình bày đúng đoạn văn trong bài“Mười năm cõng bạn đi học”
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn .
- Giáo dục HS cách trình bày bài khoa học, tính tỉ mỉ, chính xác khi viết bài
	II. Chuẩn bị đồ dùng:- HS: bảng con 
	 - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Kiểm tra bài tập 2 tiết trước 
B. Bài mới:
1) Giới thiệu và ghi đầu bài
2) Hướng dẫn nghe viết chính tả :
- GV đọc đoạn viết chính tả, hỏi về nội
 dung của bài viết .
- GV yêu cầu đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm tiếng khó trong bài .
- GV đọc bài cho HS viết .
- GV đọc lại cho học sinh soát lỗi .
- GV chấm khoảng 9- 10 bài , nhận xét .
3) Hướng dẫn làm bài tập
BT2: Nêu yêu cầu BT
- Treo 2 bảng phụ viết nội dung BT2, tổ chức cho 2 nhóm thi, nhóm 3 làm trọng tài
BT3: Tổ chức cho hs làm bài theo cặp
- Chốt lời giải đúng: sáo - sao
C. Củng cố, dặn dò:
- GVhệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- 1 HS đọc cho lớp viết những tiếng có vần an/ ang vào bảng con
- HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét .
- HS theo dõiđ nêu: Ca ngợi bạn Sinh 
biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè 
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả, ghi nhớ cách viết những từ khó
- HS luyện viết từ khó vào vở nháp 
- HS gấp SGK và nghe GV đọcđ viết bài 
- HS làm bài cá nhân(VBT)
- HS các nhóm cử người lên bảng thi .
- Lớp theo dõi, bình chọn nhóm thắng cuộc
- HS thảo luận theo cặp, đại diện một số cặp trả lời, lớp nhận xét
Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn: 
tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
	I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh
	- Hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
	- Biết dựa vào đặc điểm của ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện , tìm hiểu truyện .Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .	
 * Góp phần giáo dục HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo
 II. Đồ dùng dạy học:
	-GV: + 3 tờ phiếu khổ to viết yêu cầu của bài tập 1(phần nhận xét).
 + Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 phần Luyện tập
	- HS: Vở bài tập tiếng Việt 4.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những chi tiết nào?
 GV nhận xét, đánh giá .
B. Bài mới:
1) Giới thiệu và ghi đầu bài
2) Phần Nhận xét 
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3, tổ chức cho hs làm theo nhóm: Hãy ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị nhà Trò ? Ngoại hình đó nói lên điều gì ? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
3) Phần ghi nhớ 
- GV hướng dẫn học sinh nêu ghi nhớ như sgk .
4)Luyện tập: 
Bài 1 :GV nêu yêu cầu BT
- Chốt câu trả lời đúng: Đoạn văn tả về ngoại hình của chú bé; các chi tiết ấy nói lên chú bé là con một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả, chú bé rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh gan dạ
- Bài tập 2 :GV nêu yêu cầu bài tập, nhắc hs có thể kể một đoạn kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên, không nhất thiết phải kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét và rút ra kết luận 
- Nhận xét cách kể của HS
C. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tả ngoại hình nhân vật, ta cần lưu ý những gì ?
- Dặn HS ghi nhớ, ứng dụng vào làm bài.
HS nêu ; lớp nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS trao đổi theo 3 nhóm , cử đại diện trình bày (lớp nhận xét): Ngoại hình chị Nhà Trò thể hiện ở sức vóc , ở đôi cánh , ở trang phục -> thể hiện thân phận tội nghiệp, yếu đuối, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
- HS nêu ghi nhớ như sgk 
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS làm bài vào VBT(1 hs làm trên bảng phụ)đ chữa chung trên bảng phụ
- HS trao đổi, kể theo cặp 
- 2-> 3 HS thi kể trước lớp . Lớp theo dõi nhật xét cách kể của các bạn có đúng với yêu cầu của bài không.
- Cần chú ý tả hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ 
Tuần 3 Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2015
Tập đọc:	thư thăm bạn
	I. Mục đích, yêu cầu:	 Giúp học sinh
	1.Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất ba.
	2. Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
	3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc của bức thư .
* Góp phần giáo dục HS kĩ năng ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa trong SGK; tranh, ảnh về những trận lũ lụt .
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn 1 hướng dẫn học sinh đọc.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài“ Truyện cổ nước mình” và trả lời câu hỏi 4
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu và ghi đầu bài
2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS chia đoạn(3 đoạn)
Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những HS đọc đúng. GV sửa lỗi phát âm sai.
- GV hướng dẫn hs giải nghĩa từ . 
- Yêu cầu HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm lại bài
b)Tìm hiểu bài
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
-Bạn Lương viết thư thăm bạn Hồng để làmgì?
