Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Trần Trung Hiếu

1. Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức:

- Biết khái niệm bài toán, thuật toán.

- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.

- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.

- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.

1.2/ Kĩ năng:

- Xác định Input, Output của một bài toán đơn giản.

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.

1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT (nếu có) hoặc tranh ảnh minh hoạ.

2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.

3. Tổ chức các hoạt động học tập:

3.1/ Ổn định lớp:

3.2/ Kiểm tra bài cũ:

3.3/ Tiến trình bài học:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Trần Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: ././2014
Tiết theo PPCT: 20
Tuần: 10
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Biết khái niệm bài toán, thuật toán.
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.
1.2/ Kĩ năng: 
- Xác định Input, Output của một bài toán đơn giản.
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
1.3/ Thái độ:Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT (nếu có) hoặc tranh ảnh minh hoạ.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:	
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bài toán.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Bài toán là khái niệm quen tuộc ta thường gặp ở những môn học nào?
- Em hãy cho những ví dụ về bài toán
- Tuy nhiên, hằng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều như lập bảng cửu chương, lập bảng điểm của các bạn trong lớp
- Giáo viên phân tích => yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm bài toán.
- Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.
* Hãy cho biết điều kiện cho trước và kếtquả thu được của cácbài toán sau:
Ví dụ 1: Để tính diện tích tam giác ta cần xác định:
Ví dụ 2: Bài toán tìm đường đi tránh các điểm tắt nghẽn giao thông.
Ví dụ 3: Đối với bài toán nấu một món ăn.
- Thường gặp ở các môn như: toán, vật lý, hoá học
- Ví dụ như: tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quảng đường ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60 km/giờ.
- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Ta có thể hiểu bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Điều kiện cho trước: một cạnh và đường cao tương ứng của cạnh đó.
- Kết quả thu được: Diện tích hình tam giác.
- Điều kiện cho trước: Vị trí nghẽn giao thông và các con đường có thể đi từ vị trí hiện tại tới vị trí cần tới.
- Kết quả thu được: Đường đi từ vị trí hiện tại tới vị trí cần tới mà không qua điểm nghẽn giao thông.
- Điều kiện cho trước: Các thực phẩm hiện có (trứng, mỡ, mắm, muối, rau)
- Kết quả thu được: một món ăn.
1. Bài toán và xác định bài toán:
a) Bài toán:
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết
b) Xác định bài toán:
 Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thuật toán.
a/ Phương pháp : .................................
b/ Các bước của hoạt động :
- Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được. Dãy hữu hạn các thao tác đơn giản đó được gọi là thuật toán. 
- Vậy thuật toán là gì?
- Nói cách khác, thuật toán là các bước để giải một bài toán, còn chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, sau đó cho biết quá trình giải bài toán trên máy tính.
- Viết chương trình là thể hiện thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.
- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
- Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước sau:
+ Xác định bài toán: 
+ Mô tả thuật toán: 
+ Viết chương trình: 
- Học sinh chú ý lắng nghe.
2 Quá trình giải bài toán trên máy tính.
a) Khái niệm thuật toán:
 Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán.
b) Quá trình giải bài toán trên máy tính:
 Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm:
- Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT) và đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT).
- Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện.
- Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta biết.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Bài toán là gì?
- Để giải quyết một bài toán cụ thể, em làm gì?
- Thuật toán là gì?
- Hãy cho biết quá trình giải bài toán trên máy tính.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK.
- Xem trước mục 3, 4 – SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Từ bài toán đến chương trình - Trần Trung Hiếu.doc