Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 - Chủ đề 6 - Trò chơi dân gian

CHỦ ĐỀ 6. TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Mục tiêu:

Sau chủ đề này, HS:

 - Biết được một số trò chơi dân gian và lợi ích của trò chơi dân gian.

- Biết cách chơi và cùng bạn bè chơi các trò chơi dân gian.

- Tích cực tham gia trò chơi, bước đầu biết cách giữ gìn trò chơi dân gian.

Tuần 21

TIẾT 1

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ

Chuẩn bị:

- GV: Tranh/ ành trò chơi dân gian.

- HS: Sách học sinh.

Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề

1. GV ổn định tổ chức bằng 1 bài hát .

2. GV hỏi nhanh: Các em đã tham gia trò chơi dân gian bao giờ chưa? (GV gợi ý: Trong các dịp khai giảng các em đã được tham gia trò chơi dân gian như đổ nước vào chai, nhảy bao bố, đánh trống mù, chuyền chanh,

 GV cho HS xem tranh một số trò chơi dân gian.

3. GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta sẽ biết thêm về một số trò chơi dân gian, biết cách chơi trò chơi đó cùng bạn bè và biết cách duy trì, giữ gìn trò chơi dân gian.

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số trò chơi dân gian.

1. GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 1 (trang 47 – 48, SHS).

 - GV yêu vầu HS quan sát tranh và ghi tên trò chơi.

 - Đánh dấu x vào những trò chơi mà các em đã tham gia

 - Yêu vầu HS chia sẻ, GVNX khen ngợi.

2. Yêu cầu từng HS đọc thầm việc 2 của nhiệm vụ 1 (trang 49, SHS).

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : “Ngoài những trò chơi dân gian được giới thiệu ở trên, em còn biết hay đã từng chơi những trò chơi nào khác?

 - Yêu cầu HS đại diện trả lời.GVNX tuyên dương.