- Tìm những câu cho thấy Bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
*Liên hệ, giáo dục HS cách thể hiện sự cảm thông trong các tình huống tương tự
- Treo tranh ảnh nói về tác hại của lũ lụt
- Gọi một bạn đọc lại phần mở đầu và phần kết thúc rồi nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư .
c) Luyện đọc diễn cảm
- GV theo dõi, hướng dẫn về giọng đọc.
- GVđọc mẫu, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1(treo bảng phụ)
C. Củng cố, dặn dò:
- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng?
- Liên hệ việc chia sẻ, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở địa phương
- Giáo dục HS cần ứng xử lịch sự trong giao tiếp
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS đọc và trả lời, lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- 3 HS đọc 3 đoạn
- 3 HS đọc lần 2
- HS giải nghĩa từ( phần chú giải)
- HS đọc theo cặp
- 2 em đọc lại bài
- HS theo dõi
- HS đọc thầm đoạn 1 ( 6 dòng đầu )
- HS đọc đoạn 1 và nêu: Không . Bạn Lương chỉ biết bạn Hồng qua báo .
- Để chia buồn cùng bạn Hồng .
ý1: Mục đích của việc viết thư
- HS đọc thầm đoạn 2
- HS trao đổi theo cặp và nêu: Hôm nay đọc báo....ra đi mãi mãi .
- Khơi gợi trong lòng Hồng về người cha dũng cảm (Chắc là.....nước lũ), khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau (Mình tin rằng...nỗi đau này).
- ý2: Lương động viên và chia sẻ những khó khăn với bạn
- Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư, lời chào người nhận thư . Những dòng cuối ghi lời chúc , nhắn nhủ , hứa hẹn , kí tên , ghi họ tên người viết thư .
ý3: Tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư
- Nêu ý nghĩa của bức thư (như mục I.2)
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư nêu giọng đọc .
- HS luyện đọc theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét
- Vài HS nêu
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 8 tháng 9 năm 2015
Tập đọc:	người ăn xin
	I. Mục đích, yêu cầu:	Giúp học sinh
	1. Đọc lưu loát toàn bài, giọng nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
	2. Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ .
3. Góp phần giáo dục HS ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông với những người kém may mắn.
 	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: - Gọi hs đọc nối tiếp bài :“ Thư thăm bạn ”, kết hợp hỏi nội dung bài .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc
- Gọi HS nối tiếp 3 đoạn của bài .
Khi HS đọc GV có thể kết hợp khen những HS đọc đúng. GV sửa lỗi phát âm sai.
- GV hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ 
- Hướng dẫn HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm lại bài
b. Tìm hiểu bài:
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé đã chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?
- Cậu bé không có gì cho ông lão , nhưng ông lão lại nói : “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi ”.Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? 
- Sau câu nói của ông lão , cậu bé cũng cảm thấy nhận được chút gì từ ông ? theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?
- Câu chuyện giúp em hiểu được gì ?
- Liên hệ, giáo dục HS về lòng nhân ái, yêu thương con người;cách ứng xử tế nhị, lịch sự trong giao tiếp; biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
c. Luyện đọc diễn cảm :
- Theo dõi, hướng dẫn về giọng đọc.
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV gọi một hs đọc lại bài và nêu nội dung bài .
- Nhận xét, đánh giá giờ học,về xem lại bài và chuẩn bị bài sau .
- 2 hs đọc và nêu nội dung bài, lớp theo dõi nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- 3 HS đọc 3 đoạn .
- 3HS đọc lần 2
- HS giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp
- 2 em đọc lại toàn bài
- HS theo dõi
- HS đọc thầm đoạn 1, nêu :Ông lão già lọm khom ,đôi mắt đỏ đục ,giàn giụa nước mắt đôi môi tái nhợt ,quần áo tả tơi 
ý1: Hình ảnh đáng thương của ông lão ăn xin
- Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão , tôn trọng , muốn giúp đỡ ông.
 ý2: Tình cảm của cậu bé với ông lão ăn xin
- Ông lão nhận được tình thương , sự thông cảm và tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng , lời xin lỗi chân thành , qua cái nắm chặt tay .
- Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm .
ý3: Sự biết ơn của ông lão ăn xin với cậu bé
- HS nêu như mục I.2
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn văn, lớp nêu giọng đọc
- Vài HS thi đọc diễn cảm đoạn 2. Lớp theo dõi nhận xét .
- HS đọc và nêu nội dung bài .
Kể chuyện:	 kể chuyện đã nghe , đã đọc
	I. Mục đích, yêu cầu:	Giúp học sinh
	1. Rèn kĩ năng nói : - Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe , đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thơng yêu , đùm bọc lẫn nhau giữa ngời với ngời .
