Giáo án Toán 2 - Tìm số bị trừ

CHUYÊN ĐỀ VÒNG TỔ

Ngày 17/12/2017

Đ/C: Hoàng Như Quỳnh

Bài: TÌM SỐ BỊ TRỪ

I. Mục tiêu.

- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

 - Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.

- Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để làm bài tập.

- Làm thành thạo những dạng bài tập làm trong SGK.

- GD h/s ham học Toán, tính toán chính xác, cẩn thận ,trình bày đẹp.

II. Đồ dùng chuẩn bị.

- Giáo viên: Tờ bìa, giấy kẻ 10 ô vuông như bài học, kéo.

- Học sinh: Bút, vở.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1. Kiểm tra.

- Thực hiện phép tính sau:

52 – 38 32 – 8

- 1 HS Nêu thành phần trong phép tính.

- 1 HS lên bảng, HS khác làm nháp.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài – ghi bảng.

b. Nội dung bài.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 2 - Tìm số bị trừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ VÒNG TỔ
Ngày 17/12/2017
Đ/C: Hoàng Như Quỳnh
Bài: TÌM SỐ BỊ TRỪ 
I. Mục tiêu.
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
 - Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
- Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để làm bài tập.
- Làm thành thạo những dạng bài tập làm trong SGK.
- GD h/s ham học Toán, tính toán chính xác, cẩn thận ,trình bày đẹp.
II. Đồ dùng chuẩn bị.
- Giáo viên: Tờ bìa, giấy kẻ 10 ô vuông như bài học, kéo.
- Học sinh: Bút, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1. Kiểm tra. 
- Thực hiện phép tính sau:
52 – 38 32 – 8
- 1 HS Nêu thành phần trong phép tính.
- 1 HS lên bảng, HS khác làm nháp.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài – ghi bảng.
b. Nội dung bài.
* Bước 1: Thao tác với đồ dùng trực quan.
- Bài toán 1: Có 10 ô vuông. Bớt đi 4 ô vuông (Dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
+ Làm thế nào để biết còn 6 ô vuông?
+ Nêu tên thành phần kết quả trong phép tính. GV ghi bảng.
* Bước 2 : Giới thiệu kĩ thuật tính:
- Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm hai phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
+ Làm thế nào ra 10 ô vuông ?
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại?
- GV ghi bảng: x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
+ x là gì trong phép tính
 x – 4 = 6 ?
+ 6 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6?
+ 4 gọi là gì trong phép tính x – 4 = 6 ?
+ Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào?
- GV ghi bảng: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
* Luyện tập thực hành:
- Gv hướng dẫn Hs cùng làm phần a: 
x – 4 = 8
 x = 8 + 4
 x = 12
+ Tại sao x = 18 + 9 ?
 + Tại sao x = 24 + 8 ?
+ Tại sao x = 21 + 7 ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
=> GV chốt: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép trừ ?
- Yêu cầu HS nêu cách tính Hiệu, cách tìm số BT còn thiếu trong phép trừ ?
- Kết quả lần lượt là: 7 , 21 , 49 , 62 , 94
- GV nhận xét bài làm của học sinh.
- Gọi HS đọc đề.
- Muốn vẽ được một đoạn thẳng ta cần có mấy điểm? 
- Các điểm đó được ghi bằng những chữ cái ntn?
- Khi vẽ một đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước, ta cần chú ý gì?
- GV chữa bài trên bảng.
 C 
 B
 O
 A D 
- 2 đoạn thẳng ntn thì gọi là cắt nhau?
- Từ 2 đoạn thẳng cắt nhau, ta có thêm được bao nhiêu đoạn thẳng khác nữa? Đọc tên?
=>GV chốt: 
- Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O.
- Hoặc: 2 đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại điểm O.
- Hay O là điểm cắt nhau (giao nhau) của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD
- Còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 
10 - 4= 6.
10 - 4 = 6
Số bị trừ Số trừ Hiệu
- Thực hiện phép tính:
 4 + 6 = 10.
- Học sinh tự làm và nêu thành phần, kết quả. Nêu cách giải.
- Là số bị trừ.
- Là hiệu.
- Là số trừ.
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- 1 - 2 HS nhắc lại.
Bài 1: Làm phần a, b, d, e.
- 1 HS đọc đầu bài.
- 3 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Vì x là số bị trừ. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu là 18 cộng với số trừ là 9.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Bài 2: ( cột 1,2,3) Viết số thích hợp vào ô trống: 
- Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- HS làm sau đọc chữa bài.
Bài 4: 
- 2 điểm. 
- Chữ cái in hoa.
- Đặt thước trùng 2 điểm và nối 2 điểm với nhau.
- HS tự vẽ và nhận xét.
- Có chung 1 điểm.
- HS nêu tên các đoạn thẳng
3. Củng cố dặn dò.
a. Củng cố
- HS nhắc lại
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
+ Hai đoạn thẳng ntn thì gọi là cắt nhau?
b. Dặn dò
- Về nhà học bài làm BT, chuẩn bị bài sau
Giáo viên: Hoàng Như Quỳnh
Trường PTDTBT TH Pú Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docSo bi tru So tru Hieu_12236852.doc