Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 1 đến 13 - Giáo viên: Lê Phương Thảo - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

TUẦN 1 – LỚP 3

Tiết: 1

CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH

Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính;

 Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.

2. Kỹ năng : Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;

 Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

3. Thái độ : Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính.

B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .

C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới : Như chúng ta đã biết ngày nay công nghệ thông tin đã và đang đi vào đời sống xã hội. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em công cụ thông tin quan trọng đó là chiếc máy vi tính. Thứ đang dần dần quen thuộc với tất cả chúng ta.

 

doc 68 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học lớp 3, 4, 5 - Tuần 1 đến 13 - Giáo viên: Lê Phương Thảo - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r Name rồi nhập tên của mình. Nếu em đã đăng kí rồi thì chỉ cần nháy chuột vào dấu mũi tên rồi chọn tên mình trong danh sách.
- GV: Hướng dẫn HS bắt đầu luyện gõ bàn phím theo các bước sau:
 B1: Nháy chuột vào biểu tượng Typing Practice để chuyển sang cửa sổ tập luyện.
 B2: Màn hình Typing Practice hiện ra, trong ô Course chọn một trong các hàng phím từ danh sách để rèn luyện gõ bàn phím.
 B3: Gõ bằng 10 ngón theo đúng kí tự hiện ra trong ô màu trắng.
- HS: Trả lời.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Trả lời.
- HS: Quan sát, lần lượt thực hiện thao tác khởi động và thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor.
- HS: Chú ý lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
- HS: Quan sát và làm theo hướng dẫn.
B. Hoạt động thực hành
- GV: Yêu cầu HS trong cửa sổ tập luyện, em nháy chọn vào ô Course, chọn một hàng phím trong các hàng phím sau: HomeKeys-Qwerty (Hàng phím cơ sở), UpperKeys-Qwerty (Hàng phím trên), LowerKeys-Qwerty (Hàng phím dưới), NumeicrKeys-Qwerty (Hàng phím số) rồi tập luyện.
- HS: Thực hành
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
- GV: Yêu cầu HS luân phiên thực hiện các thao tác:
Khởi động phần mềm chương trình Kiran’s Typing Tutor.
Chọn tên trong ô User Name rồi chọn Typing Practic.
Chọn hàng phím rồi tập gõ hàng phím đó.
Quan sát và nhận xét thao tác của bạn.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.
	 - Chuẩn bị bài mới.
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017
TUẦN 6 – LỚP 4
Tiết: 6
Bài 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Biết các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp.
2. Kỹ năng : - Thực hiện được các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp.
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức, mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động cơ bản
1: Đổi tên tệp. 
- GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác đổi tên như sau:
B1: Mở thư mục HOCTAP đã tạo ở Bài 3, nháy chuột phải vào tệp có tên Hinhvuong.png.
B2: Chọn Rename.
B3: Goc tên Hinhvuong.png vào ô.
B4: Nhấn phím Enter.
- GV: Lưu ý học sinh cách đổi tên tệp:
Không đựợc dùng các kí hiệu sau trong tên tệp: \ / : ? “ 
Tên tệp không được quá 225 kí tự.
Nếu đổi tên tệp giống tệp có sẵn (có cùng phần tên và phần mở rộng) trong cùng thư mục, máy tính sẽ hiển thị cửa sổ cảnh báo việc đặ trùng tên. Em có thể chọn Yes để đồng ý dổi tên hoặc chọn No để hủy bỏ việc đổi tên. 
2: Sao chép tệp. 