Hiểu truyện , trao đổi đợc cùng với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) 
2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể
HSKT:Biết nghe bạn kể chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV+ HS: Một số truyện về lòng nhân hậu.
GV: Bảng phụ viết gợi ý 3 (SGK)
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra 2HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện : “ Nàng tiên ốc ” và nêu ý nghĩa câu truyện . 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV giúp hs tìm hiểu y/c đề bài .
- Yêu cầu hs đọc thầm gợi ý 1, lu ý cách chọn câu chuyện để kể.
- GV yêu cầu hs lần lợt giới thiệu lại các câu chuyện mình sẽ kể trớc lớp .
- Treo bảng phụ, nhắc hs áp dụng dàn bài đkể chuyện
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 - Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu nội dung câu chuyện :
- Hướng dẫn HS đánh giá bạn kể theo các bước 
 - Nhận xét cách kể chuyện của hs
- HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện , lớp theo dõi nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- HS đọc đề bài
 - HS tìm hiểu y/c của đề bài.
- HS đọc nối tiếp nhau lại các gợi ý sgk
- HS nối tiếp giới thiệu lại các câu chuyện mình sẽ kể .
- Đọc gợi ý 3
- HS luyện kể chuyện theo cặp và trao đổi cho nhau nghe về nội dung câu chuyện .
- HS thi kể chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi chất vấn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
 - Dặn hs về nhà tập kể lại toàn bộ câu chuyện cho ngời thân nghe và chuẩn bị cho tiết sau.
Luyện từ và câu:	Từ đơn , từ phức
	I. Mục đích, yêu cầu:	Giúp học sinh:
	- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa
- Phân biệt được từ đơn , từ phức 
- Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ .
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
- GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1 phần “Nhận xét” và BT1 phần “Luyện tập”
- GV+HS: Từ điển.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Gọi một hs nêu ghi nhớ về dấu hai chấm .
- Nhận xét, đánh giá việc học bài của HS
B. Bài mới:
1) Giới thiệu và ghi đầu bài
2) Phần Nhận xét :
- Treo bảng phụ ghi BT1 yêu cầu hs đọc đề bài .
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng, giới thiệu về từ đơn, từ phức
- Tiếng dùng để làm gì ? 
- Từ dùng để làm gì ?
3) Phần Ghi nhớ :
- Hướng dẫn hs nêu ghi nhớ .
4) Phần Luyện tập
Bài 1 . GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu bài tập
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung, chốt lời giải đúng .
Bài 2 .
- GV giới thiệu về từ điển, cách sử dụng từ điển
- GV hướng dẫn hs tra từ điển .
Bài 3 .
- Hướng dẫn hs làm bài
- Yêu cầu HS lần lượt đứng lên đặt câu 
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- 1 hs nêu, lớp theo dõi nhận xét .
- Làm lại BT2 phần Luyện tập của tiết trước
Theo dõi, mở SGK
- HS đọc nội dung bài tập 1 .
- HS làm bài theo cặp .
- Đại diện cặp trình bày .
- Tiếng dùng để cấu tạo từ . Có thể dùng tiếng để tạo nên 1 từ đơn , có thể dùng tiếng để tạo nên từ phức . 
- Từ dùng để biểu thị sự vật , hoạt động, đặc điểm hoặc tạo câu .
- HS nêu như sgk .
- HS lấy ví dụ .
- Lớp theo dõi nhận xét .
- HS làm bài vào VBT, một hs làm trên bảng phụ rồi chữa bài:
+ Từ đơn : rất vừa , lại
+ Từ phức : công bằng , thông minh , độ lượng , đa tình , đa mang .
- HS đọc yêu cầu bài tập, HS giỏi giải thích yêu cầu của BT cho các bạn .
- HS làm bài theo 6 nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc, lớp theo dõi nhận xét .
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập, theo dõi mẫu.
- HS làm bài cá nhân .
- HS nói từ mình chọn và đặt câu với từ đó
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 9 tháng 9 năm 2015
Tập làm văn:	kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
	I. Mục đích, yêu cầu:	Giúp học sinh
	- Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách của nhân vật, nói lên ý nghĩa của câu truyện . 
	- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp .
 - Góp phần bồi dưỡng kĩ năng giao tíêp trong cuộc sống cho HS.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Giấy khổ to, phiếu học tập viết BT3 phần nhận xét bằng 2 màu phấn ; BT1, BT2 phần Luyện tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Gọi HS nêu ghi nhớ tiết trước .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Phần Nhận xét :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 1,2 SGK.
- GVyêu cầu các nhóm trao đổi theo cặp BT1 
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
+ ý nghĩ:- Chao ôi! Cảnh nghèo đói nhường nào
 - Cả tôi nữa,ông lão
+ Lời nói:“Ông đừng giận cháucho ông cả
- Lời nói , ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì ? 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung BT3, yêu cầu hs trao đổi theo cặp, gv phát phiếu cho 2 hs làm
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
3. Phần ghi nhớ :
- GV hướng dẫn hs rút ra ghi nhớ như sgk .
