I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Luyện tập sử dụng câu lệnh điều kiện If.then
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu.
- Chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy hoạt động tốt.
- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài thực hành.
III. Phương pháp:
- Phân nhóm Hs thực hành(nếu không đủ máy).
- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
- Gv quan sát, hướng dẫn các nóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm.
IV. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp, nhắc lại kiến thức cũ(4p).
- Nhắc lại cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ?
HS: Nhắc lại kiến thức.
GV: Nêu lai(trên máy chiếu).
2. Phân việc cho học sinh thực hành.
3. Bài mới:
Ngày soạn: 01/12/2014 Ngày giảng: 04/12/2014 Tiết 23: Bài thực hành số 4 (tt) SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF...THEN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Luyện tập sử dụng câu lệnh điều kiện If...then 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình. 3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu. Chuẩn bị phòng thực hành đủ số máy hoạt động tốt. - HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài thực hành. III. Phương pháp: - Phân nhóm Hs thực hành(nếu không đủ máy). - Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy. - Gv quan sát, hướng dẫn các nóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm. IV. Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp, nhắc lại kiến thức cũ(4p). - Nhắc lại cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ? HS: Nhắc lại kiến thức. GV: Nêu lai(trên máy chiếu). 2. Phân việc cho học sinh thực hành. 3. Bài mới: T/g Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 17p 17p + Hoạt động 1: Làm bài tập 2/53 - Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn kết quả so sánh chiều cao của 2 bạn. - Yêu cầu học sinh viết và gõ chương trình vào máy. - Lưu chương trình với tên aicaohon.pas. Dịch và sửa lỗi chương trình GV: Nêu ý nghĩa câu lệnh: If Long>Trang then Writeln(‘bạn Long cao hon’); If Long<Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’) else Writeln(‘hai ban bang nhau’); GV: Các em hãy chạy chương trình vừa nhập, nhập trường hợp chiều cao của bạn Long cao hơn ban Trang và thấy điều gi? Gv: yêu cầu nêu cách sửa? GV: Nêu cách sửa 1 và cách sửa 2(máy chiếu). + Hoạt động 2: Làm bài tập 3/54 - Dưới đây là chương trình nhập ba số dương a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không. GV: đưa 2 chương trình với 2 lệnh nhập các số a,b,c khác nhau. - So sánh sự khác nhau ơ 2 chương trình? - Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình. - Dịch và chạy chương trình Lưu ý: (máy chiếu). + Học sinh chú ý lắng nghe. + Viết và gõ chương trình vào máy. *Thực hiện: Lưu chương trình với tên AICAOHON.PAS Dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có. (Alt+F9) Chạy chương trình để thử chương trình. (Ctrl+F9) Quan sát các kết quả nhận được và nhận xét. Hãy tìm chỗ chưa đúng trong chương trình. Sửa lại chương trình để có kết quả đúng. Program Ai_cao_hon; Var Long, Trang: real; Begin Writeln(‘ nhap chieu cao cua Long’); Readln(Long); Writeln(‘nhap chieu cao cua Trang’); Readln(Trang); If Tong>Trang then Writeln(‘bạn Long cao hon’); If Long<Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’) else Writeln(‘hai ban bang nhau’); Readln; End. + Học sinh lưu, sửa lỗi và chạy chương trình theo yêu cầu của giáo viên. + Nêu ý nghĩa câu lệnh HS: Chạy chương trình và rút ra nhận sét. HS: Tìm cách sửa. + Gõ chương trình vào máy. Program ba_canh_tam_giac; Var a,b,c: real; Begin Write(‘nhap ba so a, b, và c:’);Readln(a,b,c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then Writeln(‘a,b,c là ba cạnh của tam giác’) else Writeln(‘a,b,c khong la ba canh cua tam giac’); Readln; End. + Học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình theo yêu cầu của giáo viên. + Nhấn F9 để dịch và nhấn Ctrl + F9 để chạy chương trình. HS: theo dõi và ghi nhớ 1. Bài tập 2: * Gõ chương trình sau: Program Ai_cao_hon; Var Long, Trang: real; Begin Writeln(‘ nhap chieu cao cua Long’); Readln(Long); Writeln(‘nhap chieu cao cua Trang’); Readln(Trang); If Long > Trang then Writeln(‘bạn Long cao hon’); If Long < Trang then Writeln(‘ban Trang cao hon’) else Writeln(‘hai ban bang nhau’); Readln; End. - Khi chạy chương trình và nhập trường hơp số liệu chiều cao của bạn Long >Trang thi sẽ có 2 câu trả lời “Ban Long cao hon” “Hai ban bang nhau” 2. Bài tập 3: * Gõ chương trình sau: Program ba_canh_tam_giac; Var a,b,c: real; Begin Write(‘nhap ba so a, b, c:’); Readln(a,b,c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then Writeln(‘a,b,c la ba cạnh cua tam giac:’) else Writeln(‘a,b,c khong la ba canh cua tam giac.’); Readln; End. - Các dấu ngoặc tròn ở phép so sánh điều kiện khi kết hợp nhiều phép so sánh. - Với câu lệnh điều kiện dạng đủ, không đặt dấu “;” sau từ khóa Else. Dấu “;” dùng để phân cách câu lênh(không phải là kết thúc câu lệnh). 4. Củng cố (5 phút) Câu lệnh điều kiện dạng thiếu If then ; Câu lệnh điều kiện dạng đủ If then else ; Từ khóa AND(và) để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản thành một phép so sánh phức hợp. Giá trị của phép so sánh này là đúng khi và chỉ khi tất cả các phép so sánh đơn giản đều đúng. Ngược lại, nó có giá trị sai. Từ khóa OR(hoặc) để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản. Giá trị của phép so sánh này chỉ sai khi và chỉ khi tất cả các phép so sánh thành phần đều sai. Ngược lại, nó có giá trị đúng. - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành. 5. Dặn dò: (2 phút) - Về nhà xem lại bài, tiết sau thực hành làm bài tập tiếp. 6. Rút kinh nghiệm Giáo viên soạn giảng Dương Công Đạt
Tài liệu đính kèm: