Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 23 đến 28 - Trường Tiểu học Hương Sơn B

Chương 5 - EM TẬP SOẠN THẢO

Bài 1. BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Học sinh làm quen với khái niệm “soạn thảo văn bản” (gọi tắt là soạn thảo); nắm được những tính năng ưu việt của máy tính trong việc soạn thảo.

- Nhận biết được giao diện của phần mềm soạn thảo Word và vai trò của một số phím đặc biệt khi soạn thảo văn bản.

2. Kĩ năng:

- Khởi động phần mềm soạn thảo Word, gõ được một đoạn văn bản không dấu; mở và ghi được tệp văn bản, mở và ghi được tệp văn bản.

- Nhận diện giao diện làm việc của Word, con trỏ soạn thảo và một số phím có chức năng đặc biệt trong soạn thảo cũng như cách sử dụng chúng.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn tin học.

- Nghiêm túc, cẩn thận, học tập tích cực, chủ động.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: sgk, giáo án, đồ dùng trực quan, phòng tin học.

2. Học sinh: SGK, vở, bút.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Bài 1: Các phím trên hàng phím cơ sở bao gồm những phím nào?

Bài 2: Mario là phần mềm gõ 10 ngón tay?

- Hs nhận xét, gv nhận xét.

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 3 - Tuần 23 đến 28 - Trường Tiểu học Hương Sơn B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – Tiết 23	
Ngày dạy: .............................
Lớp : 3A, 3B, 3C, 3D, 3E
Chương 5 - EM TẬP SOẠN THẢO
Bài 1. BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh làm quen với khái niệm “soạn thảo văn bản” (gọi tắt là soạn thảo); nắm được những tính năng ưu việt của máy tính trong việc soạn thảo.
- Nhận biết được giao diện của phần mềm soạn thảo Word và vai trò của một số phím đặc biệt khi soạn thảo văn bản.
2. Kĩ năng:
- Khởi động phần mềm soạn thảo Word, gõ được một đoạn văn bản không dấu; mở và ghi được tệp văn bản, mở và ghi được tệp văn bản.
- Nhận diện giao diện làm việc của Word, con trỏ soạn thảo và một số phím có chức năng đặc biệt trong soạn thảo cũng như cách sử dụng chúng. 
3. Thái độ:
- Yêu thích môn tin học.
- Nghiêm túc, cẩn thận, học tập tích cực, chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: sgk, giáo án, đồ dùng trực quan, phòng tin học.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Bài 1: Các phím trên hàng phím cơ sở bao gồm những phím nào?
Bài 2: Mario là phần mềm gõ 10 ngón tay?
- Hs nhận xét, gv nhận xét.
3. Bài mới:
Các em đã soạn thảo bao giờ chưa? Hàng ngày các em ghi bài trên lớp, viết báo 
tường, viết thư cho bạn, làm bài tập trên lớp. Những hoạt động đó chính là các em đã soạn thảo rồi.
 Khi em được học làm việc với máy tính, em tập gõ chữ từ bàn phím, luyện gõ 10 ngón,... đó chính là các thao tác giúp em soạn thảo trên máy tính. Như vậy thông tin hiển thị của việc soạn thảo chính là thông tin dạng văn bản. Từ giờ em sẽ được làm quen với phần mềm giúp em soạn thảo trên máy tính đó là phần mềm Word.
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Phần mềm soạn thảo
2. Soạn thảo.
3. Thực hành
Hoạt động 1: Phần mềm soạn thảo:
- Word là phần mềm soạn thảo phổ biến nhất tại VN.
- Chỉ cho học sinh biết biểu tượng của Word.
- GV hướng dẫn hs cách khởi động Word: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word.
- Học sinh làm thực hành T1 SGK trang 76.
- Hs xác định vùng soạn thảo.
- Phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột.
Hoạt động 2: Soạn thảo
- Em quan sát trên hình cho biết nội dung soạn thảo được hiển thị ở đâu?
- GV nhận xét
