Giáo án Toán 5 - Tiết 56 - Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000

TOÁN: TIẾT 56:

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000 .

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 .

- Chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 Ban đối ngoại làm việc

Hoạt động 1(3 phút)KTBC:

Trưởng ban học tập lên làm việc: cho lớp nhận xét.

- Hỏi : Bạn hãy cho tôi biết : “”Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào ?

- 1 HS nêu lại quy tắc nhân 1 số TP với 1 số tự nhiên. Tổ chức nhận xét.

Hoạt động 2 (1phút) GTB : Trong giờ học toán này, chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,. Cô mời cả lớp mở SGK trang 57.

- HS nối tiêp nhau nêu đề bài.

Hoạt động 3 (10 phút) Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000.

MT: HS nắm được quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10,100,1000.

GV nêu VD1: 27,867 x 10

- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện, cả lớp nháp bài.

GV gọi 1 HS nhận xét.

? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ nhất?

? Nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích ? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta cũng được 287,67)

Hỏi : Con hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của phép tính : 27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính ? (ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của thừa số 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính)

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 5 - Tiết 56 - Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng 
Ngày dạy :21 tháng 11 năm 2016
Giáo viên : Vũ Thị Hân
Môn : Toán
toán: Tiết 56:
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ....
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ..
- Chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học 
 Ban đối ngoại làm việc 
Hoạt động 1(3 phút)KTBC: 
Trưởng ban học tập lên làm việc: cho lớp nhận xét.
Hỏi : Bạn hãy cho tôi biết : “”Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào ? 
1 HS nêu lại quy tắc nhân 1 số TP với 1 số tự nhiên. Tổ chức nhận xét.
Hoạt động 2 (1phút) GTB : Trong giờ học toán này, chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,.... Cô mời cả lớp mở SGK trang 57. 
- HS nối tiêp nhau nêu đề bài.
Hoạt động 3 (10 phút) Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000... 
MT: HS nắm được quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10,100,1000...
GV nêu VD1: 27,867 x 10
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện, cả lớp nháp bài. 
GV gọi 1 HS nhận xét.
? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ nhất? 
? Nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích ? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta cũng được 287,67) 
Hỏi : Con hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của phép tính : 27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính ? (ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của thừa số 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính)
 ? Vậy muốn nhân một số thập phân với 10 ta có thể làm thế nào để tìm ngay được kết quả ? (..... ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 1 chữ số là được ngay tích) 
Để tiếp tục tìm hiểu cách nhân với 100 cô mới cả lớp ta tìm hiểu VD2.
 VD 2 : 53,286 100
1v HS lên bảng làm bài. Cả lớp nháp bài. 
 yêu cầu 1 HS lên bảng tổ chức lớp nhận xét.
. Gọi HS nhận xét. HS nêu lại cách thực hiện
? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ hai ?
? Bạn hãy nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích ? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta cũng được 5328,6) 
Hỏi : Em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 53,286 100 mà không cần thực hiện phép tính ? (ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của thừa số : 53,286 sang bên phải một chữ số là được tích 532,86 mà không cần thực hiện phép tính)
 - Hỏi : Khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể làm thế nào để tìm ngay được kết quả ? (..... ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 2 chữ số là được ngay tích) 
GV đưa thêm VD : 32,5 x 1000 = ? 
Yêu cầu HS nêu kết quả và nêu cách làm .
GV : Hãy nêu cách nhân nhẩm 1 số thập phân với 1000 ? (..... ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 3 chữ số là được ngay tích) 
GV : Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ... ta làm thế nào ? 
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc vừa nêu trên.
GV chú ý nhấn mạnh thao tác: chuyển dấu phẩy về bên phải
GV lấy thêm một số VD và yêu cầu HS nhẩm nhanh kết quả.
Hoạt động 4 (22phút) Thực hành
- Gv nêu số lượng bài tập làm bài 1, bài 2.
Bài 1: Củng cố về quy tắc nhân nhẩm 1 số TP với 10, 100,1000...
- yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào phiếu học tập trong 5’.
Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện 3 nhóm lên bảng viết kết quả , mỗi nhóm 1 cột.
Tổ chức cho HS nhận xét
Gọi một học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một STP với 10; 100; 1000 ...
Chuyển : Để củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài có liên quan đến nhân nhẩm với 10, 100, 1000... cô mời cả lớp chuyển sang bài tập 2
Bài 2: Củng cố kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số 
- GV yêu cầu HS nhắc lại quan hệ giữa m với cm, dm với cm.
- HS tự làm bài vào vở, 4 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài . Tổ chức lớp nhận xét, yêu cầu HS giải thích cách làm.
10,4 dm = 104 cm ; 12,6m = 1260cm ; 
 0,856m = 85,6cm ; 5,75dm = 57,5 cm
- HS có thể giải bằng cách dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, rồi dịch chuyển dấu phẩy.
HĐ 5(3phút) :Củng cố quy tắc nhân nhẩm 1 STP với 10,100,1000...
GV vấn đáp- 1,2 HS nhắc lại. GV NX giờ học.
- 1 Bạn trong ban học tập lên điều hành nhận xét.
+Tôi mời bạn ............. nêu lại cách thực hiện.
+ Tôi mời bạn .................. nhận xét
? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ nhất? 
? Bạn hãy nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích của phép tính? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta cũng được 287,67) 
Bạn đã trả lời rất tốt. Tôi mời bạn (khác) ............... nhắc lại. 
* Ví dụ 2: 
+Tôi mời bạn ............. nêu lại cách thực hiện. Gọi HS khác nhận xét.
? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ hai? 
? Bạn hãy nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích của phép tính? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta cũng được5328,6) 
Tôi mời bạn ................... nhận xét 
Tôi mời bạn ...................... nhắc lại.
+ Các bạn đã hoàn thành nội dung cảu bài. Con xin ý kiến cô giáo.
- 1 Bạn trong ban học tập lên điều hành nhận xét.
+Tôi mời bạn ............. nêu lại cách thực hiện.
+ Tôi mời bạn .................. nhận xét
? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ nhất? 
? Bạn hãy nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích của phép tính? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta cũng được 287,67) 
Bạn đã trả lời rất tốt. Tôi mời bạn (khác) ............... nhắc lại. 
* Ví dụ 2: 
+Tôi mời bạn ............. nêu lại cách thực hiện. Gọi HS khác nhận xét.
? Nêu thừa số và tích của phép tính thứ hai? 
? Bạn hãy nêu nhận xét về thừa số thứ nhất và tích của phép tính? (Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta cũng được5328,6) 
Tôi mời bạn ................... nhận xét 
Tôi mời bạn ...................... nhắc lại.
+ Các bạn đã hoàn thành nội dung cảu bài. Con xin ý kiến cô giáo.
- Tôi mời bạn ..................đọc kết quả của nhóm mình : đọc cột a 
? Bạn có thể cho tôi biết làm thế nào bạn tìm được kết quả của phép tính :
 7,2 x 1000 ?
- Tôi mời bạn ..................đọc kết quả của nhóm mình : đọc cột b 
? Bạn có thể cho tôi biết làm thế nào bạn tìm được kết quả của phép tính :
 5,32 x 1000 ? 
- Tôi mời bạn ..................đọc kết quả của nhóm mình : đọc cột c 
? Bạn có thể cho tôi biết làm thế nào bạn tìm được kết quả của phép tính :
 5,328 x 10 ? 
Các nhóm đã hoàn thành tốt nội dung của nhóm mình. Con xin ý kiến của cô .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaáo án thao giảng Nhân 1 số với 10, 100, 1000....doc