- GV: Hướng dẫn HS các bước thực hiện thao tác sao chép tệp từ thư mục này sang thư mục khác như sau:
B1: Mở thư mục HOCTAP, nháy nút phải chuột vào tệp có tên Hinhvuong.png rồi chọn Copy.
B2: Mở thư mục Ve, nháy nút phải chuột trong thư mục Ve rồi chọn Paste.
- GV: Quan sát kết quả vừa thực hiện.
- GV: Nhận xét và chốt lại.
3: Xóa tệp. 
- GV: Yêu cầu HS mở thư mục HOCTAP rồi thực hiện các bước sau:
B1: Nháy nút phải chuột vào tệp Hinhvuong.png rồi chọn Delete.
B2: Chọn Yes tại cửa sổ vừa thực hiện.
- GV: Quan sát kết quả vừa thực hiện. 
- HS: Lắng nghe và làm bài hướng dẫn.
- HS: Chú ý lắng nghe.
- HS: Lưu ý cách đổi tên khi thực hành.
- HS: Chú ý nghe giảng.
- HS: Trong thư mục Ve, em thấy có tệp Hinhvuong.png trong đó.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Trong thư mục HOCTAP không còn tệp Hinhvuong.png.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 9, 10, 12, 13 tháng 10 năm 2017
TUẦN 6 – LỚP 5
Tiết: 11
Bài 2: SỬ DỤNG BÌNH PHUN MÀU
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : -Học sinh nhận biết thêm một công cụ Bình phun màu 
2. Kĩ năng : - Kết hợp công cụ Bình phun màu với các công cụ vẽ khác đã được học để vẽ một bức tranh
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về các chức năng của phầm mêm paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:Các công cụ sau đây là công cụ gì?
, , , , , , 
3. Bài mới : Thay vì vẽ hàng trăm chấm nhỏ trên hình bằng bút chì, phần mêm paint sẽ giúp em vẽ một cách nhanh chóng bằng một công cụ là bình phun màu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công cụ này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Làm quen với bình phun màu
-GV: có mấy bước sử dụng bình phun màu?
-GV: Đó là những bước nào?
- GV đọc lại cho cả lớp nghe và vẽ công cụ bình xịt màu cho học sinh theo dõi. Giới thiệu kích cỡ vùng phun cho HS
-GV: Cho học sinh học thuộc các bước phun màu
Chú ý: Kéo thả nút trái chuột để phun bằng màu vẽ và nút phải chuột để phun bằng màu nền
-HS: Có 4 bước.
-HS: 
- Chọn công cụ bình phun màu
- Chọn kích cỡ vùng phun
- Chọn màu phun
- Kéo thả chuột trên vùng muốn phun.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn dùng bình phun trong hình vẽ.
- GV hướng dẫn cho HS vận dụng bình phun trong các bài thực hành: vẽ lá, hoa, phần bên trong của núi, đất, sóng biển.
-GV: Nêu thêm vài ví dụ về sử dụng bình phun màu.
- HS : Nêu ví dụ
4. Củng cố: Nêu các bước thực hiện phun màu?
5. Dặn dò: Về nhà đọc trước các bài thực hành.
 { œœœ
Tiết 12
Bài 1: SỬ DỤNG BÌNH PHUN MÀU
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : -Học sinh nhận biết thêm một công cụ Bình phun màu 
2. Kĩ năng : - Kết hợp công cụ Bình phun màu với các công cụ vẽ khác đã được học để vẽ một bức tranh
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về các chức năng của phầm mêm paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và phổ biến nội dung
 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị. 
 - Phổ biến nội dung bài thực hành:
Làm các bài thực hành T1, T2 trong SGK trang 22, 23
Chú ý lắng nghe
2. Hoạt động 2: Thực hành
- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)
- Giáo viên cho học sinh lần lượt thực hành theo thứ tự các bạn trong nhóm.
- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện
- Hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
Yêu cầu HS lưu bài
- HS: Ngồi theo nhóm quy định
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
4. Nhận xét: Đánh giá và nhận xét tiết thực hành.
5. Dặn dò: - Xem bài mới mới: Viết chữ lên hình vẽ.
 { œœœ
Kiểm tra ngày.......tháng..... năm 2017
Tổ trưởng
Hoàng Châu Giang
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ hai, ba, tư ngày 16, 17, 18 tháng 10 năm 2017
TUẦN 7 – LỚP 3
Tiết: 7
 Bài 6: THƯ MỤC
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:- Làm quen với thư mục, thư mục con.
2. Kỹ năng : - Thực hiện được các thao tác: tạo mới, đặt tên, mở, đóng, xóa thư mục.	 
3. Thái độ: - Biết cách và có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, bàn phím máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động cơ bản
1: Tìm hiểu về thư mục. 
- GV: Giới thiệu cho học sinh về cách sắp xếp sách trong một thư viện và cách sắp xếp đó giúp việc tìm kiếm các quyển sách nhanh hơn, giúp cô thủ thư quản lí các loại sách dễ dàng hơn. Từ đó khái quát cho học sinh về thư mục và thư mục con và lợi ích của nó:
Thư mục là nơi lưu trữ thông tin trên máy tính trong thư mục có thể có nhiều thư mục con khác nhau con.
Việc tổ chức các thư mục trong máy tính hợp lí sẽ giúp em lưu trữ, tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
2: Tạo thư mục.
- GV: Yêu cầu HS tạo một thư mục có tên lớp em trên màn hình nền theo hướng dẫn:
B1: Nháy nút phải chuột lên màn hình nền.
B2: Nháy chọn New rồi chọn Folder.
B3: Gõ tên thư mục có tên lop3a vào ô New Folder, rồi nhấn phím Enter. 
3: Mở thư mục.
- GV: Yêu cầu HS mở một thư mục có tên lop3a đã tạo ở hoạt động 2 theo hướng dẫn:
B1: Nháy nút phải chuột vào thư mục lop3a.
B2: Chọn Open, xuất hiện cửa sổ thư mục lop3a.
4: Đóng thư mục đang mở.
- GV: Yêu cầu HS nháy chuột lên các nút lệnh điều khiển cửa sổ, quan sát sự thay đổi trên màn hình rồi đánh dấu O vào ô có câu trả lời đúng.
- GV: Đánh giá và chốt lại câu trả lời. 
Để đóng cửa sổ đang mở trên màn hình, em nháy chuột vào nút lệnh .
5: Xóa thư mục.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau để xóa thư mục:
B1: Nháy nút phải chuột lên thư mục muốn xóa.
B2: Nháy chọn Delete.
B3: Nháy chọn Yes để xóa.
- GV: Lưu ý HS chỉ được xóa thư mục khi em chắc chắn muốn xóa thư mục đó.
- HS: Chú ý nghe giảng.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Chú ý lắng nghe.
- HS: Chú ý lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.
	 - Chuẩn bị bài mới.	
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017
TUẦN 7 – LỚP 4
Tiết: 7
Bài 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Biết các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp.
2. Kỹ năng : - Thực hiện được các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp.
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức, mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B. Hoạt động thực hành
- GV: Yêu cầu HS trao đổi với bạn, thực hiện các thao tác sau:
Tạo một thư mục có tên của em trên máy tính với các thư mục con là VE, SOANTHAO, TRINHCHIEU. 
Sao chép các tệp trong thư mục HOCTAP vào các thư mục con của thư mục có tên em theo gợi ý.
Đổi tên các tệp trong các thư mục: SOANTHAO, VE, TRINHCHIEU sao cho hợp lí nhất.
- GV: Đánh giá kết quả làm việc của HS.
- HS: Làm bài yêu cầu.
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
- GV: Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
Tạo hai tệp Baiso1.docx và Baiso2.docx trong thư mục SOANTHAO. Đổi tên tệp Baiso1.docx thành Baiso2.docx và Baiso2.docx thành Baiso1.docx rồi rút ra nhận xét.
- GV: Đánh giá và chốt lại.
- GV: Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
Nháy chuột vào tệp Gioithieu.ppx trong thư mục HOCTAP, nhấn tổ hợp phím Ctrl + C. Mở thư mục TRINHCHIEU, nhấn tiếp tổ hợp phím Ctrl + V.
- GV: Em hãy nhận xét thao tác đã thực hiện ở trên.
- GV: Đánh giá và chốt lại.
- HS: Thực hành và rút ra nhận xét.
- HS: Thực hành theo yêu cầu
 và rút ra nhận xét.
- HS: Nhận xét thao tác vừa thực hiện.	
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 16, 17, 19, 20 tháng 10 năm 2017
TUẦN 7 – LỚP 5
Tiết 13
Bài 3: VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Biết thêm một công cụ vẽ mới nữa đó là công cụ Viết chữ 
2. Kĩ năng : - Kết hợp công cụ Viết chữ với các công cụ vẽ khác đã được học 
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về các chức năng của phầm mêm paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước sử dụng bình phun màu?
3. Bài mới : Đôi khi em muốn viết thêm vào bức tranh một vài câu thơ, một dòng đề tặng, ghi lại ngày tháng vẽ tranh hoặc ghi tên tác giả...Paint sẽ giúp chúng ta viết lên bức tranh những gì chúng ta muốn viết đó là công cụ Chữ viết 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Các bước thực hiện 
- GV: Tìm hiểu sgk và cho biết có mấy bước viết chữ lên hình vẽ ?
- GV: Đó là những bước nào?
- GV đọc lại cho cả lớp nghe 
 Sau khi gõ chữ xong và nháy chuột bên ngoài khung chữ em không thể sửa dòng chữ được.
-GV: Dòng chữ em viết có màu là màu bút vẽ còn khung chữ sẽ có màu của màu nền vừa chọn. 
Quan sát sgk 25 và cho cô biết màu chữ là màu gì? Màu nền là màu gì?
- GV: Vì vậy mà chúng hãy chú ý không nên chọn màu bút vẽ và màu nền trùng nhau.
 Chọn màu vẽ bằng cách nháy nút chuột nào?
 Chọn màu nền bằng cách nháy nút chuột nào?
-HS: Có 4 bước.
-HS: B1: Chọn công cụ 
B2: Nháy chuột vào vị trí mà em múôn viết chữ, trên hình vẽ sẽ xuất hiện khung chữ
B3: Gõ chữ vào khung
B4: Nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc
-HS: Màu đỏ, màu xanh.
- HS: Nháy chuột trái
- HS: Nháy chuột phải
2.Hoạt động 2: Chọn chữ viết.
- GV: Trước khi gõ chữ vào khung chữ, em có thể chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ trên thanh công cụ Fonts (phông)
 Sau khi gõ chữ xong và nháy chuột bên ngoài khung chữ em không thể sửa lại được dòng chữ.
3.Hoạt động 3: Hai kiểu viết chữ lên tranh
- GV: Khi em nháy chuột vào công cụ bên dưới xuất hiện biểu tượng trong suốt và không trong suốt.
- GV: Nêu ra sự khác nhau giữa 2 bức tranh?
-HS: Khác nhau ở chữ viết được thêm vào.
4. Củng cố: Nêu lại các bước viết chữ lên hình vẽ
5. Dặn dò: Về nhà đọc trước các bài thực hành.
 { œœœ
Tiết 14
Bài 3: VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Biết thêm một công cụ vẽ mới nữa đó là công cụ Viết chữ 
2. Kĩ năng : - Kết hợp công cụ Viết chữ với các công cụ vẽ khác đã được học để vẽ một bức tranh đơn giản theo yêu cầu
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về các chức năng của phầm mêm paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ 
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra an toàn và phổ biến nội dung
 - Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị. 
 - Phổ biến nội dung bài thực hành:
Vẽ bức tranh về trường lớp và viết tên trường và tên em vào bức tranh.
Chú ý lắng nghe
2. Hoạt động 2: Thực hành
- GV: Chia nhóm học sinh (2, 3 bạn một nhóm)
- Giáo viên cho học sinh lần lượt thực hành theo thứ tự các bạn trong nhóm.
- Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh thực hiện
- Hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
Yêu cầu HS lưu bài
- HS: Ngồi theo nhóm quy định
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
4. Nhận xét: Đánh giá và nhận xét tiết thực hành.
5. Dặn dò: - Xem bài mới mới: Trau chuốt hình vẽ
 { œœœ
Kiểm tra ngày.......tháng..... năm 2017
Tổ trưởng
Hoàng Châu Giang