GV mở rộng thêm về các dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
4. Luyện tập:
- BT1: Lưu ý Hs vận dụng ghi nhớ và các dấu hiệu nhận biết mà gv vừa mở rộng để làm bài
- GV chốt kết quả đúng:
+ Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi
+Lời dẫn trực tiếp: - Còn tớ, ông ngoại
 - Theo tớ, .bố mẹ
- Lưu ý HS: lời nói trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép còn lời nói gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép .
BT2: 
- GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai
- GV theo dõi, giúp đỡ chung
-BT3: Nhấn mạnh yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm tương tự như BT2
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
- HS nêu , lớp theo dõi nhận xét .
-Theo dõi, mở SGK
- HS đọc yêu cầu( sgk)
- 2HS đọc nối tiếp lại câu chuyện “Người ăn xin”, lớp đọc thầm 
- HS trao đổi theo cặp, đại diện các cặp trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Cậu là người giàu lòng nhân hậu , có tấm lòng trắc ẩn, thương người .
- HS trao đổi theo cặpđ trả lời miệng, lớp nhận xét. 
- 2 HS làm trên phiếu dán bài trên bảng lớpđ chốt lời giải đúng
- HS nêu ghi nhớ như sgk 
- HS nhẩm đọc thuộc lòng ghi nhớ
- HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra theo cặp.
- Một số hs nêu miệng, lớp nhận xét
- HS khá giỏi làm mẫu câu 1
- HS làm bài vào vở
-2 HS làm trên phiều gắn bài trên bảng lớp, lớp nhận xét chốt lời giải đúng
- Nêu lời giải đúng
- Nhắc lại nội dung ghi nhớ
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu:	 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết
	I. Mục đích, yêu cầu:	Giúp học sinh
	- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm : Nhân hậu - Đoàn kết .
	- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên .
	- Giáo dục HS yêu thích , có thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
	II. Đồ dùng dạy học:
 + GV:- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập1,2 sgk .
	 - Bảng nhóm.
 + HS: từ điển
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: ? Tiếng dùng để làm gì, từ dùng để làm gì ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 .
- GV hướng dẫn hs tìm từ trong từ điển hoặc vận dụng vốn từ ngữ của bản thân để làm bài
- GV hướng dẫn hs nhận xét các từ các nhóm vừa tìm .
- Củng cố, kết luận: Các từ chứa tiếng “hiền” cùng nghĩa với “nhân hậu”, các từ chứa tiếng “ác” trái nghĩa với “nhân hậu”
Bài 2 .
- Hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó
- GV treo bảng phụ, giao bảng nhóm cho hs.
- GV củng cố và chốt lời giải đúng
Bài 3 .
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
- Hiền như bụt ( đất ) .
- Lành như đất ( bụt ) .
- Dữ như cọp
- Thương nhau như chị em gái .
Bài 4 .
- GV: muốn hiểu được cả thành ngữ và tục ngữ, các em cần hiểu được cả nghĩa đen và nghĩa bóng .
- GVgọi HS nêu một số tình huống sử dụng các thành ngữ đó
C . Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá giờ học . 
- Dặn hs xem lại bài, chuẩn bị bài sau
- HS nêu; lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập, quan sát mẫu 
- HS thi đua tìm từ theo 3 nhóm(có thể sử dụng từ điển) 
- HS các nhóm treo bảng nhóm , lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc 
- HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
- HS làm việc theo 3 nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS làm độc lập rồi chữa bài .
- HS đọc lại các câu thành ngữ .
- HS nêu yêu cầu bài tập; thảo luận nhốm đôi .
- HS đại diện phát biểu ý nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ đó
- Một số hs nêu tình huống sử dụng các thành ngữ , tục ngữ đó .
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 10 tháng 9 năm 2015
Chính tả: 
tuần 2
	I. Mục đích, yêu cầu:	Giúp học sinh
 - Nghe – viết đúng chính tả , bài thơ : “Cháu nghe câu chuyện của bà ”. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ
	- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã).
	- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho HS.
	II. Đồ dùng dạy học: HS: bảng con
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2b .
 III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: GV đọc : xuất sắc, sắp xếp 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Hướng dẫn hs nghe viết 
- GV đọc đoạn bài viết , hỏi về nội dung bài 
- GV yêu cầu hs đọc thầm lại bài thơ, lưu ý những tiếng khó trong bài .
- Nêu cách trình bày bài thơ
 - GV đọc bài cho HS viết .
- GV đọc lại cho học sinh soát lỗi .
- GV chấm khoảng 9 -

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12226972.doc