- Vậy em soạn thảo bằng cách nào?
 Chính là cách các em gõ các chữ, số, kí hiệu trên bàn phím, nội dung đó sẽ hiển thị trên vùng soạn thảo.
+ Trên vùng soạn thảo khi em gõ xong 1 chữ, số,... có 1 vạch đứng nhấp nháy đó được gọi là con trỏ soạn thảo. Khi gõ phím chữ hoặc kí hiệu tương ứng sẽ hiển thị tại vị trí con trỏ soạn thảo.
? Trên bàn phím có mấy phím
ENTER?
- GV nhận xét
- Vậy phím này dùng để làm gì trong soạn thảo?
- Khi soạn thảo bằng tay khi kết thúc 1 đoạn em phải làm gì?
- NX: Trong Word khi kết thúc 1 đoạn văn bản em gõ phím ENTER để chuyển sang đoạn văn bản mới.
Chú ý: Khi con trỏ soạn thảo ở cuối dòng, sát lề phải không còn chỗ cho chữ mới nó sẽ tự xuống dòng.
Em thấy trên bàn phím có 4 phím mũi tên trong Word nó dùng để di chuyển con trỏ soạn thảo sang trái, phải, lên trên, xuống dưới.
Chú ý: Em cũng có thể di chuyển con trỏ chuột tới vị trí cần đặt con trỏ soạn thảo và nháy chuột tại đó.
Hoạt động 3: Thực hành
- HS làm bài thực hành T2 và T3, T4, T5 SGK trang 76, 77, 78.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- Quan sát và yêu cầu HS sửa lỗi khi sai.
- Theo dõi, nghe giảng
- Học sinh thực hành
- HS xác định
- Hs phân biệt
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thực hành và sửa lỗi.
4. Củng cố, dặn dò: 
Học sinh làm bài tập:
Bài 1: Phần mềm soạn thảo văn bản có tên là gì?
Bài 2: Em soạn thảo bằng cách gõ các chữ hay kí hiệu trên bàn phím?
Bài 3: Trên vùng soạn thảo có một vạch đứng nhấp nháy, đó là gì?
- Về nhà các em ôn lại bài học, thực hành gõ các từ không dấu.
- Chuẩn bị “bài 2: Chữ hoa”.
*****************************
Tuần 24 – Tiết 24	
Ngày dạy: ..............................
Lớp : 3A, 3B, 3C, 3D, 3E
BÀI 2: CHỮ HOA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giới thiệu phím viết chữ hoa CAPSLOCK, SHIFT.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng các phím CAPSLOCK, SHIFT để viết chữ hoa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: sgk, giáo án, đồ dùng trực quan, phòng tin học.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Phím ENTER có chức năng gì trong soạn thảo văn bản?
+ So sánh hình dạng con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu phím CAPSLOCK và phím SHIFT
2. Gõ chữ hoa
3. Gõ kí hiệu trên của phím
4. Sửa lỗi gõ sai
- Phím BACKSPACE 
- Phím DELETE
Hoạt động 1. Giới thiệu phím CAPSLOCK và phím SHIFT:
*CAPSLOCK đọc là cáp lốc. Là một đèn nhỏ nằm ở phía trên, bên phải bàn phím. Dùng phím CAPSLOCK để bật hoặc tắt đèn CAPSLOCK.
-Phím CAPSLOCK thì nằm ở phía bên tay trái bàn phím
* SHIFT nằm ở 2 phía trái và phải bàn phím
- Khi đèn CAPSLOCK sáng tất cả các chữ được đánh vào sẽ là chữ hoa tất.
- Khi đèn CAPSLOCK tắt muốn viết được chữ hoa chúng ta phải sử dụng phím SHIFT
Cách dùng: Nhấn giữ phím SHIFT và gõ một chữ sẽ được chữ hoa tương ứng.
Hoạt động 2 : Gõ chữ hoa
Cách 1: Bật đèn CAPSLOCK
Cách 2: Nhấn giữ phím SHIFT và gõ chữ tương ứng.
- Yêu cầu học sinh thực bài tập T1, T2.
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Gõ kí hiệu trên của phím
- Một số phím có hai kí hiệu: kí hiệu trên và kí hiệu dưới.
ví dụ: kí hiệu trên là + (nhấn phím SHIFT và phím này)kí hiệu dưới là =
- Bình thường gõ những phím này ta được kí hiệu dưới.
- Yêu cầu học sinh thực hành bài tập T3, T4.
- GV hướng dẫn hs.
Hoạt động 4: Sửa lỗi gõ sai
- Để xóa chữ gõ sai, em có thể dùng các phím sau:
- Xóa chữ bên trái của con trỏ soạn thảo.
- Xóa chữ bên phải của con trỏ soạn thảo
- Yêu cầu hs thực hành bài T5, T6, T7, T8 SGK trang 81, 82.
- GV hướng dẫn học sinh.
- Sửa lỗi cho học sinh.
- Lắng nghe
- Ghi bài
- Hs chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi bài
- HS thực hành
- Hs lắng nghe
- HS ghi bài
- HS thực hành
- HS ghi bài
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS thực hành
4. Củng cố, dặn dò:
- HS làm bài tập B1, B2 SGK trang 82.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị “bài 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ”.
*****************************
Tuần 25 – Tiết 25	
Ngày dạy: ..............................
Lớp : 3A, 3B, 3C, 3D, 3E
BÀI 3: GÕ CÁC CHỮ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cách gõ tiếng việt, phần mềm gõ tiếng việt Vietkey, Unikey.
2. Kĩ năng: Biết cách gõ chữ ă, â, ê, ô, ư, đ.
3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: sgk, giáo án, phòng tin học.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Để xóa chữ gõ sai, em có thể dùng các phím nào?
TL: BACKSPACE và DELETE.
2. Để gõ chữ hoa ta dùng phím nào?
TL: CAPSLOCK, SHIFT.
- Nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Gõ kiểu Telex
a. Cách gõ các chữ thường
Để có chữ
Em gõ
ă
aw
â
aa
ê
ee
ô
oo
ơ
ow
ư
uw
đ
dd
b. Cách gõ chữ hoa
Để có chữ
Em gõ
Ă
AW
Â
AA
Ê
EE
Ô
OO
Ơ
OW
Ư
UW
Đ
DD
2. Gõ kiểu Vni 
a. Cách gõ chữ ă, â, ê, ô, ơ, đ, ư
Để có chữ
Em gõ
ă
a8
â
a6
ê
e6
ô
o6
ơ
o7
ư
u7
đ
d8
b. Cách gõ các chữ hoa Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Ă, Đ.
Để có chữ
Em gõ
Ă
A8
Â
A6
Ê
E6
Ô
O6
Ơ
O7
Ư
U7
Đ
D9
Chú ý : - Nhắc lại cách gõ kí hiệu trên và dưới.
- Khi gõ các chữ ở cột bên phải của bảng trên em nhấn giữ phím SHIFT để gõ chữ và thả phím SHIFT để gõ phím số.
Hoạt động 1: Gõ kiểu Telex
Ví dụ: HUONG
+ Các con có hiểu chữ gì không?
- Phần mềm soạn thảo sẽ giúp các con gõ được dấu.
+ Muốn gõ các chữ ă, â, ê, ô, ư, đ em gõ liên tiếp hai chữ theo quy tăc ở bảng sau:
Ví dụ: Để gõ hai từ đêm trăng, em gõ như sau: ddeem trawng.
- HS thực hành gõ bài T1, T2 SGK trang 83.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh.
- Ví dụ gõ từ sau: ĐÊM TRĂNG
- GV hướng dẫn học sinh gõ:
capslock(DDEEM TRAWNG)
- HS thực hành gõ tên một sô bạn trong lớp.
- Muốn gõ chữ hoa Â, Ă, Ê, Ô, Ư, Đ, Ơ em cũng gõ liên tiếp hai chữ hoa theo quy tắc tương tự như trên.
- HS thực hành bài T3, T4 SGk trang 84.
- GV quan sát, nhận xét
Hoạt động 2: Gõ kiểu Vni
- Theo kiểu Vni em gõ liên tiếp một chữ và một số theo quy tắc ở báng sau:
Ví dụ: đêm trăng
--> d8e6m tra8ng
- HS thực hành bài T5, T6 SGk trang 85, 86.
- GV quan sát, nhận xét
- Ví dụ: MƯA XUÂN
-->MU7A XUA6N
- Tương tự hs thực hành bài T7, T8 SGK trang 87.
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Ghi chép
- Lắng nghe
- HS thực hành trên máy
- HS thực hành trên máy
- HS thực hành
- Lắng nghe
- HS thực hành trên máy
- HS thực hành trên máy
- Quan sát
- Thực hành cùng bạn
4. Củng cố, dặn dò:
- HS làm bài tập B1, B2, B3, B4 SGK trang 85, 87.
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Chuẩn bị “bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng”.
***************************
Tuần 26 – Tiết 26	
Ngày dạy: ..............................
Lớp : 3A, 3B, 3C, 3D, 3E
BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cách gõ từ có dấu (dấu huyền, dấu sắc, dấu huyền, dấu nặng)
2. Kĩ năng: Biết cách gõ chữ ă, â, ê, ô, ư, đ, và biết thêm cách gõ từ có dấu (dấu huyền, nặng, sắc)
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: sgk, giáo án, đồ dùng trực quan, phòng tin học.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên thực hành gõ ví dụ sau: Trung thu, Lên nương, cô tiên, mưa xuân.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Quy tắc gõ chữ có dấu:
