Chào cờ Tiết 15: Tuần 15
Toán Tiết 71: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu.
- HS biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số vào củng cố giải bài toán giảm một số đi nhiều lần
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: hát
2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính: 65 : 3 72 : 5
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư), chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số”
- Gọi HS nhắc tựa bài
ất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ - GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Mẫu chữ cái L - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Yết Kiêu - GV nhận xét - HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài. - Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa L và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa L” - GV gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào? - Treo bảng các chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. - L - Học sinh theo dõi, quan sát. - Cho HS tập viết bảng con - HS viết trên bảng con ( 2 lần ) - Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết. 3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Giới thiệu từ ứng dụng - GV giới thiệu: Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều nhà Lê. - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào? - Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào? - Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con 3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng cần biết lựa chọn lời nói , làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng - HS đọc câu từ ứng dụng: Lê Lợi - HS lắng nghe - Gồm 2 chữ: Lê Lợi - Chữ hoa L cao 2 ô li rưỡi, chữ còn lại cao 1 ô li - Bằng khoảng cách viết 1 con chữ o - HS viết bảng con - HS đọc - HS lắng nghe - Cho HS nhận xét câu ứng dụng: - HS quan sát nhận xét: + Những chữ có độ cao 2,5 ô li ? + Chữ nào có độ cao 1 ô li rưỡi? + Các chữ cái: L,h,g,l + Chữ t cao 1,5 li + Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li? + Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? + Những chữ còn lại cao 1 ô li + Bằng khoảng cách viết chữ cái o - GV viết mẫu chữ “Lê” - HS quan sát - Cho HS tập viết -HS viết vào bảng con : Lê - GV theo dõi, sửa sai cho HS * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết. - GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết. - HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV. * Chấm chữa bài: - GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét - HS lắng nghe 4. Củng cố: Nhận xét giờ. - HS lắng nghe 5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS. - Luyện viết bài ở nhà. ` Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 73: Giới thiệu bảng nhân I. Mục tiêu. - Biết cách sử dụng bảng nhân - Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát 2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS lên bảng thực hiện phép chia, lớp làm bảng con: 260 : 2 361 : 3 - GV nhận xét - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con - HS nhận xét 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài - Để giúp các em biết cách sử dụng bảng nhân, củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Giới thiệu bảng nhân” - Gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 3.2.Giới thiệu bảng nhân: - GV cho HS quan sát bảng nhân, yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng. - Gọi HS đọc số trong hàng, cột đầu tiên của hàng - Giới thiệu: đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học. Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân đã học. - Gọi HS đọc hàng thứ 3 trong bảng + Các số vừa đọc là kết quả trong bảng nhân nào đã học? - Yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ tư và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng nhân mấy? - Vậy mỗi hàng trong bảng này ghi lại một bảng nhân. Hàng thứ nhất là bảng nhân 1, hàng thứ hai là bảng nhân 2...hàng cuối cùng là bảng nhân 10. *Hướng dẫn sử dụng bảng nhân: - Hướng dẫn HS quan sát kết quả 3×4 - Tìm số 3 cột đầu tiên, tìm số 4 hàng đầu tiên. Đặt thước dọc theo 2 mũi tên, gặp nhau ở ô số 12. Số 12 là tích của 3 và 4 - yêu cầu HS tìm tích của một cặp số khác 3.3.Thực hành: Bài 1.Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu): - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài, dựa vào bảng nhân làm bài miệng - GV nhận xét - HS quan sát, 11 hàng và 11 cột - 1,2,3,...10 - HS lắng nghe - 2,4,6,8...20 - bảng nhân 2 - bảng nhân 3 - HS lắng nghe - Thực hành tìm tích của 3 và 4 - HS tìm - HS đọc - HS theo dõi, nối tiếp nêu kết quả: - HS nhận xét Bài 2.Số?: - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài: Muốn tìm TS chưa biết ta làm như thế nào? - Cho HS tìm sau đó làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài - GV nhận xét Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán + Đề bài yêu cầu tìm gì? + Đã biết số huy chương vàng và bạc chưa? + Tìm huy chương bạc bằng cách nào? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài - GV nhận xét - HS đọc - HS làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài TS 2 2 2 7 7 7 10 10 9 TS 4 4 4 8 8 8 9 9 10 T 8 8 8 56 56 56 90 90 90 - HS nhận xét - HS đọc - HS nêu: + tất cả huy chương + Đã biết số huy chương vàng, số huy chương bạc gấp 3 lần huy chương vàng. + 8 × 3 = 24 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ: Bài giải Số huy chương bạc là : 8 × 3 = 24 ( huy chương ) Số huy chương đội tuyển đó đã giành được tất cả là: 8 + 24 = 32 (huy chương) Đ/S: 32 huy chương - HS nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS. Tập đọc Tiết 45: Nhà rông ở Tây Nguyên I. Mục tiêu. - Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Hiểu nội dung của bài: đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người dân Tây Nguyên sống trong nhà rông - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và nắm được nghĩa của các từ mới. - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. PHT III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức. Hát - HS hát 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Hũ bạc của người cha - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - GV nhận xét - HS nhận xét 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài: - Trong tiết học hôm nay các em sẽ được biết một kiểu nhà của các dân tộc anh em ở Tây Nguyên – nhà rông. Nhà rông là nhà công cộng của buôn làng. Mỗi buôn làng thường có một ngôi nhà rông để làm nơi thờ cúng, hội họp, vui chơi. Các em hãy đọc bài văn để tìm hiểu đặc điểm nhà rông ở Tây Nguyên và mở rộng hiểu biết văn hóa. - Gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 3.2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng tả, chậm rãi - HS nghe. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. - Cho HS đọc từ khó: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, buôn làng. - HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó + Đọc từng đoạn trước lớp. - Cho HS chia đoạn - Có 4 đoạn: + Đoạn 1: 5 dòng đầu + Đoạn 2: 7 dòng tiếp + Đoạn 3: 3 dòng tiếp + Đoạn 4: còn lại - Cho HS đọc. - GV nhận xét - GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi - HS nối tiếp đọc 4 đoạn trong bài (1lần) - HS nhận xét - HS lắng nghe, luyện đọc Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim,/ gụ,/ sến,/ táu.// Nó phải cao để đàn voi đi qua àm không đụng sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.// - GV đọc – Gọi HS đọc - Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: Rông chiêng, nông cụ. - HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2) - HS đọc + Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài. - HS đọc theo nhóm 2 + Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn - Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt. - HS thi đọc - Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) - HS nhận xét 3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. + Vì sao nhà rông phải chắc và cao? + Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? + Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? + Từ gian thứ 3 dùng để làm gì? + Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông? HS đọc và trả lời các câu hỏi. + Nhà rông phải chắc chắn để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi không đụng sàn. Mái cao để khi múa ngọn giáo không vướng mái. + Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm: một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế. + Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng. + Là nơi tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng. + Nhà rông rất độc đáo/ lạ mắt/ đồ sộ. .... 3.4. Luyện đọc lại: - GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc. + Gọi HS thi đọc bài theo nhóm - Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - HS thi đọc - HS nhận xét 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe 5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. Tự nhiên và xã hội Tiết 29: Các hoạt động thông tin liên lạc I. Mục tiêu. - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống. - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng - dạy học. Hình SGK, bảng nhóm III. Các Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế? - GV nhận xét - HS nêu - HS nhận xét 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - GV: để giúp các em kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình, nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Các hoạt động thông tin liên lạc” - Gọi HS nhắc tựa bài 3.2.Các hoạt động: - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi ý sau: + Bạn đã đến nhà bưu điện chưa? Hãy kể về nhữnh hoạt động diễn ra của bưu điện? + Nêu ích lợi của hoạt đông bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không? - Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp. - GV kết luận: Bưu điện giúp chúng ta chuyển tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nướcng giữa trong nước và nước ngoài . *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, yêu cầu thảo luận theo gợi ý: + Nêu nhiệm vụ và ích lợi của của hoạt động phát thanh, truyền hình ? - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Kết luận: Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở phát tin tức trong và ngoài nước, giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế,.... Liên hệ thực tế. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi " Chuyển thư" - Nêu cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chínhthức * Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống. - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận theo gợi ý. - Lần lượt từng cặp lên trình bày trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. * Mục tiêu: Biết được ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình. - Tiến hành thảo luận, trao đổi theo nhóm. - Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm trả lời đầy đủ nhất. * Mục tiêu: HS biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. - HS theo dõi. - Tham gia chơi. 4. Củng cố: - Nhận xét đánh giá tiết học. - HS lắng nghe 5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS. Thủ công Tiết 15: Cắt, dán chữ V I. Mục tiêu. - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. - Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng - GDTKNL - HS yêu thích sản phẩm của mình, yêu quý lao động II. Đồ dùng dạy học. – GV, HS: kéo, giấy màu, keo III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bước vào tiết 2 cắt,dán chữ, qua bài:“Cắt, dán chữ V” - Gọi HS nhắc tựa bài 3.2.Các hoạt động: - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. - Cho học sinh quan sát mẫu chữ V và nêu nhận xét: + Nét chữ rộng mấy ô? + Hãy so sánh nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V? + Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V sẽ như thế nào? - GV dùng mẫu chữ V chưa dán thao tác cho HS quan sát. * Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. Bước 1: Kẻ chữ V. + Lật mặt trái của tờ giấy TC cắt 1 hình CN dài 5 ô, rộng 3 ô. + Chấm các điểm đánh dấu hình V theo các điểm đó đánh giấu. Bước 2: Cắt chữ V. - Gấp đôi HCN đó kẻ chữ V theo đường dấu giữa, cắt theo đường kẻ nửa chữ V, bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ V. - Sau khi hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ V vào giấy nháp. * Hoạt động 3: thực hành. - Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V. - GV nhận xét và nhắc lại các bước thực hiện theo quy trình. - Theo dõi giúp đỡ các em. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, biểu dương những em làm sản phẩm đẹp. 4. Củng cố: GDTKNL: các sản phẩm mình vừa hoàn thành chúng ta cần phải biết giữ gìn cẩn thận vì đó là những sản phẩm do chính mình tạo ra, có thể sử dụng lại những phần giấy cắt dư ở những tiết trước để dùng cắt chữ V + Giáo viên nhận xét giờ – tuyên dương. - Cả lớp quan sát mẫu chữ V. + Nét chữ rộng 1ô. + Giống nhau. + Trùng khít nhau. - Lớp quan sát GV thao tác mẫu. - Theo dõi GV hướng dẫn. - Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ V theo hướng dẫn của giáo viên vào nháp. - Thực hành cắt trên giấy thủ công theo nhóm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Cả lớp nhận xét, bình nhóm. 5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS. Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 73: Giới thiệu bảng chia I. Mục tiêu: - Biết cách sử dụng bảng chia - Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép chia - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học. - GV: bảng phụ HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: hát - HS hát 2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS dựa vào bảng nhân, tìm tích của các cặp số theo yêu cầu GV - GV nhận xét - 4 HS thực hiện - HS nhận xét 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài - Để giúp các em biết cách sử dụng bảng chia. Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép chia, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay:“Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số” - Gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 3.2.Giới thiệu bảng nhân: - GV cho HS quan sát bảng chia, yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng. - Gọi HS đọc số trong hàng, cột đầu tiên của hàng - Đây là các thương của hai số - Giới thiệu: đây là các số chia trong các bảng chia đã học. Các ô còn lại của bảng chính là số bị chia của phép chia. - Gọi HS đọc hàng thứ 3 trong bảng + Các số vừa đọc là số bị chia trong bảng chia nào đã học? - Yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ tư và tìm xem các số này là số bị chia của các phép chia trong bảng chia mấy? - Vậy mỗi hàng trong bảng này ghi lại một bảng chia. Hàng thứ nhất là bảng chia 1, hàng thứ hai là bảng chia 2...hàng cuối cùng là bảng chia 10. *Hướng dẫn sử dụng bảng nhân: - Hướng dẫn HS quan sát kết quả 12 : 4 - Từ số 4 ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12 - Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3 - Ta có 12 : 4 = 3, tương tự 12 : 3 = 4 - yêu cầu HS tìm thương của một cặp số khác 3.3.Thực hành: Bài 1.Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu): - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài, dựa vào bảng chia làm bài miệng - GV nhận xét - HS quan sát, 11 hàng và 11 cột - 1,2,3,...10 - HS lắng nghe - 2,4,6,8...20 - bảng chia 2 - bảng chia 3 - HS lắng nghe - HS theo dõi - HS tìm - HS đọc - HS theo dõi, nối tiếp nêu kết quả: - HS nhận xét Bài 2.Số?: - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài: Muốn tìm số chia/ số bị chia chưa biết ta làm như thế nào? - Cho HS tìm sau đó làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài - GV nhận xét Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán + Quyển truyện dày bao nhiêu trang? + Đề bài yêu cầu tìm gì? + Muốn biết Minh còn phải đọc bao nhiêu trang ta làm thế nào? + Đã biết số trang Minh đọc chưa? Tìm bằng cách nào? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài - GV nhận xét - HS đọc - HS nêu - HS làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng sửa bài SBC 16 45 24 21 72 72 81 56 54 SC 4 5 4 7 9 9 9 7 6 T 4 9 6 3 8 8 9 8 9 - HS nhận xét - HS đọc - HS nêu: + dày 132 trang + Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa? + số trang ban đầu trừ đi số trang đã đọc + chưa biết, ta lấy 132:4 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ: Bài giải Số trang sách Minh đã đọc là : 132 : 4 = 33 (trang ) Số trang sách Minh còn phải đọc là: 132 – 33 = 99 (trang ) Đ/S: 99 trang - HS nhận xét - HS nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS. Chính tả Tiết 30: (Nghe viết) Nhà rông ở Tây Nguyên .I. Mục tiêu. - Nghe - viết đúng bài Nhà rông ở Tây Nguyên; trình bày sạch sẽ và đúng yêu cầu - Làm đúng BT điền từ phân biệt ưi/ươi - HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót. II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót, đồ xôi,... - Nhận xét, chữa bài. - HS viết bảng con - HS nhận xét bạn 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết đúng bài Nhà rông ở Tây Nguyên; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài. Làm đúng BT điền từ phân biệt ưi/ươi - Gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 3.2. Hướng dẫn nghe - viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - Đọc đoạn chính tả. - Yêu cầu hai học sinh đọc lại. - Nội dung đoạn văn nói gì? + Đoạn văn gồm có mấy câu? + Những chữ nào cần viết hoa? - Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài. - 2HS đọc lại bài. - HS nêu ý kiến. + Bài chính tả có 3 câu + Chữ đầu câu và tên riêng Tây Nguyên. + Những từ nào trong đoạn văn hay viết sai chính tả? - GV cho HS viết từ khó b. Đọc cho HS viết bài - GV theo dõi nhắc nhở HS viết bài - HS nêu: gian đầu, thần làng, lập làng,... - HS viết bảng con từ khó - HS viết bài vào vở - Đọc cho HS soát lỗi. - HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở. c. Chấm chữa bài. - GV chấm 6 bài nhận xét. - HS lắng nghe 3.3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2. Điền vào chỗ trống ưi hay ươi? - Gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS làm vào vở - Mời 3 HS lên bảng sửa bài - GV cùng cả lớp nhận xét Bài 3. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 2 HS sửa bài - GV cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng lớp. - Gọi 2 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh. - Học sinh làm vào vở. - 3HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi - 3HS đọc lại lời giải đúng: Khung cửi, mát rượi, cuỡi ngựa gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. - HS nhận xét - HS đọc - Lớp làm bài vào vở. 2 em thực hiện làm trên bảng. Sâu Sâu bọ, chim sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng Xâu Xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, ... - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS đọc lài bài. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học - HS lắng nghe 5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS. Luyện từ và câu Tiết 15 Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh I. Mục tiêu. - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh - Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức hát - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 em làm lại bài tập 2 - GV nhận xét - 2 HS trả lời miệng - HS nhận xét 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Để giúp các em biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh. Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh” - Gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 3.2. Hướng dẫn làm bài tập: HS nêu yêu cầu và làm các bài tập: Bài 1. Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số nước ta mà em biết? - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc - Yêu cầu các nhóm làm bài vào bảng phụ trình bầy trên bảng. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. - Cho HS viết vào vở tên các dân tộc. - HS làm bài theo nhóm: thảo luận, viết nhanh tên các dân tộc thiểu số ở bảng phụ. - Đại diện mỗi nhóm lên bảng, đọc kết quả. - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cả lớp viết tên các dân tộc vào vở theo lời giải đúng: + Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, + Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba – na. + Khơ - me, Hoc, Xtriêng,... Bài 2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu thực hiện vào vở - Mời 4 em lên bảng điền từ, đọc kết quả. - Giáo viên theo dõi nhận xét. Bài 3. Quan sát từng cặp được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh: - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV hướng dẫn, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - Mời đại diện các nhóm trả lời - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 4. Tìm những từ thích hợp với mỗi chỗ trống: - Gọi HS đọc yê
Tài liệu đính kèm: