Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Trần Trung Hiếu

Bước 1: Lựa chọn chủ đề “ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN”

Bước 2: Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề

a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.

- Kiến thức :

+ Hiểu nội dung và mục đích của định dạng văn bản.

+ Hiểu các nội dung định dạng kí tự.

+ Biết cách thực hiện các thao tác định dạng kí tự cơ bản

+ Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản

- Kĩ năng :

+ Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và các lệnh trong các bảng chọn để định dạng kí tự bao gồm: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.

+ Biết cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và các lệnh trong các bảng chọn để thực hiện căn lề, thay đổi vị trí của lề, khoảng cách dòng trong đoạn văn.

- Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong khi học tập.

b. Năng lực hướng tới: Sử dụng thành thạo các thao tác định dạng văn bản để tạo được một văn bản đẹp.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1998Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Trần Trung Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ././2015
Tiết theo PPCT: 49-50-51
Tuần: 25-26
Bước 1: Lựa chọn chủ đề “ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN”
Bước 2: Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề
a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Kiến thức :
+ Hiểu nội dung và mục đích của định dạng văn bản.
+ Hiểu các nội dung định dạng kí tự.
+ Biết cách thực hiện các thao tác định dạng kí tự cơ bản
+ Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản
- Kĩ năng :
+ Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và các lệnh trong các bảng chọn để định dạng kí tự bao gồm: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
+ Biết cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và các lệnh trong các bảng chọn để thực hiện căn lề, thay đổi vị trí của lề, khoảng cách dòng trong đoạn văn.
- Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong khi học tập.
b. Năng lực hướng tới: Sử dụng thành thạo các thao tác định dạng văn bản để tạo được một văn bản đẹp. 
Bước 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1.Định dạng văn bản.
Câu hỏi/bài tập định tính
HS so sánh và nhận biết được văn bản chưa định dạng với văn bản đã định dạng.
Câu hỏi
ND1.DT.NB1
- Hiểu được mụch đích của định dạng văn bản. 
- Hiểu được định dạng văn bản gồm 2 loại.
Câu hỏi
ND1.DT.TH1
2. Định dạng kí tự.
Câu hỏi/bài tập định tính
- HS nhận biết được kí tự chưa định dạng và kí tự đã định dạng.
- Biết các nút lệnh định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
Câu hỏi
ND2.DT.NB1.
- HS hiểu định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhóm kí tự.
- HS hiểu định dạng phông chữ bao gồm: định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
Câu hỏi
ND2.DT.TH1
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
HS xác định đúng các nút lệnh định dạng và thực hiện được các thao tác định dạng kí tự.
Câu hỏi
ND2.TH.VDT1
Sử dụng các lệnh định dạng bằng các nút lệnh và bằng bảng chọn.
Câu hỏi
ND2.TH.VDC1
3. Định dạng đoạn văn.
Câu hỏi/bài tập định tính
HS so sánh và nhận biết được đoạn văn bản chưa định dạng với đoạn văn bản đã định dạng.
Câu hỏi
ND3.DT.NB1
Hiểu được định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất: Kiểu căn lề, vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang, khoảng cách lề của dòng đầu tiên,
Câu hỏi
ND3.DT.TH1
Phân biệt được sự khác nhau giữa định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
Câu hỏi
ND3.DL.VDT1
4. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết các nút lệnh định dạng đoạn văn bản.
Câu hỏi
ND4.DT.NB1
Bài tập thực hành
HS thực hiện được các thao tác định dạng bằng các nút lệnh.
Câu hỏi
ND4.TH.VDT1
Ngoài các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng HS sử dụng được các lệnh định dạng bằng bảng chọn.
Câu hỏi
ND4.TH.VDC1
5. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết mở hộp thoại Paragraph và các chức năng của các lệnh có trong hộp thoại.
Câu hỏi
ND5.DT.NB1
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
Sử dụng được hộp thoại Paragraph để định dạng.
Câu hỏi
ND5.TH.VDT1
Bước 4. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu ND1.DT.NB.1: Em có nhận xét gì về văn bản đã định dạng và văn bản chưa định dạng.
Câu ND1.DT.TH.1: Định dạng văn bản nhằm mục đích gì? Có mấy loại định dạng văn bản?
Câu ND2.DT.NB.1: Em hãy cho biết tác dụng của các nút lệnh , , , .
Câu ND2.DT.TH.1: Định dạng kí tự bao gồm những loại định dạng nào?
Câu ND2.TH.VDT.1: Yêu cầu HS thực hành định dạng kí tự (bằng các nút lệnh trên thanh công cụ).
Câu ND2.TH.VDC.1: Yêu cầu HS thực hành định dạng kí tự (bằng bảng chọn).
Câu ND3.DT.NB.1: Em có nhận xét gì về đoạn văn bản đã định dạng và đoạn văn bản chưa định dạng.
Câu ND3.DT.TH.1: Các thao tác phổ biến để định dạng đoạn văn bản là gì?
Câu ND3.DL.VDT1: Hãy cho biết sự khác nhau giữa định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
Câu ND4.DT.NB.1: Hãy cho biết chức năng của các nút lệnh , .
Câu ND4.TH.VDT1: Yêu cầu HS thực hành thao tác định dạng đoạn văn bản (bằng các nút lệnh trên thanh công cụ).
Câu ND4.TH.VDC.1: Yêu cầu HS thực hành định dạng đoạn văn bản (bằng bảng chọn).
Câu ND5.DT.NB.1: Để mở hộp thoại Paragraph, em thực hiện hiện những thao tác nào? Cho biết chức năng của các lệnh có trong hộp thoại: , , , , , 
Câu ND5.TH.VDT1: Yêu cầu HS thực hành định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph.
Bước 5: Tiến trình tổ chức
Tiết 49-50 - 51 : ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức :
+ Hiểu nội dung và mục đích của định dạng văn bản.
+ Hiểu các nội dung định dạng kí tự.
+ Biết cách thực hiện các thao tác định dạng kí tự cơ bản
+ Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản
1.2/ Kĩ năng :
+ Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và các lệnh trong các bảng chọn để định dạng kí tự bao gồm: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
+ Biết cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và các lệnh trong các bảng chọn để thực hiện căn lề, thay đổi vị trí của lề, khoảng cách dòng trong đoạn văn.
1.3/ Thái độ: Rèn luyện tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong khi học tập.
2. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án (BGĐT), phòng máy, 
- HS: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Định dạng văn bản.
- Cho HS so sánh hai văn bản có nội dung chưa được định dạng và một văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng và đưa ra nhận xét.
- Theo các em mục đích của việc định dạng văn bản là gì ?
- Giới thiệu hai loại định dang văn bản.
- Ở tiết này các em chỉ nghiên cứu định dạng kí tự.
- HS quan sát hai văn bản và đưa ra nhận xét.
- Đẹp, dễ đọc, dễ ghi nhớ những nội dung cần thiết.
1. Định dạng văn bản : Là làm thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu). Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
 Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
Hoạt động 2 : Định dạng kí tự.
- Giới thiệu cho học sinh các nội dung định dạng kí tự.
- Cho học sinh quan sát thanh công cụ.
- Ngoài ra còn nhiều tính chất khác. Để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với hai cách.
- Giới thiệu cách định dạng kí tự.
- Nêu các tính chất định dạng kí tự.
- Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh và cho HS xem các nút lệnh.
- Yêu cầu HS thực hành định dạng
- Giới thiệu cách mở hộp thoại Font.
- Đưa hộp thoại Font lên cho HS quan sát.
- Giới thiệu các nơi định dạng.
- Yêu cầu HS thực hành.
- Chú ý nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó.
- HS quan sát, ghi nhớ các cách định dạng kí tự.
- HS thực hành định dạng kí tự.
- HS thực hành định dạng (sử dụng hộp thoại Font).
2.Định dạng kí tự:
- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhiều nhóm kí tự.
- Các tính chất phổ biến gồm:
+ Phông chữ
+ Cỡ chữ
+ Kiểu chữ
+ Màu chữ
a) Sử dụng các nút lệnh: SGK.
b) Sử dụng hộp thoại Font:
- Chọn Format\ Font\ Xuất hiện hộp thoại Font:
+ Font: Chọn phông chữ.
+ Font Style: Chọn kiểu chữ .
+ Size: Chọn cỡ chữ.
+ Font color: Chọn màu chữ.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Định dạng văn bản là gì ? Có mấy loại định dạng văn bản ?
- Định dang kí tự là gì ? Nêu các cách định dạng kí tự.
- Yêu cầu HS thực hành lại các thao tác định dạng kí tự.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
- HS lần lượt giải các bài tập theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp thực hành.
4.2/ Hướng dẫn về nhà: 
- HS học bài, nắm chắc các kiến thức vừa học.
- Xem và làm lại các bài tập vừa làm. Làm các bài tập còn lại sau bài học.
- Xem trước bài thực hành.
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Định dạng văn bản là gì? Kể tên các loại định dạng văn bản.
- HS2: Định dạng kí tự là gì? Thực hành định dạng kí tự (bằng các nút lệnh trên thanh công cụ).
- HS3: Định dạng kí tự gồm các tính chất phổ biến nào? Thực hành định dạng kí tự (bằng hộp thoại Font).
Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1 lần lượt trả lời.
- HS2 lần lượt trả lời.
- HS3 lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Định dạng văn bản.
- Cho HS so sánh đoạn văn bản có nội dung chưa được định dạng và đoạn văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng. Hãy đưa ra nhận xét về định dạng đoạn văn bản.
- Giới thiệu định dạng đoạn văn.
- Theo em định dạng đoạn văn bản khác với định dạng kí tự ở điểm nào ?
- Để định dạng đoạn văn bản ta làm gì ? 
- Cả lớp quan sát và cho nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.
- Khác ở điểm định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
1. Định dạng đoạn văn:
	Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
+ Kiểu căn lề.
+ Vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang.
+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
+ Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
Hoạt động 3 : Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.
- Hãy nhắc lại các cách định dạng kí tự ?
- Giới thiệu các nút lệnh định dạng đoạn văn.
- Cho HS quan sát các nút lệnh định dạng và phát hiện ý nghĩa của từng nút.
, , , 
, , 
- Yêu cầu HS thực hành các thao tác định dạng trên.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và cho biết ý nghĩa của các nút lệnh.
- HS thực hành các thao tác trên.
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản:
	Để định dạng đoạn văn, em chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng:
+ Căn lề: Căn trái, căn phải, căn giữa, căn đều.
+ Thay đổi lề cả đoạn văn: Tăng lề trái, giảm lề trái.
+ Khoảng cách dòng trong đoạn văn: nháy vào chọn tỉ lệ thích hợp.
Hoạt động 3 : Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
- Mở hình hộp thoại Paragraph lên cho HS quan sát và giới thiệu chức năng của từng lệnh trong hộp thoại.
- Yêu cầu HS thực hành định dạng bằng hộp thoại Paragraph
- Quan sát và nghe giải thích.
- HS thực hành.
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph:
- Chọn Format\Paragraph. Xuất hiện hộp thoại Paragraph.
- Chọn các thông số thích hợp.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Định dạng đoạn văn bản là gì ? Có mấy cách định dạng đoạn văn bản ?
- Hãy cho biết chức năng của các nút lệnh sau : , , , , , , .
- Hãy cho biết của các lệnh được đánh dấu có trong hộp thoại sau :
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
- HS nêu chức năng của từng nút lệnh.
- HS trả lời.
4.2/ Hướng dẫn về nhà: 
- HS học bài, nắm chắc các kiến thức vừa học.
- Làm các bài tập sau bài học (kể cả SBT).
- Tiết sau giải bài tập.
Tiết 3: 
BÀI TẬP
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Định dạng đạon văn bản là gì? Hãy cho biết chức năng của các nút lệnh sau : , , , , , , .
- HS2: Thực hành định dạng đoạn văn (bằng các nút lệnh trên thanh công cụ và bằng hộp thoại Paragraph).
Yêu cầu HS nhận xét. GV chấm điểm.
- HS1 lần lượt trả lời.
- HS2 lần lượt trả lời.
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau.
Câu 1 : Muốn chọn phông chữ em dùng nút lệnh nào dưới đây ? 
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 2 : Nút lệnh nào sau đây dùng để khôi phục trạng thái trứơc đó của văn bản ?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3 : Khi định dạng kí tự có thể thay đổi các chữ
A. Lớn hơn ;	B. Nhỏ hơn ;
C. Đẹp hơn ;	D. Tất cả đều đúng.
Câu 4 : Tập hợp các chữ cái, chữ số và các kí hiệu được thiết kế với cùng một dáng vẽ (ví dụ có gach chân hoặc không gạch chân) được gọi là :
A. Con chữ	B. Phím chữ	C. Phông chữ	D. Kiểu chữ
Câu 5 : Chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân,  được gọi là
A. Phông chữ	B. Cỡ chữ	C. Kiểu chữ	D. Cả A, B, C
Câu 6 : Thao tác định dạng kí tự phổ biến là :
A. Chọn phông chữ	B. Chọn màu chữ, cỡ chữ
C. Chọn các kiểu in nghiêng, đậm, gạch chân	D. Tất cả đều đúng.
Câu 7 : Nếu em chọn phần văn bản và nháy nút lệnh , phần văn bản đó sẽ trở thành
A. Vẫn là chữ nghiêng	B. Chữ không nghiêng
C. Chữ vừa gạch chân, vừa nghiêng	D. Chữ đậm vừa, nghiêng
Câu 8: Định dạng văn bản là :
A. Định dạng đoạn văn bản	B. Thay đổi kiểu chữ
C. Thay đổi phông chữ	D. Tất cả đều đúng
Câu 9 : Thao tác nào dưới đây không phải là thao tác định dạng đoạn văn bản ?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng	B. Căn giữa đoạn văn bản
C. Tăng khoảng cách giữa các dong trong đoạn	D. Đặt khoảng cách giữa các đoạn
Câu 10 : Muốn định dạng đoạn văn bản, em có cần chọn cả đoạn văn bản không ?
A. Cần	B. Không cần, chỉ đặt con trỏ soạn thảo trên đoạn văn bản đó.
B
C
D
C
C
D
B
D
A
B
Hoạt động 3 : Dạng ghép đôi.
Hãy ghép mỗi nút lệnh ở cột A ứng với tác dụng tương ứng ở cột B.
Câu 1: 
A
B
1/ 
a/ Chữ đậm
2/ 
b/ Chữ nghiêng
3/ 
c/ Chữ gạch chân
4/ 
d/ Chữ nghiêng và gạch chân
5/ 
e/ Chữ đâm, gạch chân và nghiêng
6/ 
f/ Chữ đậm và chữ nghiêng
Câu 2: 
A
B
1/ 
a/ giảm khoảng cách lề.
2/ 
b/ điều chỉnh khoảng cách các dòng trong đoạn văn bản.
3/ 
c/ căn thẳng hai lề trong đoạn văn bản.
4/ 
d/ căn thẳng lề phải trong đoạn văn bản.
5/ 
e/ căn thẳng lề trái trong đoạn văn bản.
6/ 
f/ căn giữa đoạn văn bản.
7/ 
h/ tăng khoảng cách lề.
1-b
2-a
3-c
4-f
5-d
6-e
1-e
2-d
3-f
4-c
5-b
6-a
7-h
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: Nhận xét tiết học.
4.2/ Hướng dẫn về nhà: 
- HS ôn tập lại toàn bộ các kiến thức vừa ôn.
- Xem và làm lại các bài tập vừa làm. Làm các bài tập còn lại ở SBT.
- Chuẩn bị trước bài thực hành 7. Tiết sau thực hành.
Duyệt của Ban giám hiệu	Tiểu Cần, ngày 20 tháng 01 năm 2015
Người soạn
Trần Trung Hiếu

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Định dạng đoạn văn bản - Trần Trung Hiếu.doc