2. Gõ dấu kiểu Telex:
3. Gõ kiểu Vni
4. Thực hành
Hoạt động 1: Quy tắc gõ chữ có dấu:
- Để gõ một từ có dấu, em thực hiện theo quy tắc “ Gõ chữ trước, gõ dấu sau”.
- Gõ hết các chữ trong từ.
- Gõ dấu.
Hoạt động 2: Gõ dấu kiểu Telex
Để được
Gõ chữ
Dấu huyền
f
Dấu sắc
s
Dấu nặng
j
Ví dụ: học bài --> hocj baif
- Gọi học sinh lấy ví dụ
- HS thực hành trên máy chủ, cả lớp thực hành
Ví dụ: 
- làn gió mát--> lanf gios mát
- vầng trăng --> vaangf trawng
- con sáo --> con saos
- tiếng trống trường--> tieengs troongs truwowngf
- thứ ngày tháng--> thuws ngày tháng
-cấy lúa --> caays lúa
Hoạt động 3: Gõ kiểu Vni
Để được
Gõ chữ
Dấu huyền
2
Dấu sắc
1
Dấu nặng
5
Ví dụ: học bài-->hoc5 bai2
ví dụ:
làn gió mát
vầng trăng
con cừu
Hoạt động 4: Thực hành
- HS thực hành bài T2, T3, T4, T5 SGk trang 89, 90
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh
- Nhận xét.
- HS quan sát
- HS thực hành
- Lắng nghe
lan2 gio1 mat1
vaang2 trawng
con cuwu2
- HS thực hành
4. Củng cố, dặn dò:
- HS làm bài tập B1, B2 SGk trang 91.
- Học sinh chuẩn bị “bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã”.
***************************
Tuần 27 – Tiết 27	
Ngày dạy: ..............................
Lớp : 3A, 3B, 3C, 3D, 3E
BÀI 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cách gõ từ có dấu (dấu hỏi, dấu ngã)
2. Kĩ năng: biết cách gõ từ có dấu(dấu hỏi, dấu ngã)
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: sgk, giáo án, phòng tin học.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu
2. Gõ dấu kiểu Telex
3. Gõ dấu kiểu Vni
4. Thực hành:
Hoạt động 1: Nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc.
Hoạt động 2: Gõ dấu kiểu telex
- Giới thiệu cách gõ dấu theo kiểu Telex.
Để được
Gõ chữ
Dấu hỏi
r
Dấu ngã
x
ví dụ: gõ các từ sau: 
quả vải-->quar vair
dũng cảm--> dungx camr
Thổ cẩm--> thoor caamr
Hoạt động 3: Gõ dấu kiểu Vni
- Gọi học sinh nhắc lại kiểu gõ Vni
Để được
Gõ chữ
Dấu huyền
2
Dấu sắc
1
Dấu nặng
5
Để có chữ
Em gõ
ă
a8
â
a6
ê
e6
ô
o6
ơ
o7
ư
u7
đ
d8
- GV giới thiệu thêm các dấu
Để được
Gõ chữ
Dấu hỏi
3
Dấu ngã
4
ví dụ: 
quả vải-->qua3 vai3
dũng cảm--> dung4 cam3
Hoạt động 4: Thực hành
- HS thực hành bài T2, T3, T4, T5, T6 SGK trang 93, 94.
- GV quan sát, hướng dẫn học sinh.
- Nhận xét và tuyên dương.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe, ghi vở
- Hs nhắc lại
- HS lắng nghe, ghi vở
- HS thực hành 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị “bài 6: Luyện gõ”.
*****************************
Tuần 28 – Tiết 28	
Ngày dạy: ..............................
Lớp : 3A, 3B, 3C, 3D, 3E
BÀI 6: LUYỆN GÕ 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cách gõ từ có dấu (dấu huyền, dấu sắc, dấu huyền, dấu nặng).
2. Kĩ năng: thành thạo gõ văn bản đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: sgk, giáo án, đồ dùng trực quan, phòng tin học.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Quy tắc gõ chữ có dấu theo kiểu Telex:
2. Thực hành:
Hoạt động 1: Nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu theo kiểu Telex:
- HS nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu học sinh thực hành bài T1, T2 SGK trang 95.
- HS lưu bài
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nhắc lại
- HS thực hành
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị “bài 7: Ôn tập”.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 23 28_12295631.doc