Giáo án Tuần 15 - Lớp Bốn

Hoạt động ngoài giờ:Âm nhạc

RÈN LUYỆN KĨ NĂMG HÁT MÚA VỚI CHỦ ĐỀ:

“EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI”

I- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- HS thuộc lời bài hát, hiểu nội dung, ý nghĩa, giai điệu của bài hát : "Cháu thương chú bộ đội".

- HS biết tên bài hát, tên tác giả, nội dung, giai điệu của bài hát "Màu áo chú bộ đội”.

- HS biết cách múa theo giai điịe bài hát.

2. Kỹ năng:

- HS hát rõ lời, đúng giai điệu và thể hiện được tâm trạng vui tươi, khi hát bài "Cháu thương chú bộ đội",động tác múa đúng.

- Phát triển tai nghe âm nhạc và khả năng cảm thụ tác phẩm âm nhạc.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục HS yêu quý, kính trọng, biết ơn các chú bộ đội.

II - CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên và HS:

- Một số dụng cụ âm nhạc: Đàn, đài, phách tre, xắc xô.

- Một số tranh ảnh về các hoạt động của các chú bộ đội.

- Mũ chóp kín, đài, đĩa nhạc múa bài hát “ cháu thương chú bộ đội”, “màu áo chú bộ đội”.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp.

 

