Giáo án Tin học Lớp 5 cả năm - Trường tiểu học Hương Sơn B

Tiết thứ: 1

CHƯƠNG 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Ôn tập những kiến thức cơ bản đã học.

- Nhận diện được các bộ phận máy tính và chức năng của từng bộ phận.

- Nêu ra được vai trò của máy tính trong đời sống.

 2. Kỹ năng:

 Sau khi học xong bài này các em có khả năng nhận biết:

- Máy tính là công cụ xử lí thông tin.

- Nhận biết được các thiết bị lưu trữ và sử dụng được chúng.

- Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.

 3. Thái độ:

 - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn.

- Học sinh: tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 164 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 5 cả năm - Trường tiểu học Hương Sơn B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị đó là The Monkey Eyes, đến tiết này thầy sẽ hướng dẫn cho các em thêm một số thao tác với phần mềm này này nữa nhé.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại về phần mềm The Monkey Eyes:
MT: Củng cố kỹ năng cho HS về phần mềm The Monkey Eyes.
- Y/C HS nhắc lại cách thực hiện với trò chơi này.
- Nhận xét .
- Y/C HS lên thực hện trò chơi cho lớp quan sát.
- Nhận xét .
b. Hoạt động 2: Thêm một số thao tác với phần mềm The Monkey Eyes:
MT: HS biết thêm một số thao tác với phần mềm The Monkey Eyes
- Trong khi luyện tập với phần mềm The Monkey Eyes thì em cũng có thể chọn những mức thực hiện từ dễ đến khó.
- Cách thức thực hiện:
 + Em chọn vào hình ngôi sao màu xanh, chọn Option (tùy chọn).
 + Có ba lựa chọn hiện ra:
 . Easy: mức dễ
 . Medium: Mức trung bình
 . Difficult: Mức khó
 + Em muốn thực hiện với mức nào thì em cứ chọn vào mức ấy (có một dấu tích màu đen ở phía trước mức nào thì mức đó đang được em thực hiện).
* Một số lưu ý:
- Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm em có thể nhờ sự giúp đỡ của máy tính. Máy tính chỉ giúp em tối đa được 5 lần. Nhấn phím F3 để yêu cầu trợ giúp. Trên màn hình sẽ xuất hiện một hình chữ nhật nhấp nháy, đó chính là vị trí cần tìm. Phía dưới bên trái màn hình là hình các quả táo , đó chính là số lần trợ giúp còn lại chưa dùng đến. 
- Nếu muốn tạm dừng cuộc chơi (nghỉ giải lao) hãy nhấn phím F4. Hai hình vẽ sẽ tạm thời bị che khuất. Nhấn phím F4 để tiếp tục chơi.
c. Hoạt động 3: Thực hành:
MT: HS thực hành với phần mềm The Monkey Eyes.
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm The Monkey Eyes lên và luyện tập.
- Quan sát + hướng dẫn HS thực hành.
- Lưu ý: Mỗi HS đều được thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại các thao tác với phần mềm Theo Monkey Eyes.
- Nắm chắc kỹ năng để tiết tới thực hành tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS nếu không sử dụng máy tính thì nên tắt máy.
- Lên máy thực hành.
- Quan sát + nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- Nhận xét .
- Lớp quan sát + nhận xét.
- Chú ý quan sát.
- Theo dõi.
- Quan sát.
- Lắng nghe + quan sát.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe.
*********************************
Tiết thứ: 25
 Thứ  ngày  tháng  năm .
Tuần: 13
 CHƯƠNG 4: EM HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón và việc cần phải học cách gõ bàn phím chính xác khi làm việc với máy tính.
- Học sinh hiểu và nắm được khái niệm kí tự, từ, câu, đoạn văn bản và thực hiện được việc gõ các từ đơn giản đúng, chính xác bằng 10 ngón.
- Học sinh bước đầu nắm được các thao tác với toàn bàn phím
- Học sinh ôn tập lại quy tắc gõ 10 ngón tay.
- Ý nghĩa của phím cách, phím shift và cách gõ.
 2. Kỹ năng: 
- HS gõ được các từ đơn giản với hai hoặc nhiều hơn hai chữ cái đúng theo quy định gõ 10 ngón.
- HS dùng phần mềm Mario và phần mềm Microsoft Word 2003 để luyện tập.
- Học sinh hiểu phần mềm sẽ giúp em thao tác chính xác với bàn phím. 
- Hiểu và thao tác thành thạo với các mục chọn của phần mềm.
- HS có thể gõ được các ký tự đặc biệt trong vùng phím bên phải (+, -, *, /, ).
- Kỹ năng gõ phím cần đạt là WMP = 10 với các bài luyện gõ có chữ thường và hoa.
- Kỹ năng gõ bàn phím chính xác cần đạt được là 80%.
 3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính, coi việc học gõ phím đúng là một nhiệm vụ học tập.
- HS hiểu là cần học và rèn luyện gõ 10 ngón với nhiều phần mềm khác nhau và học tiếp tục trong suốt thời gian ngồi ở ghế nhà trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm Mario, Word và một số phần mềm hỗ trợ cho việc gõ 10 ngón đã được cài đặt vào máy tính..
- Học sinh: tập, bút, máy tính.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3ph
1ph
35ph
(8’)
(3’)
(4’)
(20’)
1ph
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
2. Bài mới:
 Hôm nay các em sẽ được làm quen với chương trình học gõ bàn phím bằng 10 ngón tay. Đó chính là gì? Đó chính là phần mềm vừa học, vừa chơi Mario.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại các quy định gõ bàn phím:
MT: HS nhớ lại sơ đồ bàn phím và cách đặt các ngón tay lên các hàng phím.
- Y/C HS xem tranh.
- Y/C HS nhắc lại tên của các hàng phím cơ bản.
- Y/C HS nhắc lại cách đặt các ngón tay lên các phím quy định.
- Y/C HS quan sát + nhận xét.
b. Hoạt động 2: Ý nghĩa phím cách (Space bar):
MT: HS biết được ý nghĩa và tác dụng của phím cách.
- Phím cách là phím như thế nào trên bàn phím?
- Phím cách dùng để làm gì?
- Phím cách do ngón tay nào phụ trách? 
c. Hoạt động 3: Quy tắc gõ phím Shift:
MT: HS mắm được cách sử dụng phím Shift, biết được khi nào thì cần sử dụng phím Shift.
- Hỏi: Phím Shift dùng để làm gì?
- Em hãy nêu cách thực hiện với phím Shift?
- Chú ý: Nếu đèn Caps Lock bật sáng thì hiệu ứng gõ chữ in hoa, thường bị đảo lại: gõ phím sẽ thành chữ in hoa, gõ cùng phím Shift sẽ được chữ in thường.
- Đèn Caps Lock không ảnh hưởng đến quy định gõ các kí tự trên với phím Shift.
d. Hoạt động 4: Luyện gõ với phần mềm Mario:
MT: HS ôn luyện kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón với phần mềmMario.
- Luyện gõ từ thuộc hàng phím cơ sở.
 + Chọn Lesson, Home Row Only.
 + Nháy chuột tại khung tranh từ số 1 đến số 5.
 + Gõ các chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
- Luyện gõ các từ thuộc hàng phím cơ sở và hàng phím trên.
 + Chọn Lessons, Add Top Row.
 + Nháy chuột tại khung từ số 1 đến số 5.
- Luyện gõ các từ thuộc hàng phím cơ sở và hàng phím dưới.
 + Chọn mục Add Bottom Row.
 + Nháy chuột tại khung tranh từ số 1 đến số 5.
- Luyện gõ các từ thuộc hàng phím cơ sở và hàng phím số.
 + Chọn Lessons, Add Numbers 
 + Nháy chuột tại khung tranh từ số 1 đến số 5.
- Hướng dẫn Hs thực hành.
- Quan sát + hướng dẫn HS thực hành.
- Lưu ý: Mỗi HS đều được thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách khởi động, chọn bài học, cách thoát phần mềm Mario.
- Nắm chắc kỹ năng để tiết tới thực hành tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Nếu không sử dụng máy tính thì nên tắt máy.
- Hát.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- 3 – 4 HS nêu cách đặt tay lên từng hàng phím.
- Quan sát + nhận xét.
- Là phím dài nhất trên bàn phím.
- Dùng để gõ dấu cách giữa hai từ trong câu.
- Do hai ngón tay cái phụ trách.
- Dùng để gõ các kí hiệu trên và các chữ in hoa.
- Phím Shift được gừ đồng thời các phím khác trên bàn phím (gõ tổ hợp phím).
- Lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thực hành.
- Thực hành.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
*********************************
Tiết thứ: 26
 Thứ  ngày  tháng  năm .
Tuần: 13
CHƯƠNG 4: EM HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón và việc cần phải học cách gõ bàn phím chính xác khi làm việc với máy tính.
- Học sinh hiểu và nắm được khái niệm kí tự, từ, câu, đoạn văn bản và thực hiện được việc gõ các từ đơn giản đúng, chính xác bằng 10 ngón.
- Học sinh bước đầu nắm được các thao tác với toàn bàn phím
- Học sinh ôn tập lại quy tắc gõ 10 ngón tay.
- Ý nghĩa của phím cách, phím shift và cách gõ.
 2. Kỹ năng: 
- HS gõ được các từ đơn giản với hai hoặc nhiều hơn hai chữ cái đúng theo quy định gõ 10 ngón.
- HS dùng phần mềm Mario và phần mềm Microsoft Word 2003 để luyện tập.
- Học sinh hiểu phần mềm sẽ giúp em thao tác chính xác với bàn phím. 
- Hiểu và thao tác thành thạo với các mục chọn của phần mềm.
- HS có thể gõ được các ký tự đặc biệt trong vùng phím bên phải (+, -, *, /, ).
- Kỹ năng gõ phím cần đạt là WMP = 10 với các bài luyện gõ có chữ thường và hoa.
- Kỹ năng gõ bàn phím chính xác cần đạt được là 80%.
 3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính, coi việc học gõ phím đúng là một nhiệm vụ học tập.
- HS hiểu là cần học và rèn luyện gõ 10 ngón với nhiều phần mềm khác nhau và học tiếp tục trong suốt thời gian ngồi ở ghế nhà trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm Mario, Word và một số phần mềm hỗ trợ cho việc gõ 10 ngón đã được cài đặt vào máy tính..
- Học sinh: tập, bút, máy tính.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3ph
1ph
35ph
(10’)
(25’)
1ph
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
2. Bài mới:
 Hôm nay các em sẽ thực hành luyện tập với chương trình học gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Luyện tập:
MT: Củng cố cho HS nội dung bài học ở tiết trước.
- Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,4.
- Nhận xét .
 b. Hoạt động 2: Thực hành:
MT: HS rèn kỹ năng gõ phím với 10 ngón. 
- Yêu cầu HS thực hành đúng nội dung GV Y/C.
- Nhắc nhở HS lên thực hành lần lượt từng hàng phím một để tạo ra sự thuần thục cho tay.
- Quan sát HS thực hành.
- Lưu ý: Mỗi HS đều được thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách khởi động, chọn bài học, cách thoát phần mềm Mario.
- Nắm chắc kỹ năng để tiết tới thực hành tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Nếu không sử dụng máy tính thì nên tắt máy.
- Hát.
- Chú ý lắng nghe.
- Làm bài tập.
- Nhận xét..
- Thực hành.
- Lắng nghe.
*********************************
Tiết thứ : 27
 Thứ  ngày  tháng  năm .
Tuần: 14
 BÀI 2: LUYỆN GÕ CÁC KÍ TỰ ĐẶC BIỆT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón và việc cần phải học cách gõ bàn phím chính xác khi làm việc với máy tính.
- HS hiểu và nhận biết được vị trí và cách gõ các kí hiệu đặc biệt trên bàn phím bao gồm các kí tự trên của hàng phím số và các kí tự đặc biệt trong khu vực bên phải bàn phím.
- HS biết cách gõ các kí tự đặc biệt.
 2. Kỹ năng: 
- HS bước đầu biết cách gõ các kí tự đặc biệt và có thể gõ chính xác các phím này.
- HS thao tác với phần mềm Mario, Word 2003, ...
 3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính, coi việc học gõ phím đúng là một nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm Mario, Word và một số phần mềm hỗ trợ cho việc gõ 10 ngón đã được cài đặt vào máy tính..
- Học sinh: tập, bút, máy tính.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5ph
1ph
32ph
(5’)
(7’)
(20’)
2ph
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Y/C HS nhắc lại cách khởi động và cách chọn những bài luyện tập với phần mềm Mario.
- Nhận xét .
2. Bài mới:
 Hôm nay các em sẽ làm quen thêm một số phím rất đặc biệt trên bàn phím qua bài học “Luyện gõ các kí tự đặc biệt”.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu một số kí tự đặc biệt:
MT: HS nhận biết được các kí hiệu đặc biệt trên bàn phím.
- Các kí tự thường dùng không phải là chữ cái và chữ số được gọi là các kí tự đặc biệt.
- Y/C HS quan sát trên hàng phím số xem có gì khác lạ không?
- Các em thấy ở trên mỗi phím của hàng phím số đều có một điểm chung là ở mỗi phím là một số ở phía dưới còn phía trên có thêm một kí hiệu nữa. Đó là những kí hiệu đặc biệt.
- Vậy có bạn nào biết cách gõ được những kí hiệu đặc biết này không?
- Nhận xét – ghi điểm.
- Một số kí hiệu đặc biệt:
!, @, #, $, %, ^,&, *, (, ), _, +, |
- Ngoài các kí hiệu đặc biệt trên hàng phím số thì chúng ta còn có một số các kí hiệu đặc biệt nữa nằm rải rác trên các hàng phím khác.
 b. Hoạt động 2: Gõ các kí tự đặc biệt:
MT: HS gõ được các kí hiệu đặc biệt đồng thời rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón. 
- Muốn gõ được các kí tự đặc biệt em thực hiện như sau:
 + Nhấn giữ phím Shift.
 + Nhấn phím có kí hiệu cần gõ.
 (Hoặc nhấn đồng thời phím Shift cùng với phím chứa kí hiệu đặc biệt).
- Lưu ý:
 + Các kí tự đặc biệt trong khu vực phím bên phải nếu là kí tự trên thì phải gõ cùng với phím Shift bên trái. 
 + Ví dụ: các kí tự đặc biệt là kí tự trên: {, }, :, “, ”, , ?.
 + Khu vực có các kí tự đặc biệt bên phải bàn phím thì tất cả các kí tự đặc biệt này đều do ngón út phụ trách.
c. Hoạt động 3: Thực hành gõ các kí hiệu đặc biệt với Mario:
MT: HS biết cách chọn bài thực hành và gõ được các kí hiệu đặc biệt với phần mềm Mario.
- Yêu cầu HS khởi động Mario.
- Chọn mục Lesson, chọn mục Add Symbols.
- Nháy chuột vào 1 trong các khung tranh để luyện tập.
- Em sẽ gõ những kí hiệu đặc biệt, những chữ số sẽ xuất hiện trên đường đi của chú Mario. 
- Nhắc nhở HS thực hành gõ chậm và chính xác từng kí tự xuất hiện trên đường đi của chú Mario để tạo ra sự thuần thục cho tay. Chú ý không cần gõ nhanh, khi nào đã thành thạo cách gõ rồi thì lúc đó em có thể luyện tập gõ với tốc độ nhanh hơn.
- Quan sát HS thực hành.
- Lưu ý: Mỗi HS đều được thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách gõ được kí hiệu đặc biệt
- Nắm chắc kỹ năng để tiết tới thực hành tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Nếu không sử dụng máy tính thì nên tắt máy.
- HS lên bảng vừa thực hiện thao tác vừa nói các bước làm.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát + trả lời.
- Nghe + quan sát.
- Trả lời.
- HS quan sát + đọc tên các kí hiệu.
- HS tìm thêm những kí hiệu đặc biệt khác trên bàn phím.
- Lắng nghe.
- Quan sát + lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
*********************************
Tiết thứ: 28
 Thứ  ngày  tháng  năm .
Tuần: 14
 BÀI 2: LUYỆN GÕ CÁC KÍ TỰ ĐẶC BIỆT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón và việc cần phải học cách gõ bàn phím chính xác khi làm việc với máy tính.
- HS hiểu và nhận biết được vị trí và cách gõ các kí hiệu đặc biệt trên bàn phím bao gồm các kí tự trên của hàng phím số và các kí tự đặc biệt trong khu vực bên phải bàn phím.
- HS biết cách gõ các kí tự đặc biệt.
 2. Kỹ năng: 
- HS bước đầu biết cách gõ các kí tự đặc biệt và có thể gõ chính xác các phím này.
- HS thao tác với phần mềm Mario, Word 2003, ...
 3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính, coi việc học gõ phím đúng là một nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm Mario, Word và một số phần mềm hỗ trợ cho việc gõ 10 ngón đã được cài đặt vào máy tính.
