Giáo án Toán học 8 - Tiết 19, 20: Ôn tập chương I

I . MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hệ thống các kiến thức cơ bản của chương I:Các quy tắc: nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử,chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức.

2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải bài tập trong chương: Có kĩ năng nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV: SGK- SGV. Bảng phụ ghi bảy HĐTĐN.

- HS: Máy tính bỏ túi, SGK.

- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1012Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 8 - Tiết 19, 20: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	
Tiết 19, 20: ÔN TẬP CHƯƠNG I.
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hệ thống các kiến thức cơ bản của chương I:Các quy tắc: nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử,chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức.
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải bài tập trong chương: Có kĩ năng nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: SGK- SGV. Bảng phụ ghi bảy HĐTĐN.
- HS: Máy tính bỏ túi, SGK.
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)
Bài mới:
Hoạt độ̣ng của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết(6ph).
GV cho HS lên bảng thực hiện:
1. Nhân một đơn thức với một đa thức sau:
A.( B + C ) = ?
2. Nhân đa thức với đa thức sau:
(A + B).(C + D) = ?
GV chốt lại:
- Muốn nhân 1 đơn thức với 1 đa thức ta lấy đơn thức đó nhân với từng hạn tử của đa thức rồi cộng các tích lại.
- Muốn nhân 1 đa thức với một đa thức ta nhân mỗi hạn tử của đa thức này với từng hạn tử của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau.
Khi thực hiện ta có thể tính nhẩm, bỏ qua các phép tính trung gian.
GV cho HS nhắc lại 7 HĐTĐN.
HS nhắc lại.
GV cho HS nhắc lại 
3. Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B?
HS: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.
4. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B?
HS: Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B.
5. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B?
HS: Đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tìm được một đa thức Q sao cho A = B.Q
1. Nhân một đơn thức với một đa thức:
 A.( B + C ) = A.B + A.C
2. Nhân đa thức với đa thức:
 (A + B).(C + D) = A.C + B.C + A.D + B.D
trong đó: A, B, C, D là các số hoặc các biểu thức đại số.
3.Bảy HĐTĐN:
1. (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
2. (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 
3. A2 – B2 = (A – B)(A + B)
4. (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
5. (A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
6. A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
7. A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
Hoạt động 2: Luyện tập tại lớp(30ph).
Bài 75a(SGK/trang33).
-Ta vận dụng kiến thức nào để thực hiện bài này?
HS: Áp dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
xm . xn = ?
HS: xm . xn =xm+n
-Tích của hai hạng tử cùng dấu thì kết quả dấu gì?
HS: Tích của hai hạng tử cùng dấu thì kết quả dấu “ + ”
-Tích của hai hạng tử khác dấu thì kết quả dấu gì?
HS: Tích của hai hạng tử khác dấu thì kết quả dấu “ - “
HS lên bảng làm bài.
Bài 76b(SGK/trang33).
-Ta vận dụng kiến thức nào để thực hiện?
HS: Áp dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.
-Tích của hai đa thức là mấy đa thức?
HS: Tích của hai đa thức là một đa thức.
-Nếu đa thức vừa tìm được có các số hạng đồng dạng thì ta phải làm sao?
HS: Nếu đa thức vừa tìm được có các số hạng đồng dạng thì ta phải thu gọn các số hạng đồng dạng.
-Để cộng (trừ) hai số hạng đồng dạng ta làm thế nào?
HS: Để cộng (trừ) hai số hạng đồng dạng ta giữ nguyên phần biến và cộng (trừ) hai hệ số
HS lên bảng làm bài.
Bài 78a(SGK/trang33).
Chúng ta khai triển các biểu thức bằng cách nào?
HS: Nhân các đa thức lại với nhau.
Bài 79a,b(SGK/trang33).
- Đề bài yêu cầu ta làm gì?
HS: Phân tích đa thức thành nhân tử
-Hãy nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử?
HS: Có ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử: đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử.
-Câu a) áp dụng phương pháp nào để thực hiện?
HS: Nhóm hạng tử, dùng hằng đẳng thức và đặt nhân tử chung.
-Câu b) áp dụng phương pháp nào để thực hiện?
HS: Đặt nhân tử chung, nhóm hạng tử và dùng hằng đẳng thức.
Hai học sinh lên bảng làm bài.
 Bài 80a,b(SGK/trang33).
-Với dạng toán này trươc khi thực hiện phép chia ta cần làm gì?
HS: Sắp xếp các hạng tử theo thứ tự giảm dần của số mũ của biến.
-Để tìm hạng tử thứ nhất của thương ta làm như thế nào?
HS: Lấy hạng tử có bậc cao nhất của đa thức bị chia chia cho hạng tử có bậc cao nhất của đa thức chia.
-Tiếp theo ta làm như thế nào?
HS: Lấy thương nhân với đa thức chia để tìm đa thức trừ.
HS lên bảng làm bài.
 Bài 81a(SGK/trang33).
-Nếu A.B = 0 thì A như thế nào với 0? ; B như thế nào với 0?
HS: Nếu A.B = 0 thì hoặc A=0 hoặc B=0
-Vậy đối với bài tập này ta phải phân tích vế trái về dạng tích A.B=0 rồi tìm x
-Dùng phương pháp nào để phân tích vế trái thành nhân tử chung?
HS: Dùng phương pháp đặt nhân tử chung.
-Nhân tử chung là gì?
HS: Nhân tử chung là x + 2.
Bài 75a(SGK/trang33).
Bài 76b(SGK/trang33).
b) (x-2y)(3xy+5y2+x)
= 3x2y+5xy2 - 6xy2 - 
- 10y3- 2xy
= 3x2y- xy2 - 10y3- 2xy
Bài 78a(SGK/trang33).
a) (x+2) (x-2) -(x-3)(x+1)
= x4 - 4 - x2 +2x+3 = 2x-1
Bài 79a,b(SGK/trang33).
Bài 80a,b(SGK/trang33).
a)
6x3-7x2-x+2
2x + 1
6x3+3x2
3x2-5x+2
 -10x2-x+2
 -10x2-5x
 4x+2
 4x+2
 0
Vậy (6x3-7x2-x+2):( 2x + 1) = 3x2-5x+2
c) (x2 - y2 + 6x + 9) :( x + y + 3 )
= (x + y + 3)(x + 3 -y): (x + y + 3) = ( x + 3 - y)
 Bài 81a(SGK/trang33).
Hoạt động 3: Củng cố̀́.
GV nhắc lại các dạng bài tập
Lưu ý:
- Đối với dạng bài tập chia hai đa thức đã sắp xếp thì ta phải cẩn thận khi thực hiện phép trừ.
- Đối với dạng bài tập phân tích đa thức thành nhân tử thì cần xác định đúng phương pháp để phân tích
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Xem lại các bài đã sửa
Làm các bài tập 75b,76a,78b,80b còn lại trong SGK/tr33.
Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_Chuong_I_Phep_nhan_va_phep_chia_cac_da_thuc.doc