docx 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 15 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017
Hoạt động ngoài giờ:Âm nhạc
RÈN LUYỆN KĨ NĂMG HÁT MÚA VỚI CHỦ ĐỀ:
“EM YÊU CHÚ BỘ ĐỘI”
I- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- HS thuộc lời bài hát, hiểu nội dung, ý nghĩa, giai điệu của bài hát : "Cháu thương chú bộ đội".
- HS biết tên bài hát, tên tác giả, nội dung, giai điệu của bài hát "Màu áo chú bộ đội”.
- HS biết cách múa theo giai điịe bài hát.
2. Kỹ năng:
- HS hát rõ lời, đúng giai điệu và thể hiện được tâm trạng vui tươi, khi hát bài "Cháu thương chú bộ đội",động tác múa đúng.
- Phát triển tai nghe âm nhạc và khả năng cảm thụ tác phẩm âm nhạc.
3. Giáo dục thái độ: 
- Giáo dục HS yêu quý, kính trọng, biết ơn các chú bộ đội.
II - CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng cho giáo viên và HS:
- Một số dụng cụ âm nhạc: Đàn, đài, phách tre, xắc xô.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động của các chú bộ đội.
- Mũ chóp kín, đài, đĩa nhạc múa bài hát “ cháu thương chú bộ đội”, “màu áo chú bộ đội”.
2. Địa điểm tổ chức:
- Trong lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Tổ chức lớp
- Cho HS chơi: “Ai giống chú chú bộ đội”
- Trò chuyện với HS :
+ Các con vừa làm động tác của ai ?
+ Các chú thường làm động tác đó khi nào?
+ Các chú có nhiệm vụ gì ?
+ Biết ơn các chú bộ đội chúng ta cần làm gì?
=> Giáo dục các con biết nghe lời, chăm ngoan, học giỏi,...
2. Giảng bài:
a) Hoạt động 1: Dạy hát “ cháu thương chú bộ đội”- Hoàng Văn Yến. 
- Cô dẫn dắt để giới thiệu bài hát “ cháu thương chú bộ đội”.
- Hát cho HS nghe lần 1.
- Đàm thoại, giảng nội dung:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Các chú bộ đội đứng gác ở đâu?
=> Bài hát “ cháu thương chú bộ đội” Nói lên tình cảm của các bạn nhỏ đối với chú bộ đội. Bạn nhỏ rất thương các chú bộ đội đã canh giữ tổ quốc cho cháu được sống hạnh phúc ấm no.
- Cô hát lần 2.
- Giới thiệu tính chất của bài hát: Vui, nhộn, truyền cảm.
 - Hướng dẫn HS cách hát đúng cao độ, trường đô. Dạy HS hát theo cô từ đầu đến hết bài hát. Sửa sai cho HS.
+ Cho cả lớp hát 3-4 lần.
+ Thi đua hát theo tổ.
+ Mời nhóm, cá nhân HS hát.
- Cho HS hát và vận động theo ý thích về bài hát.
- Củng cố, giáo dục.
 b) Hoạt động 2: Nghe hát: “Màu áo chú bộ đội”.
* Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài hát "Màu áo chú bộ đội ” (Nguyễn Văn Tý)
+ Cô hát cho HS nghe, kèm cử chỉ điệu bộ.
+ Giới thiệu tên bài hát, nội dung, tính chất, giai điệu, nhịp điệu của bài hát:
 Bài hát nói đến các chú bộ đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ cho tổ quốc luôn xinh đẹp như màu xanh của chiếc áo các chú đang mặc.
+ Cho HS nghe nhạc bài hát qua đài.
+ Cô hát lần 2, cho HS hưởng ứng cùng cô.
- Củng cố, giáo dục.
- Cho HS quan sát, trò chuyện về chú bộ đội qua tranh ảnh.
- Cô nói về niềm vui của các bạn nhỏ sắp đến ngày 22/12 các bạn cùng đọc bài thơ “ Chú giải phóng quân”.
c) Hoạt động 3: Dạy múa theo giai điệu
-GV cho HS xem video múa mẫu 2-3 lần rồi hướng dẫn HS múa từng động tác.
-GV làm mẫu
3. Củng cố: 
- Cho HS nói lên nội dung bài học.
- Nhận xét, giáo dục.
4. Kết thúc
- Cô cho HS hát bài hát “ cháu thương chú bộ đội”.
-Nhắc hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS chơi
+ Các chú bộ đội
+Khi đi hành quân.
+ Bảo vệ tổ quốc
- Con học ngoan, giỏi,...
- HS lắng nghe cô.
+ Trả lời.
+ ở đảo xa.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS hát cùng cô.
+ Thi đua hát.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
+ Nghe nhạc.
- HS chú ý.
- Quan sát, trò chuyện.
- Đọc thơ.
- HS lắng nghe cô giới thiệu.
-HS chú ý QS và làm theo yêu cầu của GV
-HS múa theo gv
- Nói.
- Lắng nghe.
IV. PhÇn rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y:
__________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2017
Hoạt động ngoài giờ :Thể dục
TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỔI CHUỘT
I – MỤC TIÊU:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp. Thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và tham gia tích cực trò chơi.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật thấp và trò chơi.
III – TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
Nội dung
Lượng vận động
Phương pháp tổ chức
Phần mở đầu:
Nhận lớp:
Khởi động:
Chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiện xung quanh sân tập.
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 tổ lên thực hiện nội dung tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
5 phút
2 phút
3 phút
50 – 60m
1’
2’
€
€€€€€€€
€€€€€€€
€€€€€€€
€€€€€€€
Phần cơ bản:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số:
GV hướng dẫn học sinh luyện tập. Sau đó, cho các em tập theo tổ.
Các em thay nhau làm chỉ huy.
Chú ý: Khâu dóng hàng ngang làm sao cho thẳng, không bị lệch hàng, khoảng cách phù hợp (mỗi em cách nhau 1 cánh tay). Sau mỗi lần thực hiện tập hợp hàng ngang xong, có thể cho giải tán rồi tập trung lại để các em nhớ được vị trí của mình trong hàng và dóng hàng cho thẳng.
Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp:
Trước khi cho học sinh đi, GV cho các em xoay khớp cổ chân một số lần sau đó mới đi. Trong quá trình học sinh thực hiện, GV kiểm tra, uốn nắn động tác cho các em.
Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc. Cách tập theo dòng chảy.
Chú ý: Tránh để các em đi quá gần nhau, gây cản trở cho bạn trong khi thực hiện. (mỗi em cách nhau 2 – 3m)
Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”:
GV giải thích cách chơi và luật chơi:
+ Các em nắm tay nhau thành vòng tròn rộng, mặt quay vào phía trong. GV quy định tay của hai em nắm ở trên cao đó là “lỗ hổng”, hai tay nắm ở dưới thấp là nơi không có “lỗ hổng”. Chọn một em đóng vai “mèo”, một em đóng vai “chuột”, hai em đứng trong vòng tròn và cách nhau 3 – 4m.
+ Khi có lệnh của GV, các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư đồng thời đọc to các câu sau:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây,
Tay nắm chặt tay,
Đứng thành vòng rộng.
Chuột luồn lỗ hổng,
Chạy vội chạy mau.
Mèo đuổi đằng sau,
Trốn đâu cho thoát !”
+ Sau từ “thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo”, còn “mèo” phải nhanh chóng luồn theo các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để đuổi bắt “chuột”. “Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi, “mèo” không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ tay vào người “chuột” và coi như “chuột” bị bắt. Trò chơi đừng lại và các em đổi vai cho nhau hoặc thay bằng đôi khác.
( Nếu sau 2 – 3 phút mà “mèo” vẫn không bắt được “chuột” thì thay bằng đôi khác, tránh chơi quá sức. Các em không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các “lỗ hổng” các em đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.)
Cho các em chơi thử 1 đến 2 lần, sau đó mới chơi chính thức. Trong quá trình chơi GV phải bám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm luật chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của bạn.
Củng cố:
GV hỏi: Hôm nay, lớp chúng ta học được những gì?
Yêu cầu của bài học hôm nay như thế nào?
Phần kết thúc:
Thả lỏng: đứng vỗ tay và hát.
GV nhận xét tiết học.
GV giao bài tập về nhà: ôn đi đều và vượt chướng ngại vật.
26 phút
6 – 7 phút
9 – 10 phút
2 lần
7 – 8 lần
7 – 8 phút
1 – 2 phút
4 phút
Chia nhóm tập luyện.
€€€€€€€
 €
 €€€€€€€
 €
Thực hiện theo đội hình hàng dọc.
‚‚‚ ‚ ‚‚ 
‚‚‚ ‚ ‚‚ 
 €
‚‚‚ ‚ ‚‚ 
‚‚‚ ‚ ‚‚ 
 €€ €€€
€ €
€ €
€ €
€ €
 € €
 € €€€€
Giáo viên
 €€€€€
€ €
€ € €
€ € €
€ €
 € €
 € €€€€
 €
Giáo viên
€
€€€€€€€€
 €€€€€€€€
€€€€€€€€
 €€€€€€€€
IV. PhÇn rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y:
__________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Hoạt động ngoài giờ :Mĩ thuật
VẼ TRANH GỬI CÁC CHÚ BỘ ĐỘI,CHÚ HẢI QUÂN
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1./ Về kiến thức:
 - HS hiểu được nội dung đề tài Bộ đội và cách vẽ tranh đề tài
2./ Về kĩ năng:
 - HS phát triển kĩ năng tìm bố cục, vẽ hình và vẽ màu.
 - HS vẽ được một bức tranh đề tài Bộ đội
3./ Về thái độ:
 - HS thể hiện tình cảm yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ.
 - Tích hợp tư tưởng HCM và liên hệ được hình ảnh đẹp của anh bộ đội cụ Hồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Đồ dùng học tập:
 * Giáo viên:
 - Sưu tầm một số tranh về đề tài Bộ đội.
 - Hình minh hoạ các bước vẽ tranh đề tài Bộ đội.
 - Một số bài vẽ của HS khoá trước.
 * Học sinh:
 - Vở vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
2. Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp thảo luận
 - Phương pháp luyện tập.
3. Kĩ thuật dạy học:
III. CÁC HĐ DẠY VÀ HỌC:
1./ Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra: ĐDHT của học sinh
3. Bài mới:( GV giới thiệu bài )
HĐ của GV và HS
Nội dung cơ bản
 ?
?
?
?
?
?
HĐ1: Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức
1. Tìm và chọn nội dung đề tài
* GV: treo một số tranh, ảnh về đề tài Bộ đội, yêu cầu HS quan sát.
* GV: gợi ý HS tìm hiểu tranh qua hệ thống câu hỏi.
+ Tranh nào có nội dung hay?
+ Tranh nào có cách thể hiện đề tài tốt?
+ Tranh nào có bố cục hài hoà?
+ Hình ảnh đưa vào tranh có phải là hình ảnh tiêu biểu không?
+ Màu sắc trong tranh đề tài Bộ đội thường được sử dụng như thế nào?
+ Em sẽ vẽ nội dung gì về chú bộ đội?
* HS: quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV cần hướng dẫn học sinh nhận xét thật kĩ để các em nhận biết những đặc điểm riêng biệt của chú bộ đội ( của xưa và nay ) : Về quân phục, màu sắc, tư trang.... 
Tích hợp: Những hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ ngày trước với màu xanh của trang phục, chân đi đôi dép cao su, vai đeo súng, trên mũ có gắn sao thật gần gũi, thân quen. Các anh chiến đấu bảo vệ tổ quốc vì một lí tưởng chung, làm theo lời Bác dạy.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
+ Hình ảnh về chú bộ đội: 
- Chân dung chú bộ đội
- Các chú bộ đội đang rèn luyện trên thao trường, đang hành quân, tập bắn
- Múa vui văn nghệ với dân
- Giúp dân gặt lúa, làm nương...
?
?
?
 ?
?
 ?
 ?
2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
* GV: treo hình minh hoạ các bước vẽ tranh đề tài Bộ đội 
+ Để vẽ được một bức tranh đề tài Bộ đội ta phải tiến hành mấy bước? đó là những bước nào?
* HS: quan sát và trả lời câu hỏi.
* GV: hướng dẫn HS cách vẽ tranh đề tài dựa trên hệ thống câu hỏi.
+ Mảng chính thường được đặt ở đâu?
+ Mảng chính to hơn hay nhỏ hơn mảng phụ?
+ Hình ảnh đưa vào tranh phải là những hình ảnh như thế nào?
+ Vẽ hình chính trước hay vẽ hình phụ trước?
+ Tranh đề tài Bộ đội thường sử dụng màu sắc như thế nào?
+ Màu sắc của mảng chính và mảng phụ có gì khác nhau?
* HS: trả lời.
* GV: nhận xét, bổ sung.
* GV: hướng dẫn qua cho HS cách hoàn thành bài bằng cách xé dán giấy màu.
II. Cách vẽ
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài
B2: Tìm bố cục (Phác hình ảnh chính, phụ)
B3: Vẽ chi tiết ( Hoàn thiện hình)
B4: Vẽ màu
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành
- Trong quá trình HS thực hành, GV theo dõi, gợi ý giúp các em làm bài tốt hơn.
- Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng để các em hoàn thành bài vẽ.
- Gợi ý HS về:
+ Cách tìm chủ đề.
+ Cách bố cục.
+ Cách vẽ hình
III. Thực hành
Vẽ một bức tranh đề tài Bộ đội 
Trên khuôn khổ giấy A4 
4.Đánh giá kết quả học tập của HS: (4’)
- GV nhận xét và thu một số bài của hs gợi ý cho các em tự nhận xét về:
	+ Nội dung
	+ Bố cục.
	+ Hình vẽ
- GV nhận xét về ý thức làm bài, khả năng sáng tạo của HS, tinh thần hợp tác....
5 .Hướng dẫn học bài: (1’)
Chuẩn bị và xem trước bài sau:
- Bài vẽ hình trong tiết 1 để tiếp tục hoàn thiện màu
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập chuẩn bị cho vẽ màu kiểm tra 1 tiết.
IV. PhÇn rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y:
__________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2017
Hoạt động ngoài giờ :Kĩ năng sống
TẬP LÀM NGƯỜI LÃNH ĐẠO LỚP HỌC
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
Biết thương lãnh đạo lớp học.
Để lãnh có hiệu quả, chúng ta cần hiểu mong muốn của bản thân và của người khác và thực hiên để ai cũng đựơc thỏa mãn nguyện vọng của mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài. (2 phút)
2. Các hoạt động. (30 phút)
* HĐ1. Ý kiến của em
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu.
- Các nhóm thảo luận .
Phiếu học tập
Nhóm 1
Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến liên quan đến lãnh đạo phù hợp với suy nghĩ của em.
 Người lãnh đạo lớp giúp giải quyết mâu thuẫn xảy ra giữa các bạn trong lớp với nhau.
	Người lãnh đạo lớp là người quản lí lớp tốt khi không có giáo vên chủ nhiệm	
	Lãnh đạo lớp là được quền bắt người khác nghe theo ý kiến của mình.
	Lãnh đạo luôn hòa đồng gương mẫu
	luôn vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp
	Chỉ những người học giỏi mới được làm lãnh đạo lớp
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt ý.
* HĐ2. Thảo luận nhóm
a. GV quan sát tranh, thảo luận theo nhóm bàn, nêu những tính không nên có ở một người lãnh đạo lớp.
- HS nối tiếp nêu ý kiến của mình. GV nhận xét, định hướng cho HS những hành vi, cử chỉ của một người lãnh đạo lớp.
b. Các thành viên trong nhóm thực hành đóng vai người lãnh đạo lớp mình mong muốn.
- Từng cặp lên thực hành, GV và các bạn chỉnh sửa, hướng dẫn.
* HĐ3. Xử lí tình huống
- GV đưa ra 2 tình huống, yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí các tình huống sau.
- HS làm việc theo 3 nhóm
+ Tình huống 1 : Cả lớp hẹn cùng nhau đến thăm nhà bạn Vinh. Nhưng đến giờ hẹn thì Hạnh có việc bận không đi được.Cả lớp trách móc bạn vô tam.Là người lãnh đạo lớp em sẽ làm gì ?
 + Tình huống 2 : Liên và Ngọc cùng tranh nhau quyển truyện. Là lãnh đạo lớp em sẽ làm gì ?
- Tuyên dương và bình chọn nhóm xử lí tình huống tốt nhất.
* HĐ4. Trò chơi xây nhà. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Các nhóm thực hiện trò chơi « xây nhà » theo các bước :
+ Thảo luận và quyết định về mẫu căn nhà.
+ Thương lượng và quyết định dự trù kinh phí nguyên liệu xây nhà.
+ Thương lượng bán đò dùng và mua nguyên liệu.
+ Thực hiện xây nhà.
+ Đội thắng cuộc là đội xây nhà đẹp nhất, vững chắc nhất, phù hợp với dự trù ban đầu và thực hiện trong thời gian ngắn nhất.
- gV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV và học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
IV. PhÇn rót kinh nghiÖm tiÕt d¹y:
__________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 15 Lop 4_12219821.docx