- Học sinh: tập, bút, máy tính.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5ph
1ph
32ph
(5’)
(27’)
2ph
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Y/C HS nhắc lại cách khởi động và cách chọn những bài luyện tập với phần mềm Mario.
- Nhận xét .
2. Bài mới:
 Hôm nay các em sẽ làm quen thêm một số phím rất đặc biệt trên bàn phím và cách gõ của chúng qua bài học “Luyện gõ các kí tự đặc biệt”.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại về kí tự đặc biệt:
MT: HS nắm chắc các kí hiệu đặc biệt trên bàn phím.
- Y/C HS nêu một số kí hiệu đặc biệt.
- Y/C HS nhắc lại cách để gõ được kí hiệu đặc biệt.
- Nhận xét .
b. Hoạt động 2: Ôn luyện toàn bàn phím:
MT: HS rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón. 
- Muốn gõ được toàn bàn phím thì em thực hiện như sau:
- Yêu cầu HS khởi động Mario.
- Chọn mục Lesson, chọn mục All Keyboard.
- Nháy chuột vào 1 trong các khung tranh để luyện tập.
- Em sẽ gõ những kí hiệu đặc biệt, những chữ số sẽ xuất hiện trên đường đi của chú Mario. 
- Nhắc nhở HS thực hành gõ chậm và chính xác từng kí tự xuất hiện trên đường đi của chú Mario để tạo ra sự thuần thục cho tay. Chú ý không cần gõ nhanh, khi nào đã thành thạo cách gõ rồi thì lúc đó em có thể luyện tập gõ với tốc độ nhanh hơn.
- Quan sát HS thực hành.
- Lưu ý: Mỗi HS đều được thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách luyện tập với toàn bàn phím.
- Chuẩn bị bài “Luyện gõ từ và câu”.
- Nhận xét tiết học.
- Nếu không sử dụng máy tính thì nên tắt máy.
- HS lên bảng vừa thực hiện thao tác vừa nói các bước làm.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời – nhận xét.
- Nghe + quan sát.
- Lắng nghe.
- Thực hành.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe.
*********************************
Tiết thứ : 29
 Thứ  ngày  tháng  năm .
Tuần: 15
 BÀI 3: LUYỆN GÕ TỪ VÀ CÂU (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm từ trong văn bản.
- Học sinh hiểu được khái niệm chữ, từ, câu và đoạn văn bản.
- HS nắm được nguyên tắc để gõ đúng một từ.
 2. Kỹ năng: 
- HS thao tác với phần mềm Word 2003.
- Học sinh có khả năng gõ các từ có độ dài bât kỳ trên bàn phím.
- HS thực hiện gõ chính xác từng ngón tay trên phím quy định.
 3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính, coi việc học gõ phím đúng là một nhiệm vụ học tập.
- Tư thế ngồi và cách gõ phím có khoa học đúng theo quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm Word đã được cài đặt vào máy tính.
- Học sinh: tập, bút, máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5ph
1ph
32ph
(7’)
(2’)
(1’)
(22’)
2ph
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Hỏi: Để gõ kí hiệu đặc biệt em thực hiện thế nào? Y/C HS lên máy thực hiện cho các bạn xem.
- Nhận xét .
2. Bài mới:
 Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách gõ được một từ, một câu, một đoạn văn qua bài học “Luyện gõ từ và câu”. Bài học này chúng ta sẽ học trong hai tiết, bây giờ mình đi vào tiết thứ nhất.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Thế nào là một từ soạn thảo, một câu, một đoạn văn bản:
MT: HS biết như thế nào là từ, câu, đoạn văn.
- Từ Soạn Thảo: gồm một vài chữ cái viết liền nhau, thường được viết cách nhau qua dấu cách hoặc dấu tách câu.
Ví dụ : Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ. 
- Hỏi: ở ví dụ này có bao nhiêu từ soạn thảo?
- Nhận xét.
- Câu: một câu gồm một hay nhiều từ và thường được kết thúc bởi các kí tự kết thúc câu như dấu châm, dấu hỏi, dấu chấm than.
Ví dụ : Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
- Hỏi: ở ví dụ này có bao nhiêu câu?
- Nhận xét.
- Đoạn văn bản: gồm một số câu hoàn chỉnh và được kết thúc bằng dấu xuống dòng.
- Phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn bản và xuống dòng.
- Đưa ví dụ minh họa.
b. Hoạt động 2: Cách gõ một từ soan thảo:
MT: HS biết được cách gõ từ, câu.
- Các kí tự, chữ cái trong cùng một từ soạn thảo cần phải gõ nhanh, chính xác và liên tục.
- Giữa các từ soạn thảo cần gõ một dấu cách để phân biệt. 
- Lưu ý: Chỉ gõ duy nhất một dấu cách giữa các từ trong một câu.
- Sau khi kết thúc một từ soạn thảo, một câu hoặc một đoạn văn bản có thể dừng tay để chuyển sang câu hoặc từ tiếp theo.
c. Hoạt động 3: Cách gõ phím Enter:
MT: HS biết chức năng và cách sử dụng phím Enter trên bàn phím.
- Phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn hoàn chỉnh và xuống dòng. Phím Enter do hai ngón tay phải phụ trách.
 d. Hoạt động 4: Thực hành:
MT: Củng cố kỹ năng cho HS.
- GV đưa nội dung thực hành.
- HS thực hành gõ với phần mềm word
- Lưu ý: Mỗi HS đều được thực hành.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách luyện tập với toàn bàn phím.
- Về nhà xem lại bài hôm nay để tiết tới thực hành cho tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Nếu không sử dụng máy tính thì nên tắt máy.
- HS TL: sử dụng tổ hợp phím Shift + Phím chứa ký hiệu đặc biệt.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- TL: có 7 từ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe + quan sát.
- TL: có 2 câu.
- Lắng nghe + quan sát.
- Quan sát.
- Lắng nghe + quan sát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe.
 NỘI DUNG THỰC HÀNH
BÀI THỰC HÀNH 1: Gõ đoạn thơ sau:
Hỏi cây bao nhiêu tuổi
Cây không nhớ tháng năm
Cây chỉ dang tay lá
Che tròn một bóng râm
BÀI THỰC HÀNH 2: Gõ đoạn văn sau:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
1. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có một vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
2. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ đưa ếch ra ngoài.
3. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
	(Phỏng theo Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng)
BÀI THỰC HÀNH 3: Gõ đoạn văn sau:
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thắm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm ngát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đọng lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát. 
Theo THẠCH LAM
*********************************
 Thứ  ngày  tháng  năm .
Tuần: 15
Tiết thứ : 30
 BÀI 3: LUYỆN GÕ TỪ VÀ CÂU (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm từ trong văn bản.
- Học sinh hiểu được khái niệm chữ, từ, câu và đoạn văn bản.
- HS nắm được nguyên tắc để gõ đúng một từ.
 2. Kỹ năng: 
- HS thao tác với phần mềm Word 2003, Mario.
- Học sinh có khả năng gõ các từ có độ dài bât kỳ trên bàn phím.
- HS thực hiện gõ chính xác từng ngón tay trên phím quy định.
 3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính, coi việc học gõ phím đúng là một nhiệm vụ học tập.
- Tư thế ngồi và cách gõ phím có khoa học đúng theo quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, phần mềm Word đã được cài đặt vào máy tính.
- Học sinh: tập, bút, máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
10ph
1ph
27ph
(5’)
(22’)
2ph
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Hỏi: Đoạn thơ sau có mấy câu? Mỗi câu có bao nhiêu từ?
Hỏi cây bao nhiêu tuổi
Cây không nhớ tháng năm
Cây chỉ dang tay lá
Che tròn một bóng râm
- Nhận xét .
- Hỏi: Giữa hai từ cần

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam 20162017_12294984.doc