I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thực hiện khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến;
- Kết hợp giữa Write, Writeln với Read, Readln để thực hiện việc nhập dữ liệucho biến từ bàn phím;
- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực;
- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến;
- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng;
- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến.
2. Kỹ năng
- Sử dụng Write, Writeln, Read, Readln.
- Sử dụng biến và hằng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong thực hành.
Tiết: 13 Ngày dạy: 02/10/2009 Thực hành 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Thực hiện khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến; Kết hợp giữa Write, Writeln với Read, Readln để thực hiện việc nhập dữ liệucho biến từ bàn phím; Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực; Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến; Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng; Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến. 2. Kỹ năng Sử dụng Write, Writeln, Read, Readln. Sử dụng biến và hằng. 3. Thái độ Nghiêm túc trong thực hành. II. Chuẩn bị Thầy giáo Phòng máy tính Máy chiếu. Học sinh Đọc trước bài ở nhà. Sách giáo khoa. III. Phương pháp dạy học Hướng dẫn, diễn giải. Thực hành trực tuyến. IV. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Yêu cầu học sinh kiểm tra máy tính, báo cáo. Bài mới Hoạt động của thầy & trò Nội dung ghi của trò * Nội dung 1: Giới thiệu bài mới Giáo viên giới thiệu bài mới Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Pascal và cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu. Tên kiểu dữ liệu Phạm vi giá trị Byte Các số nguyên từ 0 à 255 Integer Các số nguyên từ -215 à 2-15 - 1 Real Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9.10-39 à 1,7.1038 và số 0 Char Các kí tự trong bảng chữ cái. String Các dãy gồm tối đa 255 kí tự. Nhắc lại cú pháp khai báo biến: Var Àdanh sách biếnÐ : Àkiểu dữ liệuÐ; Trong đó: danh sách biến là danh sách một hoặc nhiều tên biến và được đặt cách nhau bởi dấu phẩy (,) kiểu dữ liệu là một trong các kiểu dữ liệu của Pascal. Ví dụ : Var X, Y: byte; Var So_nguyen: integer; Var Chieu_cao, Can_nang: real; Var Ho_va_ten: string; * Nội dung 2: Thực hành bài tập 1 Yêu cầu học sinh khởi động Pascal và nhập như bài toán sau: program Tinh_tien; uses crt; var soluong: integer; dongia, thanhtien: real; thongbao: string; const phi=10000; begin clrscr; thongbao:='Tong so tien phai thanh toan : '; {Nhap don gia va so luong hang} write('Don gia = '); readln(dongia); write('So luong = ');readln(soluong); thanhtien:= soluong*dongia+phi; (*In ra so tien phai tra*) writeln(thongbao,thanhtien:10:2); readln end. Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm nhập liệu. * Nội dung 3: Hướng dẫn các em làm bài 1a, b và c. Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. Dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có. Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra. Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai. Yêu cầu học sinh trả lời. Các nhóm nhận xét. Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN Bài 1. Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến. Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ trả hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài trị giá hàng hoá, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất. Củng cố và luyện tập Giáo viên nêu lại các lỗi hay mắc phải để các nhóm rút kinh nghiệm. Hướng dẫn học ở nhà Xem lại bài tập đã thực hành Chuẩn bị bài tập còn lại V. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: