Giáo án Tuần 16 - Khối 4

TOÁN

LUYỆN TẬP (TR84)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS rèn kĩ năng:

 - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

 - Giải toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

GV : Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học

HĐ2(35'): Hướng dẫn HS luyện tập

Bài 1(dòng1,2): Củng cố k/n chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số

 - HS đọc yêu cầu

 - HS hoạt động cá nhân, hai lượt HS lên bảng làm bài ( mỗi lượt 3 HS lên bảng).

 - HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 1 số HS nêu lại cách thực hiện

Bài 2: Củng cố k/n giải toán có lời văn

 -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.

 - HS thảo luận tìm cách giải, GV nhận xét, HS nhắc lại cách giải.

 -HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài.

 -HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.

HĐ3(3')Tổng kết, dặn dò

 Nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.

 

doc 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 16 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện.
 - HS: Chuẩn bị trước câu chuyện của mình để kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS kể câu chuyện các em đã đựoc đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc về những con vật gần gũi.
 - GV nhận xét.
HĐ2(2') Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
HĐ3(5')HD HS phân tích đề
 - Gọi 1 HS đọc đề bài trong SGK.
 - GV treo bảng phụ viết sẵn đề bài, gạch dưói những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.
HĐ4(5')Gợi ý kể chuyện
 - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý, đọc cả mẫu.
 - GV nhắc HS chú ý:
 + SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truỵên. Em có thể kể theo một trong ba hưóng đó.
 + Khi kể nên dùng từ xưng hô - Tôi ( kể cho bạn ngồi bên nghe, cho cả lớp nghe)
 - Một số HS tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình.
 - Khen những HS chuẩn bị dàn ý cho bài kể từ trước khi đến lớp.
HĐ5(20')HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
a) HS kể theo cặp
 - Từng cặp HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) HS KC trước lớp
 - Một vài HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp.
 - Mỗi HS kể xong, có thể nói về ý nghĩa câu chuyện.
 + Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay và bạn kể hay nhất.
HĐ6(3')Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân và chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
+ Qsát và làm TN để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Hình trang 64, 65 SGK
 HS: Chuẩn bị theo nhóm: 8 đến 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau, chỉ hoặc chun để buộc bóng; bơm tiêm ( 3 nhóm )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(1'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(10'): Phát hiện màu, mùi, vị của không khí.
 - MT: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi:
 + Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ?
 + Dùng mũi ngửi, dùng lưới nếm, em nhận thất không khí có mùi gì ? Có vị gì ?
 + Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay một mùi gì khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ ?
 HS lần lượt trả lời miệng các câu hỏi và nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt câu trả lời đúng và kết luận như SGK.
HĐ3(11'): Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí
 MT: Phát hiện không khí không co hình dạng nhất định.
 Cách tiến hành: Bước 1: Chơi thổi bóng
 - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về số bóng mỗi nhóm đã chuẩn bị.
 - GV phổ biến luật chơi: Các nhóm cùng có số bóng như nhau, cùng bắt dầu thổi vào một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng và không bị vỡ là thắng cuộc.
 - HS đem bóng ra để so sánh tìm nhóm thắng cuộc.
Bước 2: TL: GV yêu cầu đại diện nhóm mô tả hình dạng quả bóng vừa được thổi.
 - GV lần lượt đưa r a các câu hỏi:
 + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy ?
 + Qua đó rút ra không khí có hình dạng như thé nào ?
 + Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không cố hình dạng nhất định.
 - HS trả lời, gV nhận xét két luận như SGK.
 HĐ4(11'):Tìm hiểu về tính chất bị nén và giãn ra của không khí
 Mục tiêu: - Biết không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra,
 - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
 Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
 GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc nhóm mục Quan sát trang 65 SGK.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
 HS quan sát hình vẽ và mô tả lại hiện tượng xảy ra ở hình 2 b, 2 c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí qua thí nghiẹm này.
 Bước3: Làm việc cả lớp. GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
 - Tiếp theo yêu cầu HS trả lời tiếp các câu hỏi trong SGK. -GV nxét, KL như SGK.
 HĐ5(3'):Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn HS dò HS chuẩn bị bài sau. 
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2017
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2') Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2(5'): Trường hợp chia hết
 - GV nêu phép chia: 	1944: 162 = ?
 - GV hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính
 - HS làm vào giấy nháp, 1 HS lên bảng thực hiện phép chia.
 -GV lưu ý HS cách chia: mỗi lần chia cần ước lượng tìm thương chẳng hạn 194 : 162 = ? có thể ước lượng: 1 : 1 = 1 ; ....
HĐ3(5'): Trường hợp chia có dư
 GV tiến hành tương tự như trường hợp trên.
HĐ4(25'): Luyện tập
Bài 1a : Rèn luyện k/n chia cho số có 3 chữ số
 -1HS đọc yêu cầu bài tập.
 -HS hoạt động cá nhân, 4 HS lên bảng thực hiện trên bảng. GV theo dõi HD những HS yếu thực hiện. Cả lớp chú ý nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2a : Rèn luyện k/n tính giá trị biểu thức
 -1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm vào vở, 2 HS lên chữa bài. HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng và nhận xét bài làm của HS.
GV hỏi HS nêu thứ tự thực hiện biểu thức .
GV nhận xét, 1 số em nhắc lại.
HĐ5(3'): Củng cố dặn dò
 -Nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài và chuẩn bị tiết sau.
TẬP ĐỌC
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. MỤC TIÊU: Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài(Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đàu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời được các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : tranh minh hoạ bài đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5')KTBC: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau bài Kéo co, trả lời câu hỏi SGK. 
 - GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2(2') Giới thiệu bài: HS quan sát tranh, GV giới thiệu bài, ghi bảng 
HĐ3(10')Luyện đọc
 - GV chia đoạn ( Phần giới thiệu và 3 đoạn )
 - GV hướng dẫn khái quát cách đọc.
 - 4 HS đọc tiếp nhau nhau ( 3 lượt ) từng đoạn.
 + HS đọc lượt 1: GV theo dõi những từ nào nhiều HS đọc sai thì ghi bảng rồi hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng khó đọc đó: Chú ý các tên riêng nước ngoài,..
 + HS đọc tiếp các lượt tiếp theo.
 - GV kết hợp giúp HS hiểu một số từ được chú giải sau bài. HS TB đọc to mục chú giải
 - HS luyện đọc theo nhóm ( nhóm 2 )
 + Gọi 1 số nhóm đọc. HS - GV nhận xét.
 - Một HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu.
HĐ4(12')-Tìm hiểu bài 
 - HS đọc đoạn giới thiệu truỵên và trả lời các câu hỏi sau:
 + Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
 - Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
 + Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ?
 + Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
 + Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú ?
 + Truyện nói lên điều gì ? ( HS nêu, GV nhận xét chốt nội dung như mục tiêu )
HĐ5(8') Luyện đọc nâng cao
 - GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm toàn bài:
 + Đọc với giọng bất ngờ, hấp dẫn. Lời người dẫn truyện phần đầu đọc chậm rãi, phần sau đọc nhanh hơn, bất ngờ, li kì. Lời Bu-r-ti-nô: thét, doạ nạt. Lời lão Ba-ra-ba: Lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm. Lời cáo A-li-xa: chậm rãi, ranh mãnh.
 + Nhấn giọng những từ ngữ: im thin thít, tống, sợ tái xanh, cầm cập, ấp úng, mười đồng tiền vàng, ...
 + Chú ý đọc đúng diễn cảm đoạn văn: Cáo lẽ phải ngả mũ chào rồi nói: ... nhanhnhư mũi tên. GV dán băng giấy viết sẵn đoạn văn này lên bảng, yêu cầu 1 HS đọc theo sự hướng dẫn của GV.
 - Yêu cầu tự HS đọc toàn bài trong thời gian 5 phút sau đó gọi HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn trên.
 + Đối với HS hoàn thành tốt : luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm.
 + Đối với HS TB luyện đọc để đọc tốt hơn. GV nhận xét .
HĐ6(3')Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài, liên hệ thực tế. 
-Nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
 - Nêu được mốt số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 GV: Tranh ảnh về Hà Nội, bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
 HS : Sưu tầm tranh ảnh về Hà Nội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
 1- Hà Nội - thành phố lớn của trung tâm đồng bằng Bắc Bộ
 HĐ2(12'): Làm việc cả lớp
 - GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc.
 - Yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam treo trên tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
 + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội.
 + Trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
 + Cho biết, từ tỉnh Thanh Hoá có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
 2 - Thành phố cổ đang càng ngày phát triển
 HĐ3(12'): Làm việc theo nhóm
 GV chia lớp thành 3 nhóm.
 Bước 1: HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi trong SGK.
 Bước 2: HS các nhóm dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào SGK và tranh ảnh, thảo luận theo các câu hỏi sau:
 + Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi khác nào? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
 + Khu phố cổ có đặc điểm gì ?
 - HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên, nhận xét., chốt câu trả lời đúng.
 - GV mô tả thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội, ...
 -HS trình bày kết quả quan sát tranh ảnh.
 3 - Hà Nội trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế của cả nước.
 HĐ4(11'): Làm việc theo nhóm
 GV chia nhóm: 3 nhóm
 Bước 1: -HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận các câu hỏi sau:
 + Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: 
	Trung tâm chính trị.
	Trung tâm văn hoá
	Trung tâm văn hoá, khoa học
 - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng, ... ở Hà Nội.
 Bước 2: -HS các nhóm trao đổi kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
HĐ5(3'): Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò. 
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( TIẾP )
I. MỤC TIÊU: - Sử dụng được một số dụng cụ,vật liệucắt, khâu thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Không bắt buộc HS nam thêu
- Với HS khéo tay: vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù với HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1- GV: Tranh quy trình của các bài đã học trong chương, mẫu thêu, mẫu khâu đã học.
III - NỘI DUNG BÀI TỰ CHỌN
	Tiết 1: Ôn các bài đã học trong chương.
	Tiết 2: HS cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn và đánh giá sản phẩm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 (Tiết 1: Ôn các bài đã học ở chương1)
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(25'): HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
 - GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm để vận dụng các kĩ thuật cắt khâu, thêu đã học.
 - HS thực hành, GV quan sát nhắc nhở và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ3(5'): Đánh giá.
 - GV đánh giá HS theo 2 mức : HT và CHT.
HĐ4(3'): Tổng kết,dặn dò
 -Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT
Bài 13
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 -Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng, sạch đẹp bài thực hành luyện viết: bài 13 
- Học sinh luyện viết đúng mẫu chữ đứng nét thanh nét đậm và luyện viết thêm mẫu chữ nghiêng .
- Giáo dục học sinh ý thức viết cẩn thận, sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hs : Vở thực hành luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (1 phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
-YC 1 HS đọc bài viết.Cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét .
HĐ 2 : (22 phút) HD HS luyện viết :
a-Trao đổi về nội dung bài viết.
- GV nêu câu hỏi- HS trả lời 
- Tổ chức nhận xét
b-Luyện viết chữ hoa :
- GV cho HS tìm và nêu các chữ cần viết hoa.
- HS viết bảng con. Tổ chức nhận xét.
c-Thực hành luyện viết :
- HS luyện viết theo mẫu chữ đứng
- GV theo dõi, uốn nắn nhở học sinh
- GV chấm bài, nhận xét.
(Nếu còn thời gian cho học sinh luyện viết mẫu chữ nghiêng)
HĐ 5: (2 phút) Củng cố dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết mẫu chữ nghiêng
MĨ THUẬT
 NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN ( tiết 2/4) 
I.Mục tiêu:
Hiểu và nêu được một số đặc điểm về ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
Sáng tạo được sản phẩm mĩ thuật bằng cách vẽ, nặn, tạo hình từ vật liệu tìm được và sắp đặt theo nội dung chủ đề: “Ngày tết, lễ hội và mùa xuân”.
Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhón mình, nhóm bạn.
II.Chuẩn Bị:
Giáo Viên:
SGK Mĩ Thuật 4
Tranh ảnh, sản phẩm về chủ đề ngày tết, lể hội và mùa xuân.
Học Sinh:
SGK MĨ Thuật 4
Đất nặn, giấy A4, chì,
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu:
-GV yều cầu học sinh quan sát hình 6.1 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì? Đó là những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu? Khi nào?
+ Không khí , cảnh vật, màu sắc trong hình ảnh thế nào?
+ Em hãy kể tên một số lể hội mà em biết.
+ Em hãy kể tên một số hoạt động khác trong dịp tết cổ truyền của dân tộc ngoài những hoạt động em thấy trong hình.
-Em yêu thích hoạt động nào trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
-GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và tóm tắt.
-GV yều cầu HS quan sát hình 6.2 SGK để tìm hiểu các hình thức về chất liệu sản phẩm về chủ đề “ ngày tết, lể hội và mùa xuân” với các câu hỏi.
+ Em thích sản phẩm tạo hình nào nhất? Đó là hoạt động gì của lễ hội ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình anh phụ trong mỗi sản phẩm?
+ Hình ảnh phụ có phù hợp với hình ảnh chính không?
+ Sản phẩm em thích được tạo từ chất liệu gì? Các hình ảnh được sắp xếp như thế nào?
-GV yều cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-GV nhận xét và tóm tắt lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện.
-GV hướng dẫn HS tìm cách thể hiện chủ đề: Nội dung hoạt động, nhân vật, bối cảnh, các hình ảnh khác.
-GV yêu cầu quan sát hình 6.3 SGK để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm ( vẽ, xé dán,) với chủ đề ngày tết, lễ hội và mùa xuân).
-GV hướng dẫn
...........**..
Hoạt động 3: Thực hành:
3.1: Hoạt động cá nhân:
-Yêu cầu học sinh vẽ, xé dán hoặc nặn tạo hình từ vật tìm được theo nội dung đã chọn.
-GV đưa ra một số câu hỏi gợi mở
+ Em chọn nội dung nào?
+ Nêu hình ảnh chính, phụ của nội dung mà em thể hiện.
+Em định chọn vật liệu gì để thể hiện?
...........**..
3.2: Hoạt động nhóm:
-GV yêu cầu các nhóm:
+ Thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung đề tài.
+ Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh
+ Chỉnh sửa và sắp xếp dáng người phù hợp với nội dung đề tài.
+ Thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm.
...........**..
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
-GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm
-Vận dụng sáng tạo:
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
Các nhóm trình bày và nhận xét.
Lắng nghe.
Quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
Các nhóm trình bày và nhận xét.
Chú ý
Quan sát
Chú ý quan sát
...........**..
Cá nhân thực hành
Trả lời câu hỏi
...........**..
Nhóm thực hành
...........**..
Cả nhóm trình bày
Chia sẻ sản phẩm
Chú ý lắng nghe
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP(TR.87)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS : 
 - Biết chia cho số có ba chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2(35'): Luyện tập
Bài1a: Củng cố k/n chia cho số có 3 chữ số
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 YC HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 3 HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2 : Củng cố k/n giải toán có lời văn 
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn lại cách làm.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1HS làm bài vào bảng phụ.
 -HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
HĐ3(3')Củng cố, dặn dò:
 Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Dựa vào bài đọc “Kéo co”, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diến biến và hoạt động nổi bật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 GV: Tranh minh hoạ một số trò chơi, lề hội trong SGK, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(25'): HD HS luyện tập
 a) Bài tập 1 :Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT, 1 HS đọc bài văn Kéo co.
 + Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
 + Một vài HS thi thuật lại các trò chơi.
 + HS - GV nhận xét.
 b) Bài tập 2 : Xác định yêu cầu của đề bài
 - HD đọc yêu cầu của để bài, quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
 - GV nhắc HS: 
 + Đề bài yêu cầu các em giới thiệu 1 trò chơi hoặc 1 lễ hội ở vùng quê em,...
 + Mở bài giới thiệu, cần nói rõ: quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị em muốn giới thiệu.
 - HS tiếp nối nhau phát biểu - giới thiệu quê mình, trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu.
 HĐ3(10'): Thực hành giới thiệu
 - Từng cặp thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình.
 - HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài tập làm văn sau. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU: - HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn(BT1 mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả trình bày ý kiến(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV : Bảng phụ
 - GV: Giấy khổ to chép sẵn BT 1BT2, BT3 phần nhận xét, Tr 116 , BT1, BT 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 2, 3 - SGK, tiết LT&C: MRVT đồ chơi - trò chơi (mỗi em 1 bài )- GV nhận xét bài làm của HS.
HĐ2(2') Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
HĐ3(12')-Phần nhận xét
 * Bài tập 1: 
 - GV treo bảng phụ, 1HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào VBT và phát biểu ý kiến, 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
 * Bài tập 2: 
 - GV treo bảng phụ, 1HS đọc to yêu cầu của BT.
 - HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài tập. 
 - HS cả lớp nhạn xét, Gv chữa bài và chốt câu tr ả lời đúng.
 * Bài tập 3: 
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 -HS thảo luận nhóm hai về nội dung câu hỏi và trả lời. GV và HS cả lớp nhận xét
HĐ4(5')Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
HĐ5(13')-Luyện tập
a-Bài 1 : Nhận biết được câu kể trong đoạn văn 
- GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
 - HS đọc yêu cầu bài tập, HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
 - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Luyện k/n đặt một vài câu kể để kể, tả trình bày ý kiế.
 - GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc to nội dung và yêu cầu của BT
 - HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở, 4 HS lên bảng lớp làm, HS nhận xét và tiếp nối nhau đọc câu của mình. GV nhận xét chốt câu trả lời đúng.
 - GV nhận xét, đánh giá.
HĐ6(3')Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: Khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi ngoài ra con có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1-GV: -Hình vẽ trang 66, 67 SGK.
 2-HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng để làm bếp kê lọ như hình vẽ, nước vôi trong.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(1): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(15'): Xác định thành phần chính của không khí
 Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô xy duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy.
 Cách tiến hành: Thống nhất với SGV Khoa học trang 125 -126
 Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
 Bước 3: Trình bày kết quả thí nghiệm
 -GV gọi đai diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 -HS cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét.
 Kết luận: SGK
HĐ3(20'): Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí
 Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
 Cách tiến hành: Thống nhất với SGV Khoa học trang 126 - 127 
 Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
 - GV chia nhóm và hướng dẫn các thực hiện,
 Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm
 - Các nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát hướng dẫn.
 Bước 3: Trình bày
 - Các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm nhận xét.
 Bước 4: Thảo luận cả lớp. Kết luận: SGK
HĐ4(3'): - Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2017
ĐẠO ĐỨC
YÊU LAO ĐỘNG( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng:
 - Nêu được ích lợi của, biết được ý nghĩa của lao động.
 - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Không đồng tình với những biểu hiện chây lười lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK Đạo đức 4, một số đồ dùng dành cho trò chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(10'): Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a
 - GV đọc lần thứ nhất, gọi một HS đọc lại lần thứ hai.
 - Yêu cầu HS trong lớp thảo luận theo nhóm 2 câu hỏi trong SGK.
 - Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
 - GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, .. đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn.
 - HS đọc và tìm hiểu ý nghĩ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 16.doc