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 990Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 - Chủ đề 6 - Trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6. TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
Mục tiêu: 
Sau chủ đề này, HS:
 - Biết được một số trò chơi dân gian và lợi ích của trò chơi dân gian.
- Biết cách chơi và cùng bạn bè chơi các trò chơi dân gian.
- Tích cực tham gia trò chơi, bước đầu biết cách giữ gìn trò chơi dân gian.
Tuần 21
TIẾT 1
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ
Chuẩn bị: 
- GV: Tranh/ ành trò chơi dân gian.
- HS: Sách học sinh.
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề 	
1. 	GV ổn định tổ chức bằng 1 bài hát .
2. 	GV hỏi nhanh: Các em đã tham gia trò chơi dân gian bao giờ chưa? (GV gợi ý: Trong các dịp khai giảng các em đã được tham gia trò chơi dân gian như đổ nước vào chai, nhảy bao bố, đánh trống mù, chuyền chanh,
 GV cho HS xem tranh một số trò chơi dân gian.
3. 	GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta sẽ biết thêm về một số trò chơi dân gian, biết cách chơi trò chơi đó cùng bạn bè và biết cách duy trì, giữ gìn trò chơi dân gian.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu một số trò chơi dân gian.
1. 	GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 1 (trang 47 – 48, SHS). 
 - GV yêu vầu HS quan sát tranh và ghi tên trò chơi.
 - Đánh dấu x vào những trò chơi mà các em đã tham gia
 - Yêu vầu HS chia sẻ, GVNX khen ngợi.
2. 	Yêu cầu từng HS đọc thầm việc 2 của nhiệm vụ 1 (trang 49, SHS). 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : “Ngoài những trò chơi dân gian được giới thiệu ở trên, em còn biết hay đã từng chơi những trò chơi nào khác?
 - Yêu cầu HS đại diện trả lời.GVNX tuyên dương.
3. 	Em thích nhất trò chơi dân gian nào? Vì sao?
 - GV cho HS đọc bản tham khảo “Trò chơi bịt mắt bắt dê”
 - Chia lớp thành 4 nhóm, cử đại diện thư kí viết bản giới thiệu trò chơi.
 - Yêu cầu HS thảo luận thống nhất viết bản giới thiệu. (Chuẩn bị, cách chơi, luật chơi)
 - Đại diện các nhóm trình bày, GNNX tuyên dương.
Nhiệm vụ 2. Đề xuất những điều cần chú ý khi chơi trò chơi.
	Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm nhiệm vụ 2 của chủ đề (trang 50, SHS).
1. 	Theo em, khi chơi các trò chơi, để đảm bảo an toàn và mọi người cùng vui vẻ, chúng ta nên làm gì?
 - Yêu cầu HS đề ra thêm ít nhất 5 quy định và ghi vào bảng quy định trong SHS (VD: Thực hiện đúng luật chơi đã phổ biến, thân thiện với bạn chơi)
2. 	Yêu cầu HS trao đỗi với bạn cùng bàn và viết thêm 3 quy định khác với các quy định đã đề ra.
 Yêu vầu HS trình bày quy định khi tham gia trò chơi trước lớp.
3. GV yêu cầu HS xử lí tình huống bằng cách khoanh tròn và ý kiến phù hợp.
 - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân, GVNX tuyên dương những ý kiến hay.
Hoạt động 3. Hoạt động tiếp nối 
1. GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. 
– Tìm hiểu lợi ích của trò chơi dân gian.
- Chuẩn bị chơi trò chơi dân gian.
2. Dặn HS về nhà: 
– Hoàn thành các nhiệm vụ đã thống nhất trong tiết hoạt động.
– Đọc hướng dẫn của Nhiệm vụ 3,4 (trang 51,52,53, SHS) và chuẩn bị ghi lại cảm xúc khi tham gia trò chơi.
Tuần 22,23
TIẾT 2, 3
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ 
A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Mèo đuổi chuột”
GV cử một số HS lên phía trên tham gia trò chơi
GV nêu luật chơi: Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau.
HS chơi và cùng hát:
 Mèo đuổi chuột
 Mời bạn ra đây
 Tay nắm chặt tay
 Đứng thành vòng rộng
 Chuột luồn lỗ hổng
 Mèo chạy đằng sau
 Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
 Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
 Trò chơi lại được tiếp
4. GV cho cả lớp chơi cứ thế nhiều nhóm lên chơi
5. 	Trao đổi với cả lớp:
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi? 
+ Em có muốn tham gia nhiều trò chơi dân gian nữa không?
B. KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Hoạt động 2. Tìm hiểu lợi ích của trò chơi dân gian
Theo em, khi chơi các trò chơi dân gian mang đến cho em những lợi ích gì? (Ví dụ: Nhảy dây: Rèn luyện sức khỏe, kĩ năng nhợp tác)
GV yêu cầu HS điền thêm 5 trò chơi dân gian mà em biết và ghi lợi ích vào bảng trong SHS NV3.
Yêu cầu HS chia nêu tên trò chơi và lợi ích trước lớp. GV khen ngợi, tuyên dương.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 điền thêm 5 trò chơi dân gian mà em biết và ghi lợi ích vào bảng trong SHS NV3
Hoạt động 3. Em cùng bạn chơi trò chơi dân gian.
Gv yêu cầu HS tổ chức một trò chơi dân gian cho các bạn cùng tham gia:
Bước 1: Chuẩn bị
- Suy nghĩ và chọn trò chơi em muốn tổ chức.
- Tìm hiểu kĩ về các việc cần chuẩn bị, cách chơi, luật chơi. Em nên học thuộc cách chơi và luật chơi.
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tổ chức trò chơi.
Bước 2: Tổ chức trò chơi:
Để tổ chức trò chơi, em lần lượt thực hiện các việc sau:
- Mời các bạn chơi.
- Phổ biến tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho các bạn chơi thử
- Tổ chức cho các bạn chơi thật
Bước 3: Tổng kết và phỏng vấn sau trò chơi
- Gv hướng dẫn HS tổng kết trò chơi, tuyên bố người thắng cuộc. Động viên bạn/ nhóm chưa thắng cuộc.
- Hướng dẫn HS phỏng vấn các bạn về trò chơi: 
+ Bạn có cảm xúc thế nào khi tham gia trò chơi ?
+ Bạn gặp khó khăn, thuận lợi gì khi chơi ?
+ Theo bạn, trò chơi vừa rồi mang lại lợi ích gì cho chúng ta ?
Yêu cầu HS ghi lại cảm xúc khi tổ chức trò chơi cho các bạn.
Khi tham gia trò chơi do bạn tổ chức em có cảm xúc thế nào ?
Gợi ý: Tớ vừa chơi trò chơi bịt mắt bắt dê. Tớ thấy mình như được tập thể dục. Tớ làm dê phải chạy thật nhah để không bị bắt. Tớ thấy hồi hộp nhưng thích lắm!
C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO
Hoạt động 4: Ứng xử trong cuộc sống
1. 	Đóng vai theo tình huống:
GV tổ chức cho HS trải nghiệm cư xử những tình huống:
+ Em và bạn đang chơi xỉa cá mè, bạn bị thua liên tục, bạn rất buồn. Em sẽ nói gì với bạn ?
+ Tổ 1 và tổ 2 chơi cướp cờ, tổ 1 có 7 người, tổ 2 có 8 người. Kết quả tổ 2 thắng cuộc. Tổ 1 không đồng ý với kết quả vì tổ 1 nhiều người hơn. Nếu em là người tổ chức trò chơi, em sẽ làm gì ?
+ Hoa và Mai chơi ô ăn quan, Hoa thường xuyên thắng cuộc. Thế là Mai khóc bảo: “Bạn chơi ăn gian bỏ một 1 có khi 2 lính. Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì ? 
Tuần 24
TIẾT 4
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 
VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN
Hoạt động 1: Tự đánh giá 
1. 	GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong SHS của chủ đề sau đó bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ. 
2. 	Đối với nhiệm vụ 5, yêu cầu HS suy nghĩ và đánh dấu x vào cột ý kiến phù hợp.
 - Khi chơi trò chơi cùng bạn, em có gặp khó khăn gì không? Yêu cầu HS đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến của mình.
3. 	GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.
Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm
1. GV có thể cho HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau:
Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn cùng nhóm:
- Em thích nhất điều gì khi tham gia gia trò chơi ?
- Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua ?
- Em thấy bạn có thích tham gia trò chơi nda6n gian không ?
GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong.
2. 	GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua.
3. 	GV động viên khuyến khích HS.
Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp
1. 	GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào về bản thân và thái độ vui vẻ, tích cực trong các hoạt động.
2. 	Vẽ bậc thang mức độ
Bậc 1: Em chưa biết tên/ không thích chơi trò chơi dân gian.
Bậc 2: Em còn ngại ngùng/ còn chưa tích cực tham gia trò chơi dân gian.
Bậc 3: Em lúc muốn chơi, lúc không 
Bậc 4: Em cố gắng tham gia cùng các bạn.
Bậc 5: Em cảm thấy yêu và trân trọng tró chơi dân gian.
3. 	Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình
4.	GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị)
Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện
1. 	GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm. 
	– Em sẽ làm gì để bản thân cùng mọi người giữ gìn và trân trọng trò chơi dân gian ?
	+ Tổ chức và với thiệu trò chơi dân gian cho các bạn.
	+ Nêu lợi ích của trò chơi dân gian cho các bạn và mọi người cùng biết.
2. 	Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TRAI NGHIEM SANG TAO LOP 2 CHU DE 6_12208857.doc