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ hai, ba, tư ngày 23, 24, 25 tháng 10 năm 2017
TUẦN 8 – LỚP 3
Tiết: 8
 Bài 6: THƯ MỤC
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:- Làm quen với thư mục, thư mục con.
2. Kỹ năng : - Thực hiện được các thao tác: tạo mới, đặt tên, mở, đóng, xóa thư mục.	 
3. Thái độ: - Biết cách và có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các thư mục.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, bàn phím máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B. Hoạt động thực hành
- GV: Yêu cầu HS thực hiền lần lượt các thao tác sau:
Tạo thư mục lop3b trên màn hình nền.
Mở thư mục lop3b.
Đóng thư mục lop3b.
Xóa thư mục lop3b.
- GV: Đánh giá kết quả thực hành.
- GV: Yêu cầu HS thực hiền lần lượt các thao tác sau:
Tạo thư mục lop3c trên màn hình nền.
Mở thư mục lop3c
Tạo thư mục an.
Tạo thư mục binh.
Tạo thư mục khiem.
Đóng thư mục lop3c.
- GV: Đánh giá kết quả thực hành.
- GV: Yêu cầu HS trao đổi với bạn rồi đánh dấu O vào cuối câu đúng:
Mở thư mục lop3c đã tạo ở hoạt động 2, em sẽ:
a) Không nhìn thấy gì.
b) Chỉ nhìn thấy thư mục an.
c) Nhìn thấy các thư mục: an, binh, khiem.
- GV: Đánh giá câu trả lời và chốt lại.
 Khi đó người ta nói an, binh, khiem là thư mục con của thư mục lop3c.
- HS: Lần lượt thực hiện các thao tác theo yêu cầu.
- HS: Lần lượt thực hiện các thao tác theo yêu cầu.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
- GV: Yêu cầu HS thực hiền lần lượt các thao tác sau:
Tạo thư mục có tên em trên màn hình nền.
Nháy chuột vào thư mục tên em vừa tạo, nhấn phím Delete rồi nhấn phím Enter.
So sánh cách xóa thư mục đã học và cách xóa thư mục ở câu b.
- GV: Đánh giá kết quả thực hành.
- HS: Lần lượt thực hiện các thao tác theo yêu cầu.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.
	 - Chuẩn bị bài mới.	
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017
TUẦN 8 – LỚP 4
Tiết: 8
Bài 5: SỬ DỤNG THIẾT BỊ LƯU TRỮ NGOÀI
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - Biết một số thiết bị lưu trữ thông tin phổ biến như USB, đĩa CD/ DVD, ổ đĩa ngoài.
2. Kỹ năng : - Sử dụng được USB, đĩa CD/ DVD, ổ đĩa ngoài để lưu trữ, trao đổi thông tin.
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức, mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Thực hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động cơ bản
1: Khám phá Computer.
- GV: Yêu cầu HS nháy đúp chuột vào biểu tượng Computer trên màn hình nền. Trao đổi với bạn những gì em nhìn thấy.
- GV: Giới thiệu cho HS về Cửa sổ Computer, các ổ đĩa cứng C, D, E, ổ đĩa DVD, ổ đĩa CD.
- GV: Cửa sổ Computer cũng giống cửa sổ thư mục. Nhìn vào cửa sổ Computer em biết máy tính này có:
Ba ổ đĩa cứng: C, D, E.
Một ổ đĩa DVD.
Một ổ đĩa CD.
2: Thiết bị lưu trữ USB.
- GV: Mở cửa sổ Computer, gắn USB vào máy tính, yêu cầu HS quan sát sự thay đổi trong cửa sổ.
- GV: Đánh giá câu trả lời và chốt lại.
 USB và các ổ đĩa khác là các thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính.
 USB là thiết bị lưu trữ ngoài gọn nhẹ, thuận tiện khi sử dụng.
- GV: Yêu cầu HS nháy đúp chuột vào biểu tượng USB, qan sát và trả lời các câu hỏi: Cửa sổ nào đang mở? Trong USB có những gì?
- GV: Đánh giá câu trả lời.
- GV: Hướng dẫn HS sao chép thư mục LOP4A là thư mục con của thư mục KHOILOP4 vào USB theo các bước:
B1: Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4A, chọn Copy.
B2: Mở USB, nháy nút phải chuột, chọn Paste. 
3: Các thiết bị lưu trữ ngoài khác.
- GV: Giới thiệu cho HS ngoài USB còn có các thiết bị lưu trữ khác như: ổ đĩa ngoài (ổ cứng di động), đĩa CD, đĩa DVD
- HS: Làm bài yêu cầu.
- HS: Chú ý lắng nghe.
- HS: Chú ý lắng nghe.
- HS: Khi gắn USB vào máy tính, trong cửa sổ Computer xuất hiện biểu tượng của USB.
- HS: Thực hiện và trả lời câu hỏi.
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn.
- HS: Chú ý nghe giảng.
B. Hoạt động thực hành
- GV: Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
Trong USB hãy tạo thư mục có tên em. Trong thư mục tên em, tạo các thư mục con có tên là VẼ, SOẠN THẢO và TRÌNH CHIẾU.
Copy các tệp mà em đã làm được ở Bài 3 vào các thư mục trong USB sao cho dễ tìm kiếm nhất.
- GV: Đánh giá phần thực hành.
- HS: Thực hành theo yêu cầu.
C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng
- GV: Yêu cầu HS chuẩn bị một chiếc USB rồi sao chép các sản phẩm đã tạo ra khi học tập trên máy tính vào USB.
- HS: Làm theo yêu cầu của GV.
4. Dặn dò: - Xem lại những gì đã được học.
 { œœœ
Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Ngày dạy: Thứ hai, ba, năm, sáu ngày 23, 24, 26, 27 tháng 10 năm 2017
TUẦN 8 – LỚP 5
Tiết 15
Bài 4: TRAU CHUỐT HÌNH VẼ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - HS không chỉ biết sử dụng các công cụ để vẽ hình mà còn biết trau chuốt cho hình vẽ của mình đẹp hơn, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn
2. Kĩ năng : - Kết hợp công cụ các công cụ để trau chuốt cho bức tranh của mình.
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về các chức năng của phầm mêm paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, phát hiện và giải quyết vấn đề .
C. CHUẨN BỊ: Bài giảng truyền thống, máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước viết chữ lên hình vẽ?
3. Bài mới : Khi vẽ xong một hình ảnh nào đó, chắc chắn sẽ còn những điểm làm chúng ta không vừa ý. Vì vậy, chúng ta phải trau chuốt lại, điều chỉnh lại cho phù hợp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Công cụ phóng to hình vẽ
- GV: Giới thiệu công cụ và giới thiệu 
Các bước phóng to hình vẽ
B1: Chọn công cụ trong hộp công cụ, con trỏ chuột trở thành hình chiếc kính lúp
B2: Chọn 2x, 6x hoặc 8x hoặc nháy chuột vào hình vẽ
- GV: Tương tự các bước để phóng to, em nào có thể cho biết các bước để thu hình vẽ về kích cỡ thực.
- HS: Chú ý quan sát và ghi bài.
-HS: Đọc sách và trả lời
Các bước thu hình vẽ về kích cỡ thực
B1: Chọn công cụ trong hộp công cụ
B2: Chọn 1x trong bảng phía dưới hộp công cụ hoặc nháy chuột vào hình vẽ.
2.Hoạt động 2: Hiển thị bức tranh trên nền lưới.
HS tìm hiểu thêm trong SGK
3.Hoạt động 3: Lật và quay hình vẽ
- GV: Để vẽ được những hình ngộ nghĩnh. dễ thương giống hết nhau như trong SGK nhưng ở những phía khác nhau thì phần mềm paint sẽ giúp em thực hiện rất dễ dàng như sau:
B1: Dùng công cụ chọn để chọn hình
B2: Chọn Image -> Flip/Rotate
B3: Chọn kiểu lật hoặc quay cần thực hiện.
Có 3 kiểu lật và quay hình vẽ mà em có thể lựa chọn.
4. Củng cố: Nêu lại các bước phóng to hình vẽ.
5. Dặn dò: Về nhà đọc trước các bài thực hành.
 { œœœ
Tiết 16
Bài 4: TRAU CHUỐT HÌNH VẼ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : - HS không chỉ biết sử dụng các công cụ để vẽ hình mà còn biết trau chuốt cho hình vẽ của mình đẹp hơn, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn
2. Kĩ năng : - Kết hợp công cụ các công cụ để trau chuốt cho bức tranh của mình.
3. Thái độ : - Học sinh có ý thức mong muốn hiểu biết về các chức năng của phầm mêm paint và tác phong làm việc khoa học chuẩn xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hướng dẫn trực quan, thực hành 
C. CHUẨN BỊ: Bài giản

